Kết quả của quyết định bảo hiến

Một phần của tài liệu So sánh mô hình bảo hiến của việt nam, hoa kỳ và pháp (Trang 55 - 61)

2.1.5.1 Mơ hình bảo hiến Hoa Kỳ

Các phán quyết của tịa án có giá trị đối với các bên liên quan trong vụ việc cụ thể, khơng có giá trị bắt buộc chung và các phán quyết về sự vi hiến có thể bị

49 Xem thêm Vũ Đình Lê, Cơ chế bảo vệ Hiến pháp tại Việt Nam thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ, TP.HCM, 2007.

50

kháng nghị lên tịa án tối cao. Chỉ có các quyết định của tịa án tối cao mới có giá trị bắt buộc các tịa án cấp dưới trong các trường hợp tương tự.

Theo mơ hình Hoa Kỳ, tịa án chỉ có quyền ra phán quyết khơng áp dụng một đạo luật để giải quyết vụ án vì sự vi hiến của nó chứ khơng có quyền tun bố hủy bỏ đạo luật đó. Điều này cũng xuất phát từ nguyên tắc kiềm chế đối trọng nên chỉ có Nghị viện mới có quyền hủy bỏ những văn bản do chính ban hành. Do đó, các đạo luật bị tòa án tuyên bố là vi hiến vẫn còn hiệu lực về mặt hình thức. Nhưng với truyền thống án lệ, các quyết định của tòa án tối cao Hoa Kỳ tuyên bố một đạo luật vi hiến và quyết định có giá trị bắt buộc đối với các tịa án cấp dưới. Chính vì vậy, dù tịa án khơng có quyền tun hủy bỏ một đạo luật nhưng thực tế đạo luật đó đã bị vơ hiệu, khơng được các tịa án áp dụng. Cho nên khơng sớm thì muộn các đạo luật bị tuyên vi hiến sẽ bị Nghị viện sửa đổi, hủy bỏ hoặc thay thế bằng một đạo luật khác.

Thêm nữa, với thẩm quyền giải thích Hiến pháp của tịa án tối cao giúp cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước hiểu rõ về tinh thần Hiến pháp đặc biệt là đối với cơ quan lập pháp và hành pháp. Xây dựng nên những đạo luật phù hợp với Hiến pháp, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất và hiệu quả, thực hiện tốt việc bảo vệ các quyền tự do và quyền bình đẳng của cơng dân.

Hạn chế có thể xảy ra đối với mơ hình bảo hiến Hoa Kỳ là các phán quyết của tịa án chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên liên quan trong vụ việc đó, một đạo luật chỉ bị tuyên bố vô hiệu trong một trường hợp cụ thể chứ khơng bị hủy bỏ cho nên có thể xảy ra tình trạng khơng thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của các tòa án ngang cấp với nhau.Chỉ áp dụng hình thức giám sát sau và giám sát cụ thể nên hoạt động bảo hiến của Hoa Kỳ khơng có ý nghĩa cho việc phịng ngừa sự vi hiến có thể xảy ra.

Theo Điều 62 Hiến pháp 1958 của Pháp quy định: “Quy định bị tuyên bố

khơng hợp hiến thì khơng được ban hành và áp dụng. Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp không bị khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị. Các quyết định này có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất cả các cơ quan quyền lực Nhà nước và tất cả các cơ quan hành chính và tư pháp”.

Như vậy các phán quyết của Hội đồng là có giá trị chung thẩm, không bị bất cứ cơ quan nào kháng cáo kháng nghị và có hiệu lực pháp lý bắt buộc chung. Trường hợp một đạo luật bị tuyên bố vi hiến thì đạo luật đó khơng có hiệu lực áp dụng. Nghị viện phải tiến hành sửa đổi hoặc hủy bỏ, thay thế bằng một đạo luật khác phù hợp với hiến pháp. Các điều ước quốc tế khi trái với Hiến pháp chỉ được gia nhập, phê chuẩn khi Hiến pháp được sửa đổi. Còn đối với trường hợp bầu cử khơng hợp lệ thì phải tổ chức bầu cử lại theo quy định của pháp luật51.

Các văn bản bị tuyên là vi hiến thì bị Hội đồng bảo hiến tuyên bố hủy bỏ. Các quyết định của Hội đồng bảo hiến là quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc ngay.

Hạn chế của mơ hình bảo hiến Pháp so với mơ hình của Hoa Kỳ ở hoạt động bảo hiến của Hội đồng thực hiện bằng hình thức giám sát trước, khi mà văn bản chưa được ban hành. Nên hoạt động của hội đồng bảo hiến mang tính phịng hiến. Hội đồng thực hiện việc kiêm tra, giám sát một cách bị động khi có yêu cầu của chủ thể có quyền. Chính từ điều này dẫn tới một hạn chế là nếu việc xem xét tính hợp hiến của các văn bản làm không tốt, khi văn bản đã có hiệu lực thi hành mới phát hiện ra dấu hiệu vi hiến thì Hội đồng khơng thể can thiệp được.

