Phân tích khuynh hƣớng của sản phẩm nhập khẩu

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật WTO và pháp luật việt nam về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ qua vụ kiện dầu thực vật (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 38)

6. Bố cục của luận văn

1.3.Phân tích khuynh hƣớng của sản phẩm nhập khẩu

1.4.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới

1.4.1.1. Phương pháp so sánh “các điểm kết thúc” (“end-point-to-end-point”)

Trong vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

(Argentina – Footwear Safeguards, WT/DS121), Argentina kết luận sản phẩm nhập

32

Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 17.

33 Báo cáo sơ bộ của VCAD về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam, 12-KN-TVE-01, (2013), tr. 17, 18.

khẩu gia tăng tuyệt đối lẫn tương đối so với sản xuất nội địa trong giai đoạn điều tra 1991 – 1995 bởi vì tổng số lượng giày dép nhập khẩu năm 1995 (15,07 triệu đôi) cao hơn tổng số lượng giày dép nhập khẩu năm 1991 (8,86 triệu đôi), cũng như tỷ lệ tổng sản phẩm nhập khẩu/sản xuất nội địa năm 1995 (25%) cao hơn tỷ lệ tổng sản phẩm nhập khẩu/sản xuất nội địa năm 1991 (12%). Đây được gọi là phương pháp so sánh “các điểm kết thúc”, tức là chỉ dùng số liệu ở điểm cuối với điểm đầu của giai đoạn điều tra để so sánh, từ đó rút ra kết luận về sự gia tăng cho cả giai đoạn.

Nhận xét của Ban hội thẩm về phương pháp này là nó phụ thuộc quá nhiều vào việc lựa chọn điểm đầu hay điểm cuối của giai đoạn điều tra. Ban hội thẩm thử thay đổi điểm đầu năm 1991 thành năm 1992 thì kết quả đảo ngược: có sự giảm sút sản phẩm nhập khẩu cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Với số liệu tuyệt đối, tổng số lượng giày dép nhập khẩu năm 1995 (15,07 triệu đôi) thấp hơn tổng số lượng giày dép nhập khẩu năm 1992 (16,63 triệu đôi); với số liệu tương đối, tỷ lệ tổng sản phẩm nhập khẩu/sản xuất nội địa năm 1995 (25%) thấp hơn tỷ lệ tổng sản phẩm nhập khẩu/sản xuất nội địa năm 1992 (22%). Tương tự, Ban hội thẩm làm thêm phép thử thay đổi điểm cuối năm 1995 thành năm 1996, thì trừ năm 1991, tất cả các năm khác làm điểm đầu đều đảo ngược kết luận về sự gia tăng của Argentina.34

Rõ ràng, với phương pháp so sánh “các điểm kết thúc”, cơ quan điều tra áp dụng biện pháp tự vệ dễ dàng chủ động tạo ra sự gia tăng của sản phẩm nhập khẩu khi cài đặt điểm đầu và điểm cuối vào những năm hợp lý. Thiết nghĩ, sự gia tăng khi đó khơng cịn mang tính khách quan như yêu cầu của Điều XIX.1a GATT 1994, cũng như Điều 2.1, 4.2 (a) SA.

Trong vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu (U.S – Steel

Safeguards, WT/DS248, 249, 251, 252, 253, 254, 258, 259), Cơ quan phúc thẩm cũng nhấn mạnh: việc chứng minh tiền đề về sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu không thể được làm bởi phương pháp so sánh “các điểm kết thúc”. Bởi vì với phương pháp so sánh “các điểm kết thúc”, cơ quan điều tra dễ dàng đưa ra kết luận theo hướng gia tăng hoặc giảm sút sản phẩm nhập khẩu so với sản xuất nội địa tùy thuộc vào việc lựa chọn điểm bắt đầu hay điểm kết thúc của giai đoạn điều tra. Ví dụ, nếu điểm bắt đầu của giai đoạn điều tra được cài đặt tại mốc thời gian mà mức nhập khẩu đặc biệt thấp, thì có nhiều khả năng rằng sự gia tăng sẽ được chứng minh. Kết

34

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

luận của Cơ quan phúc thẩm là sự gia tăng khi đó khơng phản ánh đúng ý nghĩa của nó theo Điều XIX.1a GATT 1994 và SA.35

Mặt khác, viện dẫn đến nguồn tiếng Anh của Điều 4.2 (a) SA:

In the investigation to determine whether increased imports have caused or are threatening to cause serious injury to a domestic industry under the terms of this Agreement, the competent authorities shall evaluate all relevant factors of an objective and quantifiable nature having a bearing on the situation of that industry, in particular, the rate and amount of the increase in imports of the product concerned in absolute and relative terms,….

