6. Bố cục của luận văn
2.1. Khái niệm ngành công nghiệp nội địa
2.2.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới
Điều 4.1 (c) SA yêu cầu khi xác định thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng, “ngành công nghiệp nội địa” được hiểu là:
…toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ một Thành viên hoặc tập hợp các nhà sản xuất mà sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp của họ chiếm phần lớn trong tổng số sản xuất nội địa của loại sản phẩm này.
Nhận xét thứ nhất, định nghĩa “ngành công nghiệp nội địa” chỉ tập trung vào một nhóm sản phẩm đặc thù, đó là “sản phẩm tương tự” hay “sản phẩm cạnh tranh
trực tiếp”.
Đối tượng được so sánh với “sản phẩm tương tự” hay “sản phẩm cạnh tranh
trực tiếp” không được Điều 4.1 (c) SA đề cập đến. Tuy nhiên, định nghĩa “ngành công nghiệp nội địa” được hỗ trợ thêm bởi Điều 2.1 SA. Do đó, thơng qua việc tìm
hiểu Điều 2.1 SA, chúng ta có thể biết rằng đối tượng được so sánh ở đây là sản phẩm nhập khẩu đang được điều tra về biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa.57
Ở phương diện văn bản pháp lý (Điều XIX.1a GATT 1994 và SA) thì khơng có bất kỳ một quy định nào, ở phương diện thực tiễn xét xử (vụ kiện liên quan đến tự vệ thương mại hàng hóa) thì chưa từng có một phán quyết nào đưa ra các tiêu chí để xác định “sản phẩm tương tự” hay “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp” với sản phẩm nhập khẩu theo Điều 4.1 (c) SA.
Trong khuôn khổ pháp luật WTO, hai khái niệm này được sử dụng khá nhiều, chẳng hạn ở Điều I, III GATT 1994. Theo phán quyết DSB ở một số vụ kiện có liên quan đến Điều I, III GATT 199458, khái niệm “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp” rộng hơn khái niệm “sản phẩm tương tự”, đồng thời DSB đưa ra các tiêu chí để xem xét “sản phẩm tương tự” hay “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp”. Đối với “sản phẩm
57
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với thịt cừu nhập khẩu (U.S – Lamb Safeguards), WT/DS177, 178/AB/R, (2001), đoạn 85, 86.
58
Vụ kiện Nhật Bản – Đồ uống có cồn (Japan – Alcohol), WT/DS8, 10, 11, (1996); Vụ kiện EC –
A-mi-ăng (EC – Asbestos), WT/DS135, (2001); Vụ kiện Hàn Quốc – Đồ uống có cồn (Korea –
tương tự”, đó là: thành phần, tính chất vật lý của sản phẩm, tính năng sử dụng cuối
cùng của sản phẩm, thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng, vị trí trên biểu thuế59. Đối với “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp”, ngồi các tiêu chí như lý tính, mục đích sử dụng cuối cùng, vị trí trong biểu thuế cịn phải dựa vào các yếu tố của thị trường, sự cạnh tranh trên thị trường, khả năng thay thế và nhu cầu của người tiêu dùng60.
Mặc dù khơng có cơ sở pháp lý nào để áp dụng trực tiếp các tiêu chí này cho Điều 4.1 (c) SA nhưng thiết nghĩ chúng cũng là một nguồn đáng tham khảo cho các nước Thành viên khi xác định “ngành công nghiệp nội địa”.
Nhận xét thứ hai, sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp phải được làm ra bởi chủ thể là “nhà sản xuất”.
Trong vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với thịt cừu nhập khẩu (U.S –
Lamb Safeguards, WT/DS177,178), Ban hội thẩm cũng như Cơ quan phúc thẩm đã
đưa ra khái niệm về “nhà sản xuất”: là chủ thể phát triển hoặc sản xuất sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, là chủ thể mang lại một điều hiện hữu61. Như vậy, các chủ thể lấy sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp làm nguyên liệu đầu vào cho thành phẩm khác không được gọi là “các nhà sản
xuất” sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.
