Khái niệm, ý nghĩa

Một phần của tài liệu Thẩm quyền tòa án nhân đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 31 - 32)

2.2.3. Thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoà

2.2.3.1. Khái niệm, ý nghĩa

Khái niệm

Thẩm quyền theo cấp tòa án xác định cấp tòa án được tiến hành thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm, là giới hạn do pháp luật quy định để tòa án các cấp thực hiện chức năng giải quyết các vụ việc dân sự.

Thẩm quyền theo cấp tịa án có thể được phân chia theo các tiêu chí như: giá trị tranh chấp, tính chất vụ việc, hoặc dựa trên bản chất tài sản.

Ví dụ: theo pháp luật tố tụng của Nhật Bản xác định thẩm quyền của tòa án theo cấp dựa vào giá trị tranh chấp. Tòa án địa phận là tòa án thấp nhất trong hệ thống tịa án. Tịa án địa phận có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án dân sự có giá ngạch khơng q 900.000 n. Hay ở Mỹ, Tòa án Liên Bang thụ lý giải quyết những vụ việc có giá trị từ 75.000 đơ la trở lên. Hoặc theo quy định BLTTDS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xác định thẩm quyền của tòa án theo cấp dựa vào tính chất của vụ việc. TAND cơ sở có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền theo vụ việc trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của các cấp tòa

23

án khác. TAND trung cấp có thẩm quyền xét xử những vụ án quan trọng liên quan

đến người nước ngồi. Tịa án cấp cao có thẩm quyền xét xử những vụ án dân sự có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình1.

Ở nước ta thẩm quyền của TAND theo cấp được phân định theo tính chất vụ

việc, vì vậy xác định thẩm quyền theo cấp đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là xác định TAND cấp huyện hay TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những vụ việc này theo thủ tục sơ thẩm.

Ý nghĩa

Thứ nhất: thẩm quyền theo cấp tòa án là cơ sở pháp lý xác định nhiệm vụ,

quyền hạn của tòa án mỗi cấp trong việc thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ việc dân sự. Căn cứ quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử, mỗi cấp tịa án chỉ có quyền hạn giải quyết một số vụ việc dân sự nhất định. Mức độ thẩm quyền của mỗi cấp tòa án tùy thuộc vào khả năng giải quyết của cấp Tòa án và được quy

định trong pháp luật tố tụng. Quy định này nhằm xác định quyền hạn của từng cấp,

tránh tình trạng mâu thuẩn trong việc giải quyết các vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm.

Thứ hai: thẩm quyền theo cấp tòa án tạo ra sự chủ động và nâng cao vai trò

của các cấp tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Mỗi cấp tịa án có phạm vi xét xử sơ thẩm nhất định. Cơ sở để cơ quan ban hành pháp luật quy định thẩm

quyền cho từng cấp tòa án là dựa vào năng lực và hiệu quả áp dụng pháp luật của từng cấp tòa án. Sự phù hợp giữa quy định của pháp luật và năng lực của tòa án là

điều kiện quan trong thúc đẩy hoạt động thực thi pháp luật ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền tòa án nhân đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)