2.1.5.3 Mơ hình bảo hiến Việt Nam

51 Vũ Văn Nhiêm, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Cơ chế giám sát Hiến pháp vơi việc đảm bảo

Các phán quyết về vấn đề hợp hiến có hiệu lực đối với tất cả. Khi có dấu hiệu vi hiến xảy ra, các chủ thể có thẩm quyền tự mình hoặc kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền để xem xét và ra các quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản bất hợp hiến; tuy theo mức độ bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, xử lý theo pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi hiến. Có thể lấy một vài quy định cụ thể như sau:

- Khi phát hiện ra các văn bản có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành kiểm tra xem xét. Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ thi hành đối với văn bản đó đồng thời trình Quốc hội xem xét ra quyết định bãi bỏ một phần hoặc tồn bộ văn bản sai trái đó trong kỳ họp gần nhất ( Điều 10 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003). Còn đối với các văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Chủ tịch nước có dấu hiệu vi phạm Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì trước khi Quốc hội xem xét và quyết định theo yêu cầu thì Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có trách nhiệm phải xem xét lại, tiến hành sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó, trả lời theo yêu cầu của Đại biểu Quốc hội. Nếu không được đồng ý thì trình lên Quốc hội xem xét quyết định.

- Thông qua hoạt động xem xét báo cáo và trả lời chất vấn, Quốc hội sẽ phát hiện ra những hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật gây thiệt hại cho nhà nước, xâm phạm các quyền và lợi ích của cơng dân. Từ đó, Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 13 Luật hoạt động giám sát của Quốc Hội năm 2003) đối với những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Và nếu không được sự tín nhiệm của Quốc hội thì những người này sẽ bị Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc bãi nhiệm, miễn nhiệm (Điều 14 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003).

- Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua việc xem xét các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp và pháp luật; xem xét

nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu sai trái sẽ: tiến hành đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định bãi bỏ trong kỳ họp gần nhất; ra quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân có những hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền giải tán Hội đồng nhân dân đó; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm, đảm bảo kịp thời khơi phục lợi ích nhà nước, của cơng dân; hủy bỏ cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có vi phạm pháp luật và quyết định bầu cử lại ( Điều 26 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003).

- Thủ tướng Chính phủ tiến hành xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời kiến nghị Ủy ban thường vụ bãi bỏ ( Khoản 7, 8 Điều 20 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001).

- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do cơ quan đó ban hành trái với văn bản pháp luật của nhà nước hoặc của Bộ, cơ quan ngang bộ trong lĩnh vực Bộ cơ quan ngang Bộ phụ trách; nếu khơng được chấp nhận thì trình lên Thủ tướng quyết định; kiến nghị với Thủ tướng đình chỉ thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản pháp luật nhà nước hoặc các văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ về ngành lĩnh vực mà mình quản lý. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có quyền đình chỉ thi hành, đề nghị Thủ tướng bãi bỏ những quy định của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch

Ủy ban nhân dân trái với các văn bản của Bộ, cơ quan ngang bộ về các lĩnh vực do mình quản lý ( Điều 24, 25,26, 27 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001).

Các quy định về bảo hiến chưa được quy định trong một đạo luật cụ thể. Vấn đề quy định bảo hiến nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, và kết quả của hoạt động bảo hiến chưa thật sự phát huy được hiểu quả ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động bảo vệ pháp luật.

Hoạt động bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam chịu ảnh hưởng và thể hiện bởi quan điểm lãnh đạo của Đảng. Đây là đặc trưng khác biệt lớn của phương thúc bảo vệ hiến pháp của Việt Nam so với các nước52. Hiện nay, bảo hiến đặt trong sự chỉ đạo mang tính phân cơng phối hợp, cịn nhiều bất cập chưa phù hợp. Trao cho Quốc hội vừa là cơ quan lập hiến vừa là cơ quan lập pháp, và Quốc hội được quy định là cơ quan có quyền sửa đổi hiến pháp. Cho nên hiện nay có một thực trạng là việc kiểm tra giám sát các văn bản chỉ từ Chính phủ trở xuống. Các văn bản của Quốc hội ít hay hầu như khơng có cái gọi là bảo hiến - tình trạng vừa đá bóng vừa thổi cịi của Quốc Hội. Hoạt động bảo hiến của nước ta chính vì thế chưa đảm bảo hiệu quả. Từ thực tiễn trên cho thấy, mơ hình mà Việt Nam đang áp dụng cịn nhiều hạn chế và bất cập nếu khơng muốn nói là lạc hậu so với hướng phát triển của thế giới. Trong tiến trình xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cùng với yêu cầu hội nhập sâu rộng về nhiều mặt trong các quan hệ quốc tế, thì việc chúng ta có được một cơ quan bảo hiến độc lập và chuyên trách để đảm bảo những quy định của Hiến pháp luôn được tôn trọng và thực thi là vô cùng cấp bách53. Và điều quan trọng trước mắt là tiếp thu những bài học kinh nghiệm từ các mơ hình bảo hiến trên thế giới để xây dựng một mơ hình bảo hiến phù hợp cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

52 Tào Thị Quyên, Cơ chế bảo vệ hiến pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 24 tháng 12/2010, trang 27.

53 Đinh Thanh Phương, Vấn đề vi hiến và cơ chế bảo hiến trong luật Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu pháp luật số 1 (138) tháng 1 năm 2009.

Qua q trình phân tích so sánh các đặc điểm của từng mơ hình bảo hiến mà cụ thể là mơ hình bảo hiến Hoa Kỳ, Pháp và Việt Nam, có thể thấy được rằng mỗi mơ hình có những ưu điểm và hạn chế riêng của mình. Điều quan trọng ở đây là chúng ta cần phải có sự tiếp nhận những gì phù hợp từ các mơ hình khác nhau trên thế giới để vận dụng vào việc hoàn thiện bảo hiến Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.

Một phần của tài liệu So sánh mô hình bảo hiến của việt nam, hoa kỳ và pháp (Trang 55 - 61)