Nhận xét thứ ba, có hai mức để xác định “ngành cơng nghiệp nội địa”, đó là “toàn bộ” hoặc “tập hợp… chiếm phần lớn trong tổng số sản xuất nội địa của loại
sản phẩm này” các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực
tiếp.
Tóm lại, xác định “ngành công nghiệp nội địa” gồm ba bước: bước 1, xác định “sản phẩm tương tự” hay “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp” với sản phẩm nhập khẩu đang điều tra về biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa; bước 2, xác định “nhà sản
xuất” ra các sản phẩm đó; bước 3, lựa chọn xem xét “tồn bộ” hay “phần lớn” các
nhà sản xuất đó.
2.2.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới
59 Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế – Phần I, Nxb. Hồng Đức, từ tr. 108 đến tr. 110.
60 Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế – Phần I, Nxb. Hồng Đức, tr. 132.
61
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với ống dẫn nhập khẩu (U.S – Line Pipe Safeguards), WT/DS202/AB/R, (2001), đoạn 84.
“Ngành công nghiệp nội địa” được Khoản 4 Điều 4 Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam 2002 định nghĩa: “…là tồn bộ các
nhà sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện hợp pháp của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được sản xuất ở trong nước”.
Theo đó, “ngành cơng nghiệp nội địa” cũng được xác định với ba bước như pháp luật WTO: (1) xác định “sản phẩm tương tự” hay “sản phẩm cạnh tranh trực
tiếp” với sản phẩm nhập khẩu đang điều tra về biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam; (2) xác định “nhà sản xuất” ra các sản phẩm đó; (3) lựa chọn xem xét “tồn bộ” hay “phần lớn” các nhà sản xuất đó. Và sau đây là quy định chi tiết của pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng về ba bước này:
Một là xác định “sản phẩm tương tự” hay “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp” với sản phẩm nhập khẩu đang điều tra về biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đây là bước quan trọng nhất.
Các nhà làm luật Việt Nam đã khắc phục được hạn chế ở pháp luật WTO – không đưa ra khái niệm về “sản phẩm tương tự” và “sản phẩm cạnh tranh trực
tiếp”. Theo Khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước
ngồi vào Việt Nam 2002: “Hàng hóa tương tự là hàng hóa giống hệt nhau hoặc
giống nhau về chức năng, cơng dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác”.
Trên cơ sở pháp lý đó thì tiêu chí để xác định “sản phẩm tương tự” là chức năng, công dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác. Các thuộc tính cơ bản khác có thể hiểu là: thành phần sản phẩm, thị hiếu, thói quen người tiêu dùng, quy trình sản xuất, phân loại thuế quan….
Trong vụ kiện dầu thực vật, VCAD áp dụng một số tiêu chí sau:
Một là tiêu chí về thành phần nguyên liệu đầu vào: “Thành phần nguyên liệu
đầu vào: dầu nành thô, dầu cọ thơ, dầu FO, dầu DO, đất hoạt tính, than hoạt tính, chất bảo quản BHA, chất bảo quản BHT, chất chống đông STS 80, chất chống đông Rikemalt SV65, xút 45%, axit phosphoric, axit citric62”.
Hai là tiêu chí về đặc tính kỹ thuật:
62 Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 12.
- Dầu nành tinh luyện: chất lỏng đồng nhất, màu vàng sáng, trong suốt, không mùi hay có mùi đặc trưng của dầu nành tinh luyện.
