Thẩm quyền theo vụ việc

Một phần của tài liệu Thẩm quyền tòa án nhân đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 30 - 31)

2.2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa

Khái niệm

Thẩm quyền theo vụ việc là giới hạn khả năng do pháp luật quy định để

TAND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự. Thẩm quyền theo vụ việc xác định phạm vi những vụ việc mà Tòa án có trách nhiệm phải thụ lý, giải quyết, thực hiện chức năng chủ yếu của Tòa án là xét xử các tranh chấp xảy ra trong đời sống xã hội theo quy định của Luật tố tụng dân sự1.

Ý nghĩa

Thứ nhất: thẩm quyền theo vụ việc là cơ sở pháp lý để phân định thẩm quyền

của tòa án và các cơ quan nhà nước khác trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. TAND với tư cách là cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự chỉ có quyền giải quyết những vụ việc dân sự được quy định trong BLTTDS. Điều đó có nghĩa là không phải tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi phát sinh thì Tịa án đều thụ lý giải quyết, ví dụ tranh chấp đất đai theo Điều 136 Luật đất đai thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai gồm TAND và Uỷ ban nhân dân các cấp.

Như vậy không phải lúc nào Tịa cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai mà chỉ khi việc tranh chấp đã được hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã,

phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự khơng đồng ý việc giải quyết

đó và yêu cầu Tòa án giải quyết; người khởi kiện phải có giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1, 2 Điều 50

của Luật đất đai 2003. Việc tịa án giải quyết những vụ việc khơng thuộc thẩm

quyền của mình là hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ hai: thẩm quyền theo vụ việc là cơ sở pháp lý xác định quyền hạn giữa

các tòa án chuyên trách trong cùng một cấp xét xử với nhau trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Ví dụ ở TAND cấp tỉnh nước ta được chia thành các Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tịa hành chính, Tịa hình sự, nên tranh chấp về hợp

đồng dân sự có yếu tố nước ngồi nếu trong trường hợp tịa án Việt Nam có thẩm

quyền thì sẽ thuộc thẩm quyền của Tịa Dân sự TAND cấp tỉnh thụ lý và giải quyết. Tuy nhiên, nếu như vụ việc trên là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước

ngồi thì sẽ do Tịa kinh tế TAND cấp tỉnh thụ lý chứ khơng phải là Tịa dân sự.

22

Chính vì vậy, khi “vụ việc dân sự đã được thụ lý mà khơng thuộc thẩm quyền giải

quyết của Tồ án đã thụ lý thì Tồ án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tồ án có thẩm quyền và xố sổ thụ lý”1.

Thứ ba: thẩm quyền theo vụ việc là cơ sở pháp lý để các đương sự, người

yêu cầu thực hiện quyền yêu cầu được tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng con đường tư pháp. Trên cơ sở thẩm quyền theo vụ việc công dân, cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn hình thức bảo vệ quyền lợi phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình.

2.2.2.2. Những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân dân nhân dân

Nội dung thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ viêc dân sự có yếu tố nước ngồi chính là các tranh chấp dân sự tại Điều 25 BLTTDS, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình tại Điều 27 BLTTDS, những tranh chấp về kinh doanh, thương

mại tại Điều 29 BLTTDS, những tranh chấp về lao động tại Điều 31 BLTTDS;

những yêu cầu về dân sự tại Điều 26 BLTTDS, những u cầu về hơn nhân và gia đình tại Điều 28 BLTTDS, những yêu cầu về kinh doanh, thương mại tại Điều 30

BLTTDS, những yêu cầu về lao động tại Điều 32 BLTTDS, và những vụ việc đó phải có yếu tố nước ngồi.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền tòa án nhân đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)