Những vướng mắc về thẩm quyền liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam (Trang 59 - 63)

2008 với tiêu đề: “Bình Chánh: Tám năm đeo đuổi một vụ kiện”.

2.3. Những vướng mắc về thẩm quyền liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh

dụng đất trong thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân

Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại nhiều địa phương cho thấy việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất còn vấp phải một số vướng mắc liên quan đến các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất. Vướng mắc này xuất phát chủ yếu từ việc phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất cho cả hệ thống cơ quan hành chính và hệ thống TAND.

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 là cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thuộc về TAND hay UBND. Tuy nhiên, kể cả khi đương sự đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc xác định thẩm quyền này trong nhiều trường hợp vẫn gặp nhiều khó khăn.

Vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Phạm Thị Lụa và ông Nguyễn Tuấn Đạt, cùng ngụ tại ấp Bùi Chu, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (vụ thứ năm, tiểu mục 2.1.2.2) là một trường hợp vướng mắc khi xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 957/QĐ- CT-UBT và xác định đây là “giải quyết khiếu nại cuối cùng”, bà Lụa đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai lại ban hành Quyết định số 3214/QĐ-UBND, có giá trị thay thế Quyết định số 957/QĐ-CT-UBND do mình đã ký ngày 1-4-2004.

Có hai luồng quan điểm khác nhau trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở trường hợp này.

- Quan điểm thứ nhất: Quan điểm này cho rằng UBND tỉnh Đồng Nai đã “ôm” việc của TAND khi ban hành Quyết định số 3214/QĐ-UBND ngày 3-10-2007. Bởi lẽ vào ngày 1-12-2005, bà Lụa đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 578030 đối với 3.000m2 đất tranh chấp. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bà Lụa được cấp là kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trước đó giữa bà Lụa và ơng Đạt, thể hiện bằng Quyết định số 1719/QĐ-CT-UBH ngày 18-9-2003 của Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất (nay là huyện Trảng Bom) và Quyết định số 957/QĐ-CT-UBT ngày 1-4-2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Theo khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003, tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì do TAND giải quyết. Như vậy, một khi quyền sử dụng đất tranh chấp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp chỉ thuộc về TAND.

- Quan điểm thứ hai: Quan điểm này cho rằng UBND tỉnh Đồng Nai đã giải quyết đúng thẩm quyền khi ban hành Quyết định số 3214/QĐ-UBND ngày 3-10- 2007. Bởi lẽ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 578030 mà bà Lụa được cấp vào ngày 1-12-2005 khơng phải có sẵn từ ban đầu, mà là kết quả có được từ q trình giải quyết tranh chấp giữa các bên. Nếu có cơ sở xác định việc giải quyết tranh

chấp giữa các bên khơng phù hợp pháp luật thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bà Lụa được cấp là kết quả của một quá trình giải quyết tranh chấp sai. Vì thế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này là không hợp pháp và không thể sử dụng để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.

Vướng mắc trong trường hợp này: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quyết định giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất cuối cùng và có hiệu lực pháp luật có phải là cơ sở để xác định thẩm quyền cho quá trình giải quyết tranh chấp tiếp theo không?

Một số vụ việc dưới đây cũng đặt ra vấn đề vướng mắc trong cách xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vụ thứ nhất: Tranh chấp giữa bà Ong Thị Kiều và ông Lưu Phước Toàn đối

với quyền sử dụng 36,3m2 đất tọa lạc tại khu phố 2, phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Nội dung vụ việc như sau:

Năm 1959, ông Lưu Vinh Hiển (là ông nội của ông Lưu Phước Tồn) cho ơng Qch Miêng Phong 36,3m2 đất ở khu phố 2, phường Vĩnh Bảo, thị xã Rạch Giá (nay là thành phố Rạch Giá), tỉnh Kiên Giang để cất nhà ở. Năm 1968, ơng Phong hốn đổi 36,3m2 đất trên cho bà Thái Anh (mẹ của bà Ong Thị Kiều). Khi bà Thái Anh chết, bà Kiều tiếp tục sử dụng nhà đất.

Năm 1995, bà Kiều đăng ký kê khai diện tích 36,3m2 đất này nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2002, ơng Tồn hợp thức hóa quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, đồng thời kê khai luôn 36,3m2 đất của bà Kiều. Ơng Tồn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 5301051356 với diện tích 129,43m2, bao gồm cả 36,3m2 đất của bà Kiều. Bà Kiều phát sinh tranh chấp đối với 36,3m2 đất.

Ngày 16-1-2003, TAND thị xã Rạch Giá vào sổ thụ lý vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các bên. Ngày 20-1-2003, UBND thị xã Rạch Giá có Cơng văn số 08/CV-UB đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang thu hồi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của ơng Tồn để cấp lại cho đúng hiện trạng thực tế, khấu trừ phần diện tích đất của bà Kiều.

Ngày 11-2-2003, TAND thị xã Rạch Giá ban hành Quyết định số 02/QĐ- TĐC về việc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án với lý do: “Cần đợi kết quả giải quyết của UBND tỉnh Kiên Giang theo công văn đề nghị số 08/CV-UB ngày 20-1- 2003 của UBND thị xã Rạch Giá. Khi nào có kết quả giải quyết của UBND tỉnh Kiên Giang, tòa án sẽ tiếp tục đưa vụ kiện ra xét xử”.

