Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu So sánh mô hình bảo hiến của việt nam, hoa kỳ và pháp (Trang 32 - 36)

2.1.1.1 Mơ hình bảo hiến Hoa Kỳ

Mơ hình bảo hiến của Mỹ ra đời hay nói cách khác việc tịa án có thẩm quyền phán quyết tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật được xác định sau vụ kiện nổi tiếng của Hoa Kỳ năm 1803 Marbury và Madison24. Khơng đồng tình với việc Tổng thống John Adam đã cố gắng bổ nhiệm William Marbury vào vị trí mới trong ngành tư pháp trước khi rời khỏi vị trí vào tháng 3 năm 1801, Tổng thống Thomas Jefferson đã ra lệnh cho James Madison bãi bỏ sự bổ nhiệm đó. Marbury đã tiến hành kiện lên tòa án tối cao liên bang yêu cầu Madison phải tuân thủ sự bổ nhiệm này. Nếu tòa án chấp nhận yêu cầu của Marbury trái với ý muốn của Tổng thống, lúc này uy tín của tịa án sẽ bị giảm sút. Cịn nếu tịa án từ chối u cầu thì tịa án vơ tình đã thừa nhận tư pháp khơng có quyền gì với tư pháp. Để giải quyết tình huống khó khăn này, Chánh án tòa án tối cao Liên bang lúc bấy giờ là John Marshall (1755-1835) đã đưa phán quyết mang tính lịch sử: Hiến pháp là đạo luật tối cao của đất nước; những luật hay quyết định được đưa ra bởi cơ quan lập pháp là bộ phận của Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp; thẩm phán, người đã từng tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp, phải tuyên bố hủy bỏ những luật, lệ quy định nào của cơ quan lập pháp mâu thuẫn với Hiến pháp25.

24 Đào Trí Úc, Nguyễn Như Phát (chủ biên), Tài phán hiến pháp và vấn đề xây dựng mơ hình tài phán Hiến

pháp ở Việt Nam, NXB Công An nhân dân, 2007, trang 73.

25 Xem thêm Vũ Văn Nhiêm, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Cơ chế giám sát Hiến pháp với việc bảo

Phán quyết trên đã xác lập nên chức năng bảo hiến của tòa án về các quyết định của lập pháp, hành pháp liên quan tới Hiến pháp. Phán quyết của Marshall trở thành một tiền lệ cho hệ thống tư pháp Mỹ trong việc thực hiện bảo hiến26. Chức năng này là của tịa án, để đảm bảo chức năng này thì tịa án phải được độc lập đúng như Charles De Secondat Mongtesquieu đã nói: “sẽ khơng có tự do nếu quyền tư

pháp không tách biệt khỏi ngành lập pháp và hành pháp”27.

Mơ hình này cũng được tiếp thu ở nhiều nước khác như Nhật Bản, Canada, Mexico, Argentina, Hy Lạp, Thụy Điển…

2.1.1.2 Mơ hình bảo hiến Pháp ( Hội đồng Hiến pháp)

Sự ra đời Hiến pháp 1958 của De Gaulle đã ghi nhận việc thành lập Hội đồng bảo hiến. Bảo hiến là một quy định cụ thể trong Hiến pháp.

Những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt là vào đầu năm 1958, tình hình chính trị ở Pháp gặp nhiều bất ổn và rối loạn. Nhân dân bất mãn với chính quyền vì có q nhiều Đảng phái. Các Đảng phái này lại có những mâu thuẫn kéo dài triền miên. Bên cạnh đó, chính quyền đã khơng đủ sức để dập tắt được các cuộc nổi dậy ở các nước thuộc địa. Chính điều này thúc đẩy General De Gaulle tiến hành thành lập nên một chính phủ hồn tồn mới.

Ngày 29/8/1959, bản Hiến pháp do tướng General De Gaulle soạn thảo đã được thông qua với đại đa số phiếu ủng hộ từ người dân. Hiến Pháp 1958 đã thiết lập nên một chính phủ mới – nền Cộng hòa thứ năm. Với mục tiêu hàng đầu và cũng là mong muốn của nhân dân đó là giảm bớt quyền lực từ Nghị viện, đồng thời cũng là để khắc phục tình trạng hỗn loạn của nền chính trị, Hiến pháp 1958 của De Gaulle đã ghi nhận hai vấn đề quan trọng:

26

Bùi Ngọc Sơn, Tài phán hiến pháp và viễn cảnh chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp sô 4 tháng 2/2009.

27

Charles De Secondat Mongtesquieu, Tinh thần pháp luật, NXB Giáo dục, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Khoa luật, 1996, trang 101.

