ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC
Khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2004 quy định: “Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. Quy định trên cho thấy về
nguyên tắc thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi được xác định theo chương XXXV BLTTDS. Tuy nhiên trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác quy định của
pháp luật Việt Nam thì thẩm quyền của Toà án Việt Nam sẽ được quy định theo điều ước quốc tế đó. Hiện nay các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có
quy định về thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi mới chỉ giới hạn ở các hiệp định tương trợ tư pháp (sau đây gọi tắt là: HĐTTTP) giữa Việt Nam và các nước.
Để giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử, trong các HĐTTTP mà Việt Nam
ký kết giữa các nước đều quy định các căn cứ xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi. Do đã có các quy định cụ thể về vấn đề này nên tác giả chỉ giới thiệu cơ bản các căn cứ để xác định thẩm quyền của tịa án trong các HĐTTTP. Trong mỗi HĐTTTP có phương thức quy định căn cứ xác định thẩm quyền của tịa án khác nhau.
Nhóm thứ nhất (các HĐTTTP Việt Nam – Trung Hoa, Việt Nam – Ucraina), quy định các căn cứ áp dụng chung cho tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi.
Nhóm thứ hai (các HĐTTTP Việt Nam – Cu Ba, Việt Nam – Ba Lan, Việt Nam – Liên Bang Nga…) xác định thẩm quyền của tòa án các bên ký kết đối với
từng loại việc cụ thể.
Tuy nhiên, trong hầu hết các HĐTTTP mà Việt Nam ký kết với các nước các căn cứ thường được áp dụng để xác định thẩm quyền gồm:
Một là, căn cứ quốc tịch của một hoặc các bên đương sự được sử dụng khá
phổ biến trong hầu hết các HĐTTTP và trong hầu hết các vấn đề dân sự thuộc các lĩnh vực cụ thể. Theo căn cứ quốc tịch của một hoặc các bên đương sự, đương sự mang quốc tịch nước nào thì tịa án nước đó có thẩm quyền giải quyết. Trong các HĐTTTP, căn cứ này thường được áp dụng để xác định thẩm quyền của tòa án quốc
18
gia đối với các tranh chấp liên quan đến việc hạn chế và tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự1; hay các tranh chấp liên quan đến vấn đề nuôi con ni, Tịa án Việt Nam có thẩm quyền nếu người con ni có quốc tịch Việt Nam hoặc người con ni có quốc tịch nước ngồi nhưng cư trú ở Việt Nam với người nhận nuôi2.
Hai là, căn cứ nơi cư trú của bị đơn được áp dụng trong nhiều trường hợp đặc biệt là HĐTTTP giữa Việt Nam và Trung Hoa:
“1. Để thực hiện Hiệp định này, Toà án của một trong hai Bên ký kết ra quyết định sẽ được coi là có thẩm quyền đối với vụ việc, nếu:
1) Bị đơn có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết đó tại thời điểm bắt đầu tiến hành trình tự tố tụng;
2) Bị đơn có cơ quan đại diện trên lãnh thổ của Bên ký kết đó tại thời điểm bắt đầu trình tự tố tụng;
3) Bị đơn đã chấp nhận một cách rõ ràng bằng văn bản về thẩm quyền của Toà án của bên ký kết đó;
4) Bị đơn tham gia tranh tụng mà khơng có ý kiến về thẩm quyền của Tồ án…”3.
Theo căn cứ này, bị đơn cư trú ở nước nào thì tịa án nước đó có thẩm quyền giải
quyết.
Ba là, căn cứ nơi ký kết hợp đồng đã hoặc sẽ thực hiện hợp đồng đối với các
vụ việc về pháp luật lao động, theo căn cứ này trường hợp tranh chấp về lao động mà hợp đồng đã được ký kết trên lãnh thổ của Việt Nam hoặc đã hay sẽ được thực hiện ở Việt Nam hoặc đối tượng tranh chấp hiện có trên lãnh thổ Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.
Bốn là, căn cứ nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại đối với trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường
ngồi hợp đồng, Tịa án Việt Nam có thẩm quyền khi hành vi gây thiệt hại hoặc hậu quả của hành vi này xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Năm là, căn cứ nơi có tài sản của bị đơn hoặc nơi có tài sản tranh chấp. Một
số HĐTTTP giữa Việt Nam ký kết với các nước quy định nếu tài sản của bị đơn có
ở quốc gia nào thì ngun đơn có quyền u cầu tịa án quốc gia đó thụ lý giải
quyết, cho dù tài sản đó khơng phải là đối tượng của tranh chấp, ví dụ Điều 37
HĐTTTP giữa Việt Nam và Liên Bang Nga quy định: “các vấn đề qui định tại
khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án của bên ký kết nơi xảy ra
1 Điều 20 HĐTTTP giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, Điều 20 HĐTTTP giữa Việt Nam và Cu Ba, Điều 18, 19 HĐTTTP giữa Việt Nam với Lào…
2 Điều 31 HĐTTTP giữa Việt Nam với Lào, Điều 29 HĐTTTP giữa Việt Nam với Ucraina. 3 Điều 18 HĐTTTP giữa Việt Nam – Trung Hoa.
19
hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, hoặc nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở. Tịa án của nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu trên lãnh thổ của nước này có tài sản của bị đơn”.