Theo đó, khi xem xét tiền đề về sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu, cơ quan chức năng cần phải đánh giá cả “amount” (“số lượng”) và “rate” của sản phẩm nhập khẩu so với sản xuất nội địa. Trong vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu (Argentina – Footwear Safeguards, WT/DS121), Ban hội thẩm

cho rằng: “rate” bao hàm cả “speed” (“tốc độ”) và “direction” (“khuynh hướng”)36. Từ đó hình thành u cầu xem xét “tốc độ” cũng như “khuynh hướng” gia tăng của sản phẩm nhập khẩu trong toàn bộ giai đoạn điều tra, hơn là so sánh “các điểm kết

thúc”. Khuynh hướng gia tăng ở đây có thể “tích cực” tại mọi điểm trong giai đoạn

điều tra, nhưng cũng có thể bị can thiệp bởi một hoặc nhiều khuynh hướng giảm sút. Nếu có sự trộn lẫn giữa khuynh hướng gia tăng và khuynh hướng giảm sút trong giai đoạn điều tra, cơ quan chức năng cần phải phân tích cả hai, trong đó khuynh hướng giảm sút mang tính tạm thời là một điều kiện cần để thỏa mãn tiền đề về sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu.

Để hiểu rõ hơn về khuynh hướng can thiệp giảm tạm thời, chúng ta cùng phân tích lập luận về sự gia tăng của Argentina trong tranh chấp với EC về biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu. Giai đoạn điều tra được Argentina xác định từ năm 1991 đến 199537. Tuy nhiên, căn cứ Bảng 1 và 2, tổng số lượng giày dép nhập khẩu vào thị trường Argentina cũng như tỷ lệ tổng sản phẩm nhập khẩu/sản xuất nội địa

35

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu (U.S

– Steel Safeguards), WT/DS248, 249, 251, 252, 253, 254, 258, 259/AB/R, (2003), đoạn 354, 355.

36

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

(Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/R, (1999), đoạn 8.159. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

chỉ tăng từ năm 1991 đến 1993, sau đó giảm liên tục qua các năm 1994, 1995, và đặc biệt tiếp tục giảm vào 1996 – thời điểm sau giai đoạn điều tra. Ban hội thẩm cho rằng: đây là một thay đổi dài hạn, chứ không phải sự giảm sút can thiệp tạm thời38. Mục đích của việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa là giúp một ngành cơng nghiệp trong nước tạm thời thở phồng để thích nghi với sự thay đổi của cạnh tranh làm tăng nhập khẩu. Do vậy, khuynh hướng giảm sút kéo dài ở đây là không phù hợp.39

Như vậy, khi giải quyết câu hỏi liệu có sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu so với sản xuất nội địa, cơ quan chức năng cần đánh giá tất cả các khuynh hướng của sản phẩm nhập khẩu trong cả giai đoạn điều tra hơn là chỉ so sánh số liệu tuyệt đối hoặc tương đối của sản phẩm nhập khẩu ở “các điểm kết thúc”, trong đó, khuynh hướng giảm sút chỉ mang tính tạm thời.40

1.4.1.2. Tính chất của khuynh hướng gia tăng

Tính chất của khuynh hướng gia tăng được quy định tại Điều XIX.1a GATT 1994, Điều 2.1, 4.2 (a) SA. Nhìn vào ngơn ngữ của các điều khoản này, ta cần phải làm rõ nội hàm một số cụm từ sau đây:

Trước hết là cụm từ “đang được nhập khẩu… với số lượng gia tăng” (“is being

imported... in such increased quantities”). Trong vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu (Argentina – Footwear Safeguards, WT/DS121), Cơ

quan phúc thẩm tin rằng cụm từ “đang được nhập khẩu” ngụ ý khuynh hướng gia tăng của sản phẩm nhập khẩu phải có được tính “bất ngờ” (“sudden”) và “gần đây” (“recent”)41

.

Tính chất “gần đây” tiếp tục được làm rõ qua một số vụ kiện, như: Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu (U.S – Steel Safeguards, WT/DS248, 249, 251, 252, 253, 254, 258, 259), Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với ống dẫn nhập khẩu (U.S – Line Pipe Safeguards, WT/DS202)….

38

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

(Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/R, (1999), đoạn 8.160.

39

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

(Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/R, (1999), đoạn 8.162.

40

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu (Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/AB/R, (1999), đoạn 129.

41

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập

Theo từ điển Oxford, “recent” dùng để chỉ quá khứ gần, chỉ một sự việc đã xảy ra, đã xuất hiện, đã tồn tại trong thời gian gần đây. Nói cách khác, “recent” yêu cầu một phân tích “hồi cứu” (“retrospective”). Phân tích “hồi cứu” khơng ngụ ý phải phân tích các điều kiện ngay liền trước quyết định điều tra của cơ quan chức năng hay phân tích đặt trọng tâm vào cuối giai đoạn điều tra.42

Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng Điều XIX.1a GATT 1994 và Điều 2.1 SA sử dụng tính từ “increased” (“đã gia tăng”), chứ không phải là “increasing” (“đang

gia tăng”). Như vậy, sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu “gần đây” có nghĩa rằng: nó

đã gia tăng ở quá khứ gần và không nhất thiết tiếp tục gia tăng đến cuối giai đoạn điều tra hoặc ngay liền trước quyết định điều tra của cơ quan có thẩm quyền hoặc đang gia tăng ở thời điểm hiện tại.43

Dù vậy, sản phẩm nhập khẩu ở thời điểm hiện tại vẫn phải duy trì ở mức cao. Chính thì hiện tại tiếp diễn (“is being”) được các nhà đàm phán sử dụng ở Điều XIX.1a GATT 1994 và Điều 2.1 SA đã nói lên điều đó44. Rõ ràng, ở đây yêu cầu đánh giá về mức độ tác động của khuynh hướng gia tăng trước đó. Tức là, nó có đủ mạnh, đủ đáng kể để đến thời điểm hiện tại dù còn hay khơng cịn tồn tại một sự gia tăng, sản phẩm nhập khẩu vẫn duy trì ở mức cao cả tuyệt đối lẫn tương đối. Trong vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu (U.S – Steel Safeguards, WT/DS248, 249, 251, 252, 253, 254, 258, 259), Ban hội thẩm đã lấy ví dụ minh họa cho trường hợp khuynh hướng gia tăng đủ mạnh, đủ đáng kể là: nếu sản phẩm nhập khẩu tăng gấp mười lần so với vài năm trước thì một sụt giảm nhẹ gần đây trong thời gian ngắn không làm ảnh hưởng đến tổng thể sự gia tăng đó.45

Cho đến nay, vẫn chưa có một tiêu chuẩn tuyệt đối nào để đánh giá tính chất đủ gần, đủ đột ngột, đủ mạnh, đủ đáng kể của khuynh hướng gia tăng. Tuy nhiên,

42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với ống dẫn nhập khẩu (U.S –

Line Pipe Safeguards), WT/DS202/R, (2001), đoạn 7.204.

43 Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với ống dẫn nhập khẩu (U.S –

Line Pipe Safeguards), WT/DS202/R, (2001), đoạn 7.207.

44 Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu (U.S – Steel

Safeguards), WT/DS248, 249, 251, 252, 253, 254, 258, 259/R, (2003), 10.162.