Một là tăng cường quyền hành của Tổng thống, Tổng thống hoàn toàn độc

lập với Nghị viện, không bị Nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm. Hai là, thành lập một cơ quan hoàn toàn mới là Hội đồng Hiến pháp để xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, các chính sách. Mục đích chính của Hội đồng Hiến pháp là cản trở, loại bỏ những đạo luật khơng làm hài lịng Tổng thống. Để làm được điều này, cần thành lập một Hội đồng Hiến pháp với cơ cấu tổ chức và cả thẩm quyền có sự ưu tiên cho Tổng thống hơn là Nghị viện. Trong giai đoạn này, tuy là có sự bất mãn của nhân dân với chính quyền nhưng khơng tới mức mạnh mẽ, không tới mức lo sợ chính quyền đàn áp với nhân dân như ở Đức. Do đó khơng cần thiết thành lập nên một mơ hình bảo hiến mạnh mẽ theo mơ hình thành lập Tịa án Hiến Pháp như một số nước Châu Âu khác. Thêm nữa là, hệ thống pháp luật của Pháp thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Cho nên với mơ hình bảo hiến của Hoa Kỳ - một nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập kiềm chế đối trọng, giao cho tịa án thuộc cơ quan tư pháp thì khơng phù hợp và hồn tồn xa lạ với người Pháp lúc bấy giờ. Với những yếu tố và điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, một Hội đồng Hiến pháp ( Conseil Constitutionnel) đã được tạo ra khác cơ bản với các mơ hình bảo hiến đã được hình thành trước đó trên thế giới đặc biệt là với mơ hình tài phán Hiến pháp (Judicial Review) của Hoa Kỳ28.

Có thể thấy, so với mơ hình bảo hiến Hoa Kỳ, thì Hội đồng bảo hiến của Pháp được thành lập bằng quy định trong Hiến pháp khác với bảo hiến Hoa Kỳ hình thành từ thực tiễn xét xử. Đây là điểm khác biệt đầu tiên có thể thấy giữa hai mơ hình bảo hiến Hoa Kỳ và Pháp.

2.1.1.3 Mơ hình bảo hiến của Việt Nam

28 http://www.nclp.org.vn/kinh_nghiem_quoc_te/ban-chat-phap-ly-cua-hoi-111ong-hien-phap-cong-hoa-phap

Qua bốn bản Hiến pháp ta có thể thấy hoạt động bảo hiến về việc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp ở Việt Nam đã có sự hình thành và phát triển mang tính kế thừa từ Hiến pháp 1946 tới 1992.

Ngay từ Hiến pháp đầu tiên 1946, Việt Nam đã quy định việc tuân thủ Hiến pháp là trách nhiệm của công dân, công dân phải tôn trọng Hiến pháp và tuân theo pháp luật ( Điều 4 Hiến pháp 1946). Tiếp theo đó, ở các bản Hiến pháp tiếp theo đã kế thừa quy định này, đã khẳng định đây là nghĩa vụ mà mỗi công dân phải thực hiện “nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp”. Từ ngày 23/01/1957 tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1946, thực chất là xây dựng nên một bản Hiến pháp mới – Hiến pháp 1959. Tuy đã có bản Hiến pháp mới, lần đầu tiên quy định thẩm quyền giám sát cho cơ quan quyền lực cao nhất Quốc hội (Khoản 3 Điều 50: “Giám sát việc thi hành Hiến

pháp”) nhưng vẫn chưa có sự quy định trực tiếp Hiến pháp là đạo luật cao nhất,

những quy định không thật sự rõ ràng ví dụ như trao thẩm quyền giám sát Hiến pháp cho Quốc hội nhưng cơ quan xử lý lại là Ủy ban thường vụ Quốc hội

Ở hai bản Hiến pháp đầu tiên Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, không quy định trực tiếp mà gián tiếp thông qua các quy định của mình để khẳng định vị trí tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật. Nhận thấy được sự thiếu sót này, và cũng để đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đã khẳng định trực tiếp tính cơ bản và tối cao Hiến pháp. Cùng quy định tại Điều 146 Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất và buộc tất cả phải tuân theo. Chính từ việc quy định trực tiếp như thế này, tạo nên cơ sở căn cứ pháp lý để bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành các văn bản vi hiến, đảm bảo hiệu quả hoạt động bảo hiến.

Nét nổi bật và đáng chú ý qua bốn bản Hiến pháp lần đầu tiên cụm từ “ nhà

nước pháp quyền” được ghi nhận ở Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001).

Cụ thể tại Điều 2 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.

được thành cơng thì một trong những u cầu mang tính hàng đầu đó là phải đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp.

So với hai mơ hình bảo hiến của Hoa Kỳ và Pháp thì bảo hiến Việt Nam hình thành muộn hơn. Tuy giống với Pháp là bảo hiến được quy định trong Hiến pháp, nhưng bảo hiến của Việt Nam không được quy định một cách cụ thể thành một chương như Pháp, và ở Việt Nam cũng không tồn tại án lệ để bảo hiến hình thành trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu So sánh mô hình bảo hiến của việt nam, hoa kỳ và pháp (Trang 32 - 36)