Sáu là, trong hầu hết các HĐTTTP mà Việt Nam ký kết với các nước, việc
xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi căn cứ nơi có tài sản tranh chấp được áp dụng triệt để đối với các tranh chấp liên quan đến bất động sản. Theo đó, bất động sản có trên lãnh thổ nước nào thì tịa án nước đó có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ khoản 2 Điều 43 HĐTTTP giữa Việt
Nam và Liên Bang Nga quy định: “việc giải quyết các vấn đề thừa kế bất động sản
thuộc thẩm quyền của bên ký kết nơi có bất động sản”. Hay trong HĐTTTP giữa
Việt Nam và Trung Hoa cũng quy định tại khoản 1 Điều 18: “Toà án của một trong
hai Bên ký kết ra quyết định sẽ được coi là có thẩm quyền đối với vụ việc, nếu: Bất
động sản là đối tượng của vụ tranh chấp nằm trên lãnh thổ của Bên ký kết đó”.
Sở dĩ có quy định như trên đối với bất động sản vì: bất động sản khơng thể di chuyển được, khi có tranh chấp mọi giấy tờ pháp lý liên quan đến bất động sản đều nằm ở nước có bất động sản, nên tịa án tại nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết mới xác nhận được thưc tế, không tốn kém, việc giải quyết dễ dàng hơn. Hơn nữa bất động sản gắn liền với chủ quyền nên áp dụng pháp luật nơi có bất động sản là hợp lý.
Bảy là, căn cứ sự thỏa thuận của các bên: tòa án của một nước có thẩm
quyền giải quyết vụ việc nếu các bên đương sự thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại tịa án nước đó, mặc dù có thể khơng có mối liên hệ nào giữa vụ việc tranh chấp với nước này. Ví dụ Điều 36 HĐTTTP giữa Việt Nam – Liên Bang Nga quy
định: “các bên giao kết hợp đồng có thể thoả thuận với nhau nhằm thay đổi thẩm
quyền giải quyết các vấn đề trên”.
Đồng thời các HĐTTTP cũng đã kết hợp hai hay nhiều căn cứ trên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngồi như: đối với các vụ việc liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền nếu hai vợ chồng có nơi thường trú ở Việt Nam hoặc nơi thường trú chung cuối cùng ở Việt Nam. Ngoài ra nếu hai vợ chồng đều là công dân của Việt Nam hoặc hai vợ chồng
không cùng quốc tịch và không cùng cư trú với nhau thì Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết1. Hoặc đối với các vụ việc liên quan tới quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con, Tịa án Việt Nam có thẩm quyền nếu đứa trẻ là công dân Việt Nam,
1 Điều 25 HĐTTTP giữa Việt Nam – Cu Ba, Điều 26 HĐTTTP giữa Việt Nam – Lào, Điều 32
20
hoặc đứa trẻ cư trú ở Việt Nam. Một số hiệp định khác như HĐTTTP giữa Việt
Nam với Séc, Mơng Cổ cịn quy đinh Tịa án Việt Nam có thẩm quyền nếu nguyên
đơn cư trú ở Việt Nam. Hiệp định với Hungary còn quy định Tòa án Việt Nam có
thẩm quyền nếu bị đơn cư trú ở Việt Nam1.
Hiện nay nước ta chưa gia nhập nhiều điều ước quốc tế đa phương để quy định về thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.
Nước ta chủ yếu ký kết với một số nước các HĐTTTP để điều chỉnh về vấn đề này như: Cu Ba, Trung Hoa, Liên Bang Nga, Ba Lan… Điều này gây khó khăn trong việc xác định thẩm quyền của TAND đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi mà có ít nhất một bên đương sự là cá nhân, pháp nhân của nước chưa có HĐTTTP với Việt Nam. Lúc này quốc gia sẽ áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết vấn đề thẩm quyền, mà pháp luật quốc gia thường quy định nhiều căn cứ khác nhau để xác định thẩm quyền của TAND đối với các vụ việc dân sự nhằm mục đích mở rộng hơn thẩm quyền của tịa án quốc gia mình. Chính vì vậy mà việc xác định thẩm quyền của tịa án quốc gia sẽ khó khăn, phức tạp hơn.
2.2. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI NHỮNG VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.2.1. Nguyên tắc xác định
Khoản 1 Điều 410 BLTTDS quy định “thẩm quyền của tòa án Việt Nam giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác theo quy định của chương III của bộ luật này trừ trường hợp chương này có qui định khác”. Quy định trên
không rõ ràng gây nhiều cách hiểu.
Cách hiểu thứ nhất: đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi mà thẩm
quyền của Tịa án Việt Nam khơng được quy định tại chương XXXV thì tịa án sẽ áp dụng quy định tại chương III để xác định.
Cách hiểu thứ hai: nếu chương XXXV và điều ước quốc tế khơng có quy định về thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi thì
tịa án sẽ khơng có thẩm quyền giải quyết.
Theo tác giả thì quan điểm thứ hai là hợp lý hơn, bởi vì chương III quy định về tính chất vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của tịa án – đó là những vụ việc dân sự khơng có yếu tố nước ngồi. Trong khi đó chương XXXV quy định những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi mà tịa án có thẩm quyền. Như vậy dựa vào quy
định tại chương III không thể xác định được tòa án của quốc gia nào có thẩm quyền
1 Điều 27 HĐTTTP giưã Việt Nam – Séc, Điều 29 HĐTTTP giữa Việt Nam – Mông Cổ, Điều 41
21
giải quyết. Chỉ sau khi đã xác định được thẩm quyền của quốc gia nào rồi mới căn cứ vào chương III để xác định được tịa án cụ thể nào có thẩm quyền.