Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tƣơng đối

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật WTO và pháp luật việt nam về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ qua vụ kiện dầu thực vật (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 30)

6. Bố cục của luận văn

1.2.Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tƣơng đối

1.3.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới

Cho đến nay, trong khn khổ WTO, vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào đưa ra định nghĩa chính thức về sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm hiểu nó thơng qua thực tiễn giải quyết tranh chấp của DSB.

Xem xét tổng quan các báo cáo của Ban hội thẩm cũng như Cơ quan phúc thẩm qua nhiều vụ kiện có liên quan, tác giả nhận thấy: cách hiểu về sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối là gần như đồng nhất. Do vậy, trong phần này, để đưa ra được khái niệm về sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối, chúng ta chỉ cần tìm hiểu một vụ kiện cụ thể, đơn cử vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép

nhập khẩu (Argentina – Footwear Safeguards, WT/DS121).

Trong vụ kiện này, Argentina sử dụng hai bảng số liệu làm cơ sở lý luận cho sự gia tăng hàng nhập khẩu của mình.

Thứ nhất là bảng số liệu về tổng sản phẩm giày dép nhập khẩu vào Argentina từ năm 1991 đến năm 1996:

Bảng 1. Sản phẩm giày dép nhập khẩu vào Argentina từ 1991 đến 199619 Số lượng

(triệu đôi)

Trị giá (triệu đô la)

1991 8,86 44,41 1992 16,63 110,87 1993 21,78 128,76 1994 19,84 141,48 1995 15,07 114,22 1996 13,47 116,61

Trước Ban hội thẩm, Argentina tiến hành so sánh tổng số lượng giày dép nhập khẩu năm 1991 (8,86 triệu đôi) với tổng số lượng giày dép nhập khẩu năm 1995 (15,07 triệu đôi), cũng như so sánh tổng giá trị giày dép nhập khẩu năm 1991 (44,41

19

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

tỷ đô la) với tổng giá trị giày dép nhập khẩu năm 1995 (114,22 tỷ đơ la). Trên cơ sở đó, Argentina kết luận đã có sự gia tăng tuyệt đối sản phẩm nhập khẩu.20

Cộng đồng Châu Âu (EC) phản đối Argentina sử dụng phương pháp so sánh “các điểm kết thúc” (“end-point-to-end-point”) để kết luận về sự gia tăng. Tuy nhiên, EC vẫn thừa nhận và sử dụng bảng số liệu trên để tranh luận trước Ban hội thẩm.21

Khi giải quyết vấn đề này, Ban hội thẩm cũng dùng số liệu ở Bảng 1 để luận giải. Tuy nhiên, Ban hội thẩm chỉ sử dụng số liệu về số lượng, bỏ qua số liệu về giá trị bởi vì Điều XIX.1a GATT 1994, Điều 2.1, 4.2 (a) SA yêu cầu chứng minh “sự

gia tăng về số lượng”.22

Đến đây, tác giả hồn tồn có thể đưa ra khái niệm về sự gia tăng tuyệt đối. Đó là sự gia tăng mang tính định lượng cụ thể bằng tấn hàng nhập khẩu hoặc số lượng đơn vị hàng nhập khẩu23.

Thứ hai là bảng số liệu về tỷ lệ tổng sản phẩm nhập khẩu/sản xuất nội địa: Bảng 2. Tỷ lệ tổng sản phẩm nhập khẩu/sản xuất nội địa24

Số lượng Trị giá 1991 12% 11% 1992 22% 24% 1993 33% 34% 1994 28% 36% 1995 25% 34% 1996 19% 28%

Argentina sử dụng số liệu này để chứng minh sự gia tăng tương đối. Tương tự, trong lập luận giải quyết tranh chấp, Ban hội thẩm cũng chỉ dùng số liệu về số

20

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

(Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/R, (1999), đoạn 8145.

21

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

(Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/R, (1999), đoạn 8.144.

22 Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

(Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/R, (1999), đoạn 8.152. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23

Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế – Phần I, Nxb. Hồng Đức,

TP.HCM, tr. 341.

24

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

lượng, bỏ qua số liệu về giá trị25. Qua đó, tác giả có thể đưa ra khái niệm về sự gia tăng tương đối như sau: đó là sự gia tăng của khối lượng hàng nhập khẩu trong so sánh với khối lượng hàng hóa được sản xuất trong nước26.

Tóm lại, mặc dù pháp luật WTO không định nghĩa sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối, nhưng thông qua thực tiễn xét xử, tác giả có thể rút ra khái niệm của chúng như sau: sự gia tăng tuyệt đối là sự gia tăng mang tính định lượng cụ thể bằng tấn hàng nhập khẩu hoặc số lượng đơn vị hàng nhập khẩu; sự gia tăng tương đối là sự gia tăng của khối lượng hàng nhập khẩu trong so sánh với khối lượng hàng hóa được sản xuất trong nước.

1.3.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới

Khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam 2002 quy định: “Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước”.

Theo đó, ở tiền đề về sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu, VCAD cần chứng minh sản phẩm nhập khẩu gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối về khối lượng, số lượng hoặc trị giá. Vấn đề đặt ra: thế nào là sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối?

Sau khi kiểm tra văn bản luật lẫn văn bản quy phạm pháp luật về tự vệ thương mại hàng hóa, tác giả khẳng định: các nhà làm luật Việt Nam đã bỏ qua khái niệm sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối.

Ở vụ kiện dầu thực vật, VCAD diễn giải khái niệm này thông qua các bảng biểu sau:

Một là bảng biểu thể hiện sự gia tăng tuyệt đối:

Bảng 3. Sản lượng hàng hóa thuộc đối tượng điều tra nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2009 – 201227

Mặt hàng ĐVT 2009 2010 2011 2012

25

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

(Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/R, (1999), đoạn 8.152.

26

Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế – Phần I, Nxb. Hồng Đức,

TP.HCM, tr. 341.

27

Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 15.

Dầu nành tinh luyện tấn 162 487 172 3.876 Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu so

với năm trước đó % 200,62 -64.68 2.153,49

Dầu cọ tinh luyện tấn 269.492 314.230 389.932 565.020 Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu so

với năm trước đó % 16,60 24,09 44,90

Tổng lượng nhập khẩu tấn 269.654 314.717 390.104 568.896 Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu so

với năm trước đó % 16,71 23,95 45,83 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 1. Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra nhập khẩu vào Việt Nam28

Theo đó, lượng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra có sự gia tăng trong giai đoạn 2009 – 2012. Năm 2009, lượng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra là 269 nghìn tấn. Năm 2010, lượng nhập khẩu tăng 16,71% đạt 314 nghìn tấn. Lượng nhập khẩu năm 2011 tăng 75 nghìn tấn so với năm 2010, tương đương

28

Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 16.

tăng 23,95%. Năm 2012, lượng nhập khẩu tăng 45,83% so với năm 2011, đạt hơn 568 nghìn tấn.29

Như vậy, gia tăng tuyệt đối là sự gia tăng mang tính định lượng cụ thể bằng tấn hàng nhập khẩu hoặc số lượng đơn vị hàng nhập khẩu30

. Hai là bảng thể hiện sự gia tăng tương đối:

Bảng 4. Gia tăng của hàng nhập khẩu so với ngành sản xuất nội địa31

Đơn vị 2009 2010 2011 2012

Lượng nhập khẩu Tấn 269.654 314.717 390.104 568.896

Tỷ lệ tăng/giảm nhập khẩu % 16,71 23,95 45,83

Ngành sản xuất trong nước Tấn 100 98 113 99.5

Tỷ lệ tăng/giảm ngành sản

xuất trong nước % -2,11 15,25 -11,78

Tỷ lệ tăng tương đối của

nhập khẩu % 18,82 8,70 57,61

Số liệu trên cho thấy, lượng nhập khẩu có sự gia tăng tương đối trong giai đoạn 2009 – 2012. Năm 2010, lượng nhập khẩu tăng 16,71% so với năm 2009, trong khi lượng bán hàng nội địa của hàng hóa sản xuất trong nước lại giảm 2,11%. Như vậy, so với mức tăng trưởng của bán hàng nội địa, lượng nhập khẩu có mức tăng tương đối là 18,82%. Xu hướng trong năm 2011 là lượng nhập khẩu tăng 23,95% so với năm trước đó, và lượng bán hàng nội địa cũng tăng 15,25%, nên lượng nhập khẩu tăng tương đối là 8,70%. Đến năm 2012, lượng nhập khẩu tăng mạnh 45,83% so với

29

Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 16.

30

Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế – Phần I, Nxb. Hồng Đức,

TP.HCM, tr. 341.

31

Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 17.

năm 2011, lượng bán hàng nội địa giảm 11,78%, làm cho lượng nhập khẩu tăng tương đối là 57,61%.32

Mặc dù VCAD xử lý số liệu để đánh giá sự gia tăng tương đối khác với Argentina trong vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

(Argentina – Footwear Safeguards, WT/DS121) (tỷ lệ tổng sản phẩm nhập khẩu/sản xuất nội địa), nhưng nhìn chung cả hai đều có quan điểm thống nhất về sự gia tăng tương đối, đó là sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu trong mối tương quan với sản xuất nội địa.

Ngoài ra, căn cứ Khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam 2002, VCAD cịn tiến hành chứng minh sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu thông qua giá trị nhập khẩu hàng hóa trong giai đoạn điều tra33. Đây là sự xem xét không cần thiết theo pháp luật WTO bởi vì Điều XIX.1a GATT 1994 và Điều 2.1 SA chỉ yêu cầu xem xét sự gia tăng về số lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, pháp luật Việt Nam giống với pháp luật WTO ở điểm: không đưa ra khái niệm về sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối. Đây là điểm hạn chế lớn ở pháp luật WTO mà thiết nghĩ pháp luật Việt Nam cần khắc phục. Khi xây dựng khái niệm về sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối, các nhà lập pháp nước ta nên lưu ý đến sự phù hợp với các nội dung khác về biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa ở pháp luật WTO và trên cơ sở tham khảo với khái niệm gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối của các quốc gia Thành viên đã được DSB thừa nhận.

Bên cạnh điểm giống nhau đó, pháp luật Việt Nam khác với pháp luật WTO ở điểm: pháp luật WTO chỉ yêu cầu chứng minh sự gia tăng về số lượng, còn pháp luật Việt Nam yêu cầu chứng minh sự gia tăng về số lượng lẫn giá trị. Đây là điểm chưa phù hợp ở pháp luật Việt Nam với pháp luật WTO cần thiết phải sửa đổi.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật WTO và pháp luật việt nam về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ qua vụ kiện dầu thực vật (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 30)