Ngày 18-7-2003, Sở Địa chính tỉnh Kiên Giang có Tờ trình số 381/TT-SĐC gửi UBND tỉnh Kiên Giang, nội dung khẳng định: “Do thiếu kiểm tra của cơ quan chuyên môn thị xã Rạch Giá, nên Sở Địa chính làm tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho ơng Tồn là khơng đúng. Vậy Sở Địa chính đề nghị UBND tỉnh ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của ơng Tồn”.

Ngày 23-9-2003, TAND thành phố Rạch Giá có Cơng văn số 19/CV-TA đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang có văn bản cho biết việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho ơng Tồn là đúng hay sai.

Ngày 30-7-2004, UBND tỉnh Kiên Giang ra Quyết định số 1986/QĐ-CT thu hồi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của ơng Tồn.

Ngày 5-4-2006, Chủ tịch UBND thành phố Rạch Giá ra Quyết định số 516/QĐ-CT giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của bà Kiều và công nhận quyền sử dụng 36,3m2 đất cho bà Kiều, không thừa nhận tranh chấp của ơng Tồn.

Ngày 14-2-2007, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định số 309/QĐ- UBND công nhận Quyết định số 516/QĐ-CT ngày 5-4-2006 của UBND thành phố Rạch Giá, tiếp tục công nhận 36,3m2 đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của bà Kiều.

Nhận xét: Trong trường hợp này, diện tích đất tranh chấp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vào thời điểm bà Kiều nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp 36,3m2 đất thì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của ơng Tồn vẫn có giá trị vì chưa bị hủy. TAND thị xã Rạch Giá (nay là TAND thành phố Rạch Giá) thụ lý vụ án là đúng thẩm quyền. Sau khi vào sổ thụ lý vụ án, TAND thành phố Rạch Giá ra quyết định tạm đình chỉ vụ án để chờ kết quả xác minh của UBND thị xã Rạch Giá và UBND tỉnh Kiên Giang.

Trong thời gian vụ án đang được tạm đình chỉ, phía UBND các cấp nhận thấy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ơng Tồn là sai và chủ động thu hồi giấy chứng nhận đã cấp. Tháng 4-2006 và tháng 2-2007, Chủ tịch UBND thành phố Rạch Giá và Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quyết định giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Kiều và ơng Tồn.

Vướng mắc trong trường hợp này: Diện tích đất tranh chấp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết phải thuộc về TAND. Việc UBND thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi hồ sơ tranh chấp đã được TAND thụ lý giải quyết có phải là hành vi can thiệp vào quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của TAND hay không? Liệu UBND có vi phạm thẩm quyền khi thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết luôn tranh chấp

mà TAND đã vào sổ thụ lý? Giữa UBND và TAND nên có sự phối hợp với nhau như thế nào trong trường hợp này?

Vụ thứ hai33: Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Trần Thị Kim Che và bà Mai Thị Lan đối với thửa đất tọa lạc tại ấp 3, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung vụ việc như sau:

Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 160/QSDĐ (không rõ ngày tháng cấp), bà Trần Thị Kim Che được UBND huyện Bình Chánh cơng nhận quyền sử dụng 7.780m2 đất tọa lạc tại ấp 3, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Cuối năm 2003, bà Lan gửi đơn khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Che, đồng thời sử dụng phần đất nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bà Che được cấp. Vì vậy, bà Che đã nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự về việc tranh chấp quyền sử dụng đất với bà Lan tại TAND huyện Bình Chánh.

Ngày 14-9-2004, TAND huyện Bình Chánh ký Quyết định số 40/TĐC tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự về việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Che và bà Lan với lý do: “Xét thấy vụ việc cần đợi kết quả giải quyết của UBND huyện Bình Chánh”.

Ngày 16-3-2005, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh ký Quyết định số 942/QĐ-UB về việc giải quyết đơn của bà Lan khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Che. Điều 1 quyết định này nêu rõ: “Nay thu hồi và điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 160/QSDĐ (không ghi ngày) đã cấp cho bà Trần Thị Kim Che… Lý do: cấp sai đối tượng sử dụng đất”.

Bà Che khiếu nại quyết định này. Ngày 20-6-2005, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh ký Quyết định số 2886/QĐ-UB bác đơn khiếu nại của bà Che. Bà Che nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính tại TAND huyện Bình Chánh.

Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 12/HCST ngày 29-12-2005, TAND huyện Bình Chánh tuyên hủy Quyết định số 942/QĐ-UB ngày 16-3-2005 và Quyết định số 2886/QĐ-UB ngày 20-6-2005 của Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh.

Tại Bản án hành chính phúc thẩm số 32/2006/HC-PT ngày 14-8-2006, TAND thành phố Hồ Chí Minh sửa một phần bản án sơ thẩm. Cụ thể, cấp phúc thẩm tuyên như sau: “Hủy Điều 1 Quyết định số 942/QĐ-UB ngày 16-3-2005 của UBND huyện Bình Chánh. Để UBND huyện Bình Chánh giải quyết lại đối với diện tích đất tại thửa 1415… cho phù hợp với quy định của pháp luật”.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam (Trang 59 - 63)