Giai đoạn điều tra

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật WTO và pháp luật việt nam về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ qua vụ kiện dầu thực vật (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 41)

6. Bố cục của luận văn

1.4.Giai đoạn điều tra

1.5.1. Quy định của pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới

Trong vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

(Argentina – Footwear Safeguards, WT/DS121), khoảng thời gian mà Argentina tiến hành điều tra sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là 5 năm. Bởi vì, pháp luật quốc gia quy định: giai đoạn điều tra sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu là 5 năm gần nhất trước ngày nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa. Cơ quan lập pháp Argentina cho rằng Điều XIX.1a GATT 1994 và SA khơng có một quy định nào ràng buộc về độ dài giai đoạn điều tra sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu, do vậy, Argentina có quyền đưa ra một khoảng thời gian mà họ cho là thích hợp để cơ quan chức năng chứng minh hàng nhập khẩu gia tăng về số lượng so với sản xuất nội địa và 5 năm là khoảng thời gian đó.52

Hơn nữa, theo quy định pháp luật quốc gia Argentina, cơ quan chức năng Argentina có quyền chọn 5 năm kể từ năm nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa hoặc 5 năm liên tiếp thuộc khoảng thời gian quá khứ bất kỳ, điều đó phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của cơ quan áp dụng về cái gọi là gần nhất. Thực tế, khi chứng minh tiền đề về sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu, cơ quan chức năng Argentina ngoài việc đưa ra số liệu trong giai đoạn điều tra 1991 – 1995, Argentina còn cung cấp số liệu năm 1996. Vậy rõ ràng, giai đoạn điều tra 1991 – 1995 chỉ phản ánh sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu diễn ra ở quá khứ.

52

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

Ban hội thẩm đồng ý với quan điểm của Argentina: 5 năm quá khứ là khoảng thời gian hữu ích cho cơ quan thẩm quyền có đủ dữ liệu lịch sử để phân tích trước khi đưa ra quyết định của mình53

.

Cơ quan phúc thẩm đảo ngược kết luận của Ban hội thẩm: không thể xem xét các khuynh hướng của sản phẩm nhập khẩu trong khoảng thời gian 5 năm quá khứ để rút ra kết luận về sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu. Quan điểm này được xây dựng trên cơ sở phân tích cụm động từ “đang được nhập khẩu” (“is being

imported”) ở cả Điều XIX.1a GATT 1994 và Điều 2.1 SA. Cơ quan phúc thẩm tin

rằng thì hiện tại tiếp diễn được dùng ở đây có ngụ ý sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu phải có được tính “bất ngờ” và “gần đây”. Vì vậy, giai đoạn điều tra sự gia tăng không thể là 5 năm quá khứ.54

Trong vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với ống dẫn nhập khẩu (U.S –

Line Pipe Safeguards, WT/DS202), Ban hội thẩm cho rằng Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) không vi phạm Điều XIX.1a GATT 1994 và Điều 2.1 SA khi chọn giai đoạn điều tra kéo dài hơn 5 năm 6 tháng bởi vì: thứ nhất, pháp luật WTO không chứa quy định cụ thể về chiều dài của giai đoạn điều tra; thứ hai, thời gian lựa chọn của USITC cho phép nó tập trung vào sản phẩm nhập khẩu gần đây; cuối cùng, thời gian lựa chọn của USITC là đủ dài để chứng minh sự tồn tại của hàng nhập khẩu tăng lên so với sản xuất nội địa.55

Trong vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với đào nhập khẩu (Argentina –

Peach Safeguards, WT/DS238), Ban hội thẩm cũng đề cập đến độ dài của giai đoạn

điều tra như sau: không nhất thiết phải là 5 năm cố định hay bất kỳ một khoảng thời gian cố định nào khác mà nó chỉ cần thể hiện đúng tinh thần Điều XIX.1a GATT 1994 và Điều 2.1 SA56

.

Tóm lại, Điều XIX.1a GATT 1994 và SA không yêu cầu về độ dài của giai đoạn điều tra. Như vậy, các nước Thành viên có quyền tùy nghi quy định độ dài của

53

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu

(Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/R, (1999), đoạn 8.166.

54

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với giày dép nhập khẩu (Argentina – Footwear Safeguards), WT/DS121/AB/R, (1999), đoạn 130.

55

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với ống dẫn nhập khẩu (U.S –

Line Pipe Safeguards), WT/DS202/R, (2001), đoạn 7.201.

56

Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ kiện Argentina – Biện pháp tự vệ đối với đào nhập khẩu

giai đoạn điều tra, tuy nhiên, nó phải tập trung vào sản phẩm nhập khẩu gần đây và đủ dài để phân tích “khuynh hướng” gia tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.2. So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Tổ chức Thương mại Thế giới

Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 150/2003/NĐ-CP quy định đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa phải có nội dung: “Thơng tin về khối lượng,

số lượng và trị giá của hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra của năm hiện tại và từng năm trong giai đoạn 3 năm liên tiếp trước khi có yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ”.

Như vậy, giai đoạn điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại hàng hóa theo pháp luật Việt Nam là 4 năm kể từ năm có đơn yêu cầu.

Trên cơ sở đó, VCAD tiến hành xác định giai đoạn điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với dầu nành tinh luyện và dầu cọ tinh luyện là 2009 – 2012 vì Bộ Cơng Thương nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam vào ngày 30 tháng 11 năm 2012.

Ở pháp luật WTO, các nhà đàm phán chỉ đề ra nguyên tắc chung trong việc xác định giai đoạn điều tra là nó phải tập trung vào sản phẩm nhập khẩu gần gây, chứ không đưa ra một độ dài cụ thể nào. Đây có thể coi là quy định tùy nghi, tức là các nước Thành viên có quyền tự định đoạt trong việc quy định giai đoạn điều tra miễn là đảm bảo nguyên tắc chung. Như vậy, có thể nói pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật WTO ở quy định này.

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tác giả, một điều khoản rằng “giai đoạn

điều tra phải tập trung sản phẩm nhập khẩu gần đây và đủ dài để phân tích đưa ra kết luận về sự gia tăng đó” là phù hợp nhất bởi vì tùy từng loại sản phẩm, mùa vụ,

CHƢƠNG 2. XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI CỦA NGÀNH SẢN XUẤT TRONG NƢỚC

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật WTO và pháp luật việt nam về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ qua vụ kiện dầu thực vật (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 41)