Thực trạng áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam (Trang 45 - 57)

2008 với tiêu đề: “Ủy ban “ôm” việc của Tòa án?”.

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân

sử dụng đất của Tòa án nhân dân

2.2.1. Sơ lược tình hình thụ lý giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân

Luật Đất đai năm 2003 mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất cho TAND. Tất cả các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì do TAND giải quyết.

Các loại giấy tờ được dùng làm căn cứ để phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất cho TAND rất rộng, không chỉ bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà còn bao gồm nhiều loại giấy tờ khác như: Giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15-10-1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong q trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15-10- 1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15- 10-1993; Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; Giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; và một số giấy tờ khác.

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực pháp luật, do thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TAND được mở rộng nên số lượng vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất mà TAND thụ lý nhìn chung có xu hướng tăng. Số liệu thống kê các vụ án dân sự về quyền sử dụng đất mà cấp sơ thẩm của tồn ngành tịa án giải quyết từ năm 2003 đến năm 2006 như sau: Năm 2003: 5.228 vụ án (chiếm khoảng 6,1% tổng số án dân sự được giải quyết). Năm 2004: 5.936 vụ án (chiếm 5,2% tổng số án dân sự được giải quyết). Năm 2005: 6.471 vụ án (chiếm khoảng 7,5% tổng số án dân sự được giải quyết). Năm 2006: 7.109 vụ án (chiếm 8,4% tổng số án dân sự được giải quyết).

Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác của ngành TAND thành phố Đà Nẵng, trong 5 năm từ năm 2003 đến năm 2007, TAND thành phố Đà Nẵng và TAND cấp

quận, huyện đã thụ lý và giải quyết các loại vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất như sau: Năm 2003: thụ lý giải quyết 250 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất (chiếm tỷ lệ 29,4% tổng số vụ án dân sự). Năm 2004: thụ lý giải quyết 295 vụ (chiếm tỷ lệ 29,7% tổng số vụ án dân sự). Năm 2005: thụ lý giải quyết 353 vụ (chiếm tỷ lệ 30,6% tổng số vụ án dân sự). Năm 2006: thụ lý giải quyết 432 vụ ( chiếm tỷ lệ 31,3% tổng số vụ án dân sự). Năm 2007: thụ lý giải quyết 527 vụ (chiếm tỷ lệ 33,3% tổng số vụ án dân sự).

Trong năm 2005, TAND trên tồn tỉnh Bình Dương đã thụ lý 1.847 vụ án dân sự. Trong đó, số vụ án liên quan đến quyền sử dụng đất là 1.174 vụ, chiếm tỷ lệ khoảng 63% tranh chấp dân sự.

Báo cáo tổng kết ngành TAND thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 cho thấy án dân sự toàn ngành thụ lý là 14.701 vụ, giải quyết 10.724 vụ. So với cùng kỳ thụ lý tăng 2.165 vụ, giải quyết tăng 1.803 vụ. Trong 11 tháng (từ 1-10-2006 đến 31-8- 2007), các TAND tại TP.HCM đã thụ lý 37.698 vụ án các loại, giải quyết 26.802 vụ. So với cùng kỳ thụ lý tăng 5.508 vụ, giải quyết tăng 1.969 vụ. Cấp thành phố thụ lý 7.289 vụ, giải quyết 5.681 vụ, đạt 77,94%. Cấp quận huyện (tính đến ngày 31-7-2007) đã thụ lý 30.409 vụ, giải quyết 21.121 vụ, đạt 69,46%. Điểm đặc biệt là các tranh chấp về dân sự chủ yếu là tranh chấp về nhà đất.

Trong năm 2007, TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Long An phải giải quyết 1.747 vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, chiếm tỷ lệ 28,4% tổng số vụ án dân sự phải giải quyết. Năm 2008, số vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất do tòa án cấp huyện tại tỉnh Long An phải giải quyết là 1.732 vụ. Con số này giảm so với năm 2007 (giảm 15 vụ). Tuy nhiên, so với tổng số vụ án dân sự phải giải quyết trong năm thì tỷ lệ số vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất năm 2008 lại chiếm tới 31,3% (tăng 2,9% so với năm 2007).

2.2.2. Những vấn đề phát sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân

2.2.2.1 Thực trạng thụ lý giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất sai thẩm quyền của Tòa án nhân dân

Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của TAND cho thấy tình trạng TAND “lấn sân” UBND không phổ biến bằng trường hợp UBND “đá lộn sân” TAND. Hiện tượng này khơng khó lý giải. Khi giải quyết một vụ án dân sự, tòa án địi hỏi đương sự phải xuất trình các tài liệu chứng cứ nhằm chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đương sự trong vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất thường phải làm rõ những vấn đề có ý nghĩa quan trọng cho việc giải quyết vụ án, trong đó có việc chứng minh về nguồn gốc đất tranh chấp, quá trình sử

dụng đất, các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, việc đăng ký kê khai đối với diện tích đất tranh chấp… Trên cơ sở tài liệu chứng cứ do các bên đương sự cung cấp hoặc do tòa án thu thập, Hội đồng xét xử sẽ thẩm định, xem xét tính thuyết phục của chứng cứ để phân định thắng thua và giải quyết tranh chấp giữa các bên. Vì vậy, việc TAND thụ lý giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất không đúng thẩm quyền là tình trạng ít thấy.