- Dầu cọ tinh luyện: dầu ở trạng thái nửa lỏng, nửa rắn ở điều kiện thường, màu vàng sáng, khơng mùi hay có mùi đặc trưng của dầu cọ tinh luyện, gồm 2 dòng sản phẩm sau:
+ Dầu cọ Olein tinh luyện: dầu ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường, đôi khi có những hạt dầu kết tinh nhưng trở nên trong suốt khi làm nóng nhẹ, màu vàng hoặc vàng sáng, khơng mùi hay có mùi đặc trưng của dầu cọ tinh luyện;
+ Dầu cọ Stearin tinh: dầu ở trạng thái rắn ở điều kiện thường, màu trắng đục, khơng mùi hoặc có mùi đặc trưng của dầu cọ tinh luyện.63
Ba là tiêu chí về tiêu chuẩn chất lượng: “Sản phẩm dầu thực vật được sản xuất
trong nước đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm dầu thực vật của Việt Nam, TCVN 7597:2007, được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 200764”.
Bốn là tiêu chí về quy trình sản xuất:
Tinh luyện dầu thực vật hiện nay chủ yếu có 2 phương pháp: tinh luyện vật lý và tinh luyện hóa học. Tinh luyện nói chung bao gồm các cơng đoạn chính: trung hịa, tẩy màu và khử mùi.
Tùy theo loại dầu thô và hàm lượng FFA, Gum, Sáp có trong nó… sẽ chọn phương pháp tinh luyện vật lý hay hóa học; tinh luyện vật lý áp dụng cho các loại dầu thơ khơng có gum, sáp và hàm lượng FFA < 3%. - Quy trình trung hịa
Quy trình trung hịa sẽ loại bỏ phần lớn hàm lượng FFA, Gum, Sáp… có trong dầu thô dựa trên phản ứng trung hịa. Dầu thơ được cho phản ứng với dung dịch H3PO4 để làm cho gum, sáp keo tụ lại. Đồng thời cho phản ứng với NaOH để chuyển FFA thành xà phịng. Sau đó các thành phần keo tụ và xà phòng này sẽ được tách ra khỏi dầu bằng phương pháp ly tâm. Để đảm bảo cho các phản ứng xảy ra có hiệu suất cao cần nâng nhiệt độ của dầu, cũng như đi qua các máy trộn, bồn phản ứng….
63 Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 12.
64 Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 12.
Và cuối cùng dầu được rửa lại bằng nước nóng để loại bỏ hồn tồn xà phịng và các chất keo tụ. Dầu sau khi trung hịa sẽ được đưa sang quy trình tẩy màu tiếp theo.
- Quy trình tẩy màu dầu thực vật
Để cho dầu có màu sáng, bóng cần phải loại bỏ các chất tạo màu hòa tan trong dầu. Dầu trung hòa được trộn với một tỷ lệ nhất định đất hoạt tính, than hoạt tính, hỗn hợp dầu – than – đất được giữ trong tháp tẩy màu trong điều kiện nhiệt độ cao và chân không. Sau thời gian hấp thụ, hỗn hợp được đưa qua 3 lần lọc để lấy ra hồn tồn than, đất hoạt tính đã hấp thụ chất tạo màu. Than và đất hoạt tính là những chất khơng hòa tan trong dầu ở bất cứ điều kiện nào. Dầu sau khi tẩy màu sẽ được đưa qua cơng đoạn khử mùi.
- Quy trình khử mùi dầu thực vật
Quy trình khử mùi sẽ loại bỏ hồn tồn thành phần FFA tự do, các chất béo bị oxy hóa, các tạp chất nhỏ nhất có sẵn trong dầu hoặc phát sinh trong các công đoạn trước đó, giảm màu. Dầu tẩy màu được đưa vào tháp khử mùi, tại đây dầu được nâng lên đến nhiệt độ 250 – 265 độC, trong điều kiện chân không tuyệt đối. Các chất cần loại bỏ nói trên sẽ hóa hơi và được hệ thống hút chân không hút ra khỏi tháp. Sau thời gian nhất định, đảm bảo loại bỏ hết các chất này dầu sẽ được làm nguội và lọc tinh, lọc bong lại trước khi chuyển vào bồn chứa hoặc chuyển qua quá trình phối trộn và đóng gói.
