Trình tự thủ tục thực hiện

Một phần của tài liệu So sánh mô hình bảo hiến của việt nam, hoa kỳ và pháp (Trang 51)

2.1.4.1 Mơ hình bảo hiến Hoa Kỳ

Hoạt động bảo hiến tại Hoa Kỳ luôn gắn liền với một vụ việc cụ thể, có nghĩa là tòa án sẽ thực hiện chức năng bảo hiến của mình khi có u cầu xem xét tính hợp hiến của một đạo luật xuất phát từ một trong các bên hoặc cả hai trong vụ việc đó.

Mơ hình bảo hiến của Hoa Kỳ thực hiện bằng hình thức giám sát sau theo thủ tục tố tụng chung của tịa án. Bên có u cầu khơng áp dụng đạo luật nào đó phải chứng minh có sự vi hiến. Tịa án chỉ xem xét tính hợp hiến của một đạo luật khi nó liên quan tới việc giải quyết và cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc đó. Khi phát hiện có dấu hiệu vi hiến của một văn bản pháp luật thì tịa án tự mình hoặc yêu cầu lên tịa án tối cao tiến hành kiểm tra tính hợp hiến của văn bản đó. Kết quả phán quyết là cơ sơ để giải quyết vụ việc ban đầu. Đây chính là điểm khác biệt tiêu biểu so với mơ hình Hội đồng bảo hiến của Pháp nói riêng và với mơ hình bảo hiến Châu Âu lục địa nói chung. Trong một số trường hợp tịa án có quyền từ chối xem xét nếu việc xem xét đó có liên quan tới vấn đề chính trị (chính sách ngoại giao, chiến tranh, vị trí pháp lý của các bộ lạc da đỏ…47).

47 Xem thêm Nguyễn Đức Lam, Các mơ hình bảo hiến trên thế giới và khả năng lựa chọn của Việt Nam, Bài viết cho hội thảo về cơ chế bảo hiến phục vụ sửa đổi Hiến pháp 1992 do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, 7/2011.

Mơ hình bảo hiến của Hoa Kỳ luôn được tiến hành công khai, bằng trình tự thủ tục theo quy định, các bên trong vụ việc đều có thể theo dõi hoạt động bảo vệ hiến pháp. Mơ hình bảo hiến của Hoa Kỳ thể hiện được sự linh hoạt trong việc bảo vệ các quyền hiến định của công dân bởi đặc điểm bảo vệ lợi ích cụ thể cho các bên cụ thể, tránh được sự giám sát trừu tượng và kém hiệu quả. Tuy nhiên, do được thực hiện bởi tòa án bằng thẩm quyền chung, gắn liền với các vụ việc cụ thể như hình sự, dân sự…, thực hiện song song với quá trình giải quyết vụ việc nên hoạt động bảo hiến sẽ mất rất nhiều thời gian, chi phí.

2.1.4.2 Mơ hình bảo hiến của Pháp

Hội đồng bảo hiến thực hiện thẩm quyền của mình bằng hình thức giám sát trước chỉ khi có yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch của một trong hai Viện hoặc ít nhất 60 thành viên của một Viện bất kỳ đối với các đạo luật bình thường. Cịn đối với đạo luật của Nghị viện thì là thẩm quyền bảo hiến đương nhiên phát sinh trước khi ban hành đạo luật đó48.

Tiến hành xem xét các văn bản pháp luật khi chúng chưa có hiệu lực thi hành. Để thực hiện hoạt động bảo hiến của mình Hội đồng bảo hiến tổ chức các phiên họp và ra các phán quyết trên cơ sở các yêu cầu và các tài liệu thu thập được. Hội đồng bảo hiến thực hiện bảo hiến thơng qua các phiên họp kín và theo một trình tụ thủ tục do pháp luật quy định. Phiên họp được tiến hành khi có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng tham gia và tiến hành ra quyết định theo biểu quyết đa số, nếu ngang phiếu thì chủ tịch Hội đồng có quyền quyết định. Hoạt động bảo hiến của Hội đồng được thực hiện theo hai hướng chính: kiểm tra sự phù hợp Hiến pháp của các văn bản pháp luật; và kiểm tra các văn bản pháp luật đó có phù hợp với các nguyên tắc cơ bản quy định về quyền tự do cơ bản của cơng dân trong lời nói đầu của Hiến pháp 1958 hay không.

48 Michael Bogdan, Luật so sánh, Kluwer, Norstedts Juridik, Tano, 1994, trang 138. Do Lê Hồng Hạnh,

Việc kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản là hoạt động bảo hiến quan trọng nhất, hoạt động này sẽ ngăn ngừa được việc ban hành các văn bản vi hiến và tránh được những tác động tiêu cực do văn bản vi hiến gây ra. Việc thực hiện chức năng bảo hiến theo một trình tự thủ tục nhất định, khơng gắn liền với vụ việc khác mà chỉ tập trung vào việc xem xét tính hợp hiến nên tốn ít thời gian, bảo hiến diễn ra nhanh chóng hơn so với hoạt động bảo hiến do tòa án thực hiện như ở Hoa Kỳ. Nhưng cũng chính từ việc hoạt động bảo hiến được thực thơng qua các phiên họp kín, nên có thể dẫn tới tình trạng thiếu tính minh bạch cơng khai, thiếu sự tranh luận giữa các bên liên quan. Mà bản chất của Hội đồng bảo hiến là một cơ quan chính trị hơn là một cơ quan bảo hiến. Do đó nó sẽ tham gia vào trong hoạt động lập pháp. Chính điều này dẫn tới khả năng lạm quyền rất cao.

2.1.4.3 Mơ hình bảo hiến Việt Nam

Thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát các báo cáo, trả lời chất vấn; bảo hiến được thực hiện thông qua chức năng nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền, thơng qua đề nghị của chủ thể có quyền, hoặc thơng qua giải quyết các khiếu nại tố cáo của cơng dân; từ đó ra các quyết định về sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản pháp luật, bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức… Kết hợp giám sát trước giám sát sau, giám sát cụ thể, giám sát trừu tượng. Cụ thể:

Quốc hội: Khi phát hiện ra các văn bản có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành kiểm tra xem xét. Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ thi hành đối với văn bản đó đồng thời trình Quốc hội xem xét ra quyết định bãi bỏ một phần hoặc tồn bộ văn bản sai trái đó trong kỳ họp gần nhất ( Điều 10 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003). Còn đối với các văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Chủ tịch nước có dấu hiệu vi phạm Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì trước khi Quốc hội xem xét và quyết định theo yêu cầu thì Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có trách nhiệm phải xem xét lại, tiến hành sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hoặc

toàn bộ văn bản đó, trả lời theo yêu cầu của Đại biểu Quốc hội. Nếu không được đồng ý thì trình lên Quốc hội xem xét quyết định.

Khoản 1, 2, 4, 5 Điều 7 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 : xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện Hiến pháp, luật , nghị quyết của Quốc hội. Tiến hành xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hôi, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên của Chính phủ, Chánh án Tịa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Trong quá trình giám sát của mình thì Quốc hội có thể thành lập Ủy ban lâm thời để tiến hành hoạt động điều tra về vấn đề nhất định.

Chính phủ: Hoạt động bảo hiến của Chính phủ được thực hiện thông qua nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ tiến hành xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời kiến nghị Ủy ban thường vụ bãi bỏ ( Khoản 7, 8 Điều 20 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001).

Hình thức bảo hiến được áp dụng đa dạng, kết hợp giám sát trước với giám sát sau; chủ động thực hiện giám sát theo chức năng nhiệm vụ của mình kết hợp với giám sát theo yêu cầu, đề nghị. Cơ quan có thẩm quyền vừa tiến hành hoạt động bảo hiến của mình đối với các văn bản quy phạm pháp luật trước khi nó có hiệu lực thi hành (các hình thức như là xem xét, kiến nghị, biểu quyết thông qua…) vừa tiến hành kiểm tra tính hợp hiến của nó khi nó đã có hiệu lực thi hành (việc này được thực hiện bằng quyền hạn được đình chỉ thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản khi phát hiện nó có dấu hiệu vi hiến).

Kết quả đạt được trong thời gian qua trong hoạt động bảo hiến đã góp phần tích cực ngày càng hoàn thiện mơ hình bảo hiến ở Việt Nam. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, các hoạt động của các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền ln phù hợp với Hiến pháp. Đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp49.

Tuy vậy, khơng giống với hai mơ hình Hoa Kỳ và Pháp có trình tự thực hiện cụ thể. Ở Hoa Kỳ đó là theo thủ tục tố tụng chung của tòa án, còn ở Pháp thực hiện hoạt động bảo hiến theo một thủ tục riêng do pháp luật quy định, trong khi đó trình tự thủ tục bảo hiến trong mơ hình bảo hiến của Việt Nam chưa được quy định một cách cụ thể rõ ràng, cịn rất chung chung. Trình tự thủ tục chủ yếu là q trình các cơ quan xem xét rồi sao đó là ra các quyết định, các quy định về bảo hiến chưa được quy định trong một đạo luật cụ thể. Vấn đề quy định bảo hiến nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động bảo vệ pháp luật. Thêm nữa, Hiến pháp với những quy định chung không được đem ra áp dụng trực tiếp mà cần có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện. Do đó, thói quen của người dân là ít khi sử dụng Hiến pháp để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình, các cơ quan khi viện dẫn pháp luật để giải quyết cũng khơng có thói quen và cũng khơng đủ tự tin để sử dụng Hiến pháp50

.

2.1.5 Kết quả của quyết định bảo hiến

2.1.5.1 Mơ hình bảo hiến Hoa Kỳ

Các phán quyết của tịa án có giá trị đối với các bên liên quan trong vụ việc cụ thể, khơng có giá trị bắt buộc chung và các phán quyết về sự vi hiến có thể bị

49 Xem thêm Vũ Đình Lê, Cơ chế bảo vệ Hiến pháp tại Việt Nam thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ, TP.HCM, 2007.

50

kháng nghị lên tịa án tối cao. Chỉ có các quyết định của tịa án tối cao mới có giá trị bắt buộc các tịa án cấp dưới trong các trường hợp tương tự.

Theo mơ hình Hoa Kỳ, tịa án chỉ có quyền ra phán quyết khơng áp dụng một đạo luật để giải quyết vụ án vì sự vi hiến của nó chứ khơng có quyền tun bố hủy bỏ đạo luật đó. Điều này cũng xuất phát từ nguyên tắc kiềm chế đối trọng nên chỉ có Nghị viện mới có quyền hủy bỏ những văn bản do chính ban hành. Do đó, các đạo luật bị tòa án tuyên bố là vi hiến vẫn còn hiệu lực về mặt hình thức. Nhưng với truyền thống án lệ, các quyết định của tòa án tối cao Hoa Kỳ tuyên bố một đạo luật vi hiến và quyết định có giá trị bắt buộc đối với các tịa án cấp dưới. Chính vì vậy, dù tịa án khơng có quyền tun hủy bỏ một đạo luật nhưng thực tế đạo luật đó đã bị vơ hiệu, khơng được các tịa án áp dụng. Cho nên khơng sớm thì muộn các đạo luật bị tuyên vi hiến sẽ bị Nghị viện sửa đổi, hủy bỏ hoặc thay thế bằng một đạo luật khác.

Thêm nữa, với thẩm quyền giải thích Hiến pháp của tịa án tối cao giúp cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước hiểu rõ về tinh thần Hiến pháp đặc biệt là đối với cơ quan lập pháp và hành pháp. Xây dựng nên những đạo luật phù hợp với Hiến pháp, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất và hiệu quả, thực hiện tốt việc bảo vệ các quyền tự do và quyền bình đẳng của cơng dân.

Hạn chế có thể xảy ra đối với mơ hình bảo hiến Hoa Kỳ là các phán quyết của tịa án chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên liên quan trong vụ việc đó, một đạo luật chỉ bị tuyên bố