45

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu (U.S – Steel

khi đánh giá về các tính chất đó khơng được chung chung, trừu tượng, mà cần phải tiến hành phân tích cụ thể trong suốt giai đoạn điều tra.46

Bên cạnh đó, chứng minh tiền đề về sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu không chỉ đơn thuần là một chứng minh toán học hay kỹ thuật47

(phân tích định lượng) mà phải phân tích định tính. Phân tích định tính là yêu cầu đã được Cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu (Argentina –

Footwear Safeguards, WT/DS121) làm rõ khi diễn giải quy định tại Điều 4.2 (a) SA48, cụ thể được thể hiện ở cụm từ “tốc độ và số lượng” trong yêu cầu “cơ quan

chức năng sẽ đánh giá tất cả các yếu tố liên quan… đặc biệt là tốc độ và số lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm có liên quan một cách tuyệt đối hay tuơng đối…”.

Theo đó, cơ quan điều tra áp dụng biện pháp tự vệ phải xem xét các khuynh hướng của sản phẩm nhập khẩu chứ không chỉ đơn thuần là so sánh số liệu ở điểm đầu và điểm cuối của giai đoạn điều tra. Có nghĩa là xem xét cả số lượng lẫn chất lượng.

Cuối cùng, tính chất mà khuynh hướng gia tăng phải có là khả năng gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước. Theo Cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu (U.S – Steel Safeguards, WT/DS248, 249, 251, 252, 253, 254, 258, 259), từ “such” trong cụm từ “such increased quantities” (“số lượng gia tăng như vậy”) liên kết khuynh hướng gia tăng với khả năng gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng49.

Tóm lại, ngơn ngữ của Điều XIX.1a GATT 1994 và Điều 2.1, 4.2 (a) SA yêu cầu cơ quan áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa phải xem xét tất cả các khuynh hướng của sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm nhập khẩu gia tăng khi khuynh hướng sụt giảm mang tính tạm thời, cịn khuynh hướng gia tăng phải đủ gần, đủ đột

46

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu (U.S – Steel

Safeguards), WT/DS248, 249, 251, 252, 253, 254, 258, 259/R, (2003), 10.168.

47

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu (Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/AB/R, (1999), đoạn 131.

48

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina Biện pháp tự vệ đối với đào nhập khẩu

(Argentina – Peach Safeguards), WT/DS238/R, (2003), đoạn 7.55.

49

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu (U.S

ngột, đủ mạnh, đủ đáng kể, cả về số lượng lẫn chất lượng, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa50.

1.4.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới

Khơng có bất kỳ ngơn ngữ nào ở Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam 2002 và Nghị định số 150/2003/NĐ-CP mô tả phương pháp đánh giá sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua thực tiễn vụ kiện dầu thực vật, nhận thấy: Việt Nam thừa nhận phương pháp phân tích khuynh hướng của sản phẩm nhập khẩu, bác bỏ phương pháp so sánh “các điểm kết thúc”.

Với sự gia tăng tuyệt đối, đầu tiên VCAD thu thập số liệu về lượng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra trong giai đoạn 2009 – 2012 từ Tổng cục Hải quan Việt Nam. Tiếp theo, VCAD tính tốc độ tăng hoặc giảm nhập khẩu của từng năm so với năm liền kề trước đó. Cuối cùng, VCAD đánh giá các số liệu này để rút ra kết luận về sự gia tăng tuyệt tối sản phẩm nhập khẩu.

Với sự gia tăng tương đối, ngoài lượng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, tốc độ tăng hoặc giảm nhập khẩu, VCAD còn thu thập số liệu về lượng bán hàng nội địa của ngành sản xuất trong nước giai đoạn 2009 – 2012 và tính tốc độ tăng hoặc giảm bán hàng nội địa của từng năm so với năm trước đó. Trên cơ sở đó, VCAD tiến hành tính tốc độ tăng tương đối của nhập khẩu (hiệu suất tốc độ tăng hoặc giảm nhập khẩu với tốc độ tăng hoặc giảm bán hàng nội địa). Cuối cùng, VCAD đánh giá các số liệu này để rút ra kết luận về sự gia tăng tương đối của sản phẩm nhập khẩu.

Như vậy, VCAD đã phân tích tất cả các khuynh hướng của dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn điều tra 2009 – 2012. Tuy nhiên, ở vụ kiện này, chỉ tồn tại khuynh hướng gia tăng, không xuất hiện khuynh hướng

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật WTO và pháp luật việt nam về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ qua vụ kiện dầu thực vật (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 38)