Trên thực tế, nhiều TAND vẫn thụ lý giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất sai thẩm quyền, đặc biệt trong các vụ án tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Hiện tại, có hai quan điểm khác nhau trong việc xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi quyền sử dụng đất tranh chấp là di sản thừa kế. Quan điểm thứ nhất cho rằng TAND có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp về di sản thừa kế, kể cả khi di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Quan điểm thứ hai cho rằng không phải mọi tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất đều giao hết cho TAND, mà cần căn cứ vào Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn đang có hiệu lực vào thời điểm giải quyết tranh chấp để phân định thẩm quyền cho UBND hay TAND.

Dưới đây là một vài ví dụ thể hiện hai quan điểm trên:

Vụ thứ nhất29: Tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tọa lạc tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội giữa nguyên đơn là các bà Triệu Thị Lai, Triệu Thị Đạo, Triệu Thị Đường (vợ ông Triệu Văn Phệ) với bị đơn là ông Triệu Văn Ly. Nội dung vụ án như sau:

Cụ Triệu Văn Loan và cụ Triệu Thị Nghê sinh được bốn người con là ông Ly, ông Phệ (chết năm 1967, có vợ là bà Triệu Thị Đường và bốn con), bà Lai, bà Đạo. Cụ Loan chết năm 1976, cụ Nghê chết năm 1986 và khơng có di chúc. Di sản các cụ để lại gồm: thửa đất số 275 diện tích 498m2, trên đó có nhà năm gian cùng các cơng trình phụ; thửa ao mang số 219 diện tích 776m2 ở tổ 10 phường Mai Động, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Năm 1976, ông Ly dỡ nhà cũ, xây nhà mái bằng, san lấp thửa ao và quản lý sử dụng tồn bộ diện tích nhà đất.

Khởi kiện yêu cầu chia thừa kế, các nguyên đơn khai rằng khi các cụ còn sống đã đồng ý cho ông Ly thửa đất số 275, cịn thửa ao thì cho các con cịn lại, nhưng ơng Ly khơng chịu giao đất cho họ. Ơng Ly khai ơng là con trưởng nên ông được hưởng nhà đất để thờ cúng cha mẹ. Thửa đất ao cha mẹ đã làm giấy cho ông từ năm 1976 nên không thể đem chia thừa kế.

29

TAND tối cao (2000), Báo cáo số 40BC/VP ngày 11-3-2000 về tổng kết công tác ngành tòa án năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ cơng tác tịa án năm 2000, tr.47-48.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 41 ngày 25-12-1995, TAND quận Hai Bà Trưng đã chấp nhận yêu cầu chia di sản của các nguyên đơn. Bà Lai, bà Đạo và các thừa kế của ơng Phệ được hưởng tồn bộ thửa đất ao số 219 và một phần diện tích đất vườn thuộc thửa số 275. Ông Ly được hưởng khu đất có bể nước, cơng trình vệ sinh, vườn và tồn bộ nhà bếp. Ơng Ly được các ngun đơn thanh tốn tiền cơng san lấp ao nhưng phải thanh toán lại cho các nguyên đơn phần giá trị vượt quá kỷ phần thừa kế.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 177 ngày 12-7-1996, TAND thành phố Hà Nội sửa bản án sơ thẩm, ghi nhận sự tự nguyện của các nguyên đơn không yêu cầu ơng Ly thanh tốn chênh lệch tài sản cũng như cơng sức chăm sóc cha mẹ. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm được giữ nguyên.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 65 ngày 4-3-1999, Tòa dân sự TAND tối cao đã hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án, chuyển hồ sơ cho UBND quận Hai Bà Trưng giải quyết theo thẩm quyền. Lý do: Trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự chỉ yêu cầu được xin chia đất vườn và đất ao. Đất vườn, đất ao này chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1993 nên theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/TTLT ngày 28-7-1997 của TAND tối cao, VKSND tối cao và Tổng cục Địa chính thì vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.

Vụ thứ hai30: Tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tọa lạc tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang giữa nguyên đơn là ông Chu Bá Phương và bị đơn là ơng Chu Bá Trân. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là: Chu Thị Liên, Chu Thị Bé, Trần Thị Sơn (vợ ông Trân). Nội dung vụ án như sau:

Vợ chồng ông Chu Bá Thành, Dương Thị Ca sinh được bốn người con là ông Phương, ông Trân, bà Liên, bà Bé. Tài sản của hai cụ gồm: một nhà ba gian tường xây gạch, lợp rạ, một gian nhà ngang hai gian bếp trên diện tích đất khoảng 330m2, một số cây xoan ngâm cùng một số vật dụng gia đình khác. Cụ Thành chết năm 1984, cụ Ca chết năm 1987. Các cụ không để lại di chúc. Vợ chồng ông bà Trân - Sơn quản lý và sử dụng khối di sản này. Năm 1989, vợ chồng ông bà Trân - Sơn dỡ nhà cũ và xây lại nhà mới nhưng ông Phương, bà Liên, bà Bé không đồng ý nên phát sinh tranh chấp.

Ngày 11-11-1989, UBND xã Quảng Minh ra quyết định (không số) giao quyền sử dụng thửa đất số 517 diện tích 333m2 là đất di sản thừa kế cho ông Trân tiếp tục quản lý, sử dụng. Ông Phương, bà Liên, bà Bé khởi kiện tại TAND huyện Việt Yên để yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Thành, cụ Ca.

30

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 12 ngày 9-5-1998, TAND huyện Việt Yên xác định thửa đất số 517 diện tích 333m2 là di sản thừa kế của cụ Thành, cụ Ca và xử hủy quyết định không số ngày 11-11-1989 của UBND xã Quảng Minh, giao cho vợ chồng ông bà Trân - Sơn được quyền quản lý sử dụng diện tích đất nêu trên nhưng phải thanh tốn kỷ phần thừa kế cho ơng Phương, bà Liên, bà Bé. Ông Trân kháng cáo.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 61 ngày 29-7-1998, TAND tỉnh Bắc Giang bác yêu cầu chia di sản thừa kế của ơng Phương. Ơng Phương khiếu nại. VKSND tỉnh Bắc Giang có Cơng văn số 1900 ngày 8-10-1998 đề nghị VKSND tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bắc Giang.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 60 ngày 3-3-1999, Tòa dân sự TAND tối cao hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án, chuyển hồ sơ cho UBND huyện Việt Yên giải quyết theo thẩm quyền. Lý do: Đất đang tranh chấp tuy là di sản thừa kế nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1993. Các đương sự chỉ u cầu chia diện tích đất vì nhà di sản ông Trân đã dỡ để xây dựng lại nhà mới. Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/TTLT ngày 28-7-1997 của TAND tối cao, VKSND tối cao và Tổng cục Địa chính, tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ơng Phương và ông Trân không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.

Vụ thứ ba: Vụ án tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất giữa nguyên

đơn là ông Quách Miêng và bị đơn là ơng Qch Trí, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Quách Lệ Chu, cùng trú tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Nội dung vụ án như sau:

Vợ chồng cụ Quách Minh và cụ Lý Thị Hiền có 7 con chung gồm các ơng bà: Qch Tín, Quách Lệ Vân, Quách Liêm, Quách Lệ Nhơn, Qch Hồng (đã chết, khơng vợ con), Qch Trí, Qch Miêng. Cịn bà Quách Lệ Chu là con nuôi. Sinh thời, cụ Minh và cụ Hiền tạo lập được nhiều nhà đất tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Năm 1973, cụ Minh chết không để lại di chúc. Năm 1974, cụ Hiền lập tờ “Tổng kết tài sản, cũng là chúc ngôn tổng quát”, và “Tờ cho đứt đất thổ cư và phố trệt”. Trong các văn bản này, cụ Hiền thể hiện ý chí để lại căn nhà số 2 (nay mang số 2A) Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Thanh Tân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang làm di sản thờ cúng. Năm 1978, cụ Hiền lập giấy hiến cho nhà nước 27 căn nhà và hai thửa đất, trong đó có nhà đất mà cụ Minh và cụ Hiền đã phân chia cho các con và các con cũng không phản đối. Năm 1980, cụ Hiền chết.

Tài sản của cụ Minh và cụ Hiền còn lại gồm căn nhà 2A Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang trên diện tích đất 483,53m2 và thửa đất thổ

mộ 1.985m2 (ngang thất Cao Đài) tại đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Ơng Trí trực tiếp quản lý toàn bộ di sản của cụ Minh và cụ Hiền. Ơng Trí đã kê khai, nộp thuế đối với đất thổ mộ. Năm 1990, UBND thị xã Rạch Giá (nay là thành phố Rạch Giá) xác nhận cho vợ chồng ơng Trí là chủ sở hữu đối với thửa đất thổ mộ ngang thất Cao Đài tại “Giấy xác nhận hoa màu” do ơng Trí lập.

Ơng Miêng khởi kiện yêu cầu chia căn nhà 2A Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và thửa đất thổ mộ có diện tích 1.985m2 nêu trên. Ơng Trí khơng đồng ý chia thừa kế. Bà Chu (người con nuôi) không yêu cầu chia thừa kế.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 12/DSST ngày 25-7-1995, TAND tỉnh Kiên Giang chấp nhận yêu cầu được chia căn nhà số 2A của ông Miêng, giao UBND thị xã Rạch Giá giải quyết theo thẩm quyền việc tranh chấp khu đất vòng mộ tại số 18 khu phố 3, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang giữa ông Miêng và

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam (Trang 45 - 57)