Dầu thành phẩm tinh luyện có thể được dùng trực tiếp hoặc phối trộn với nhiều loại dầu tinh luyện khác trước khi đóng gói vào bao bì.65
Năm là tiêu chí về mục đích sử dụng:
- Dầu nành tinh luyện: sản phẩm để ăn trực tiếp, trộn salad, làm sốt mayonnaise, chiên, xào và các món nấu.
- Dầu cọ tinh luyện: dầu tinh luyện để tách phân đoạn thành dầu Olein tinh luyện và Stearin tinh luyện, hoặc dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm để sản xuất margarine, dầu ghee hoặc các sản phẩm khác, có thể dùng để chiên, nấu.
65 Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 13.
+ Dầu Olein tinh luyện: thuộc loại dầu cooking, có thể ăn trực tiếp, chiên xào, các món nấu hoặc dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm;
+ Dầu Stearin tinh luyện: dùng để sản xuất shortening66
, dùng trong công nghiệp bánh kẹo, mỳ ăn liền.67
Sáu là tiêu chí về phân loại hải quan:
Bảng 5. Phân loại hải quan hàng hóa thuộc đối tượng điều tra68
Phân nhóm thuế Mơ tả
1507.90.90
Dầu đậu tương và các phân đoạn cả dầu đậu tương đã tinh chế nhưng khơng thay đổi về mặt hóa học; Loại khác.
1511.90.91 Dầu cọ và các phân đoạn thể rắn đã tinh chế.
1511.90.92
Loại khác dầu cọ và các phân đoạn của dầu cọ đã tinh chế, đóng gói với trọng lượng tịnh không quá 20 kg.
1511.90.99
Dầu cọ và các phân đoạn của dầu cọ đã tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hóa học;
Loại khác.
Với tất cả các tiêu chí đó, VCAD kết luận sản phẩm dầu nành tinh luyện và dầu cọ tinh luyện sản xuất trong nước và nhập khẩu là “sản phẩm tương tự” bởi vì về cơ bản chúng khơng có sự khác biệt, chúng có những điểm tương đồng về thành
66
Shortening là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Từ những chiếc bánh ngọt, kẹo dẻo, kem đến gói mỳ tơm… sản xuất cơng nghiệp đều sử dụng đến shortening vì giá thành rẻ, cấu trúc và trạng thái của thực phẩm đạt được kết quả mong muốn của nhà sản xuất. Hiện nay, shortening cũng được sử dụng rộng rãi tại nhiều gia đình, nó có thể dùng để thay thế bơ, dầu ăn trong nhiều loại bánh, tạo cảm giác mới lạ và gần với “bánh ngoài hàng”. Tác dụng của shortening là làm bở, xốp, mềm và tạo cấu trúc ổn định cho một số loại bánh và còn được dùng làm kem hay nhân bánh. Lượng chất béo trong shortening không hề thua kém bơ, tuy nhiên nó có tác dụng làm tăng cảm giác ngọt khi ăn bánh, thời gian bảo quản dài hơn, rất có ý nghĩa khi sản xuất bánh công nghiệp.
67 Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 14.
68 Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 14.
phần nguyên vật liệu, tính chất kỹ thuật, phương pháp sản xuất, cơng dụng và mục đích sử dụng.69
Cịn định nghĩa “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp” được quy định ở Khoản 6 Điều 4 Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam 2002: “Hàng hóa cạnh tranh trực tiếp là hàng hóa có khả năng được người mua
chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng”.
Vậy, tiêu chí để xác định “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp” là khả năng thay thế, sự cạnh tranh về giá và mục đích sử dụng.
Hai là xác định “nhà sản xuất” ra các sản phẩm đó.
Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam 2002 cũng như Nghị định số 150/2003/NĐ-CP không cung cấp khái niệm “nhà sản xuất”. Trong vụ kiện dầu thực vật, VCAD xác định các “nhà sản xuất” đó là: Tổng Cơng ty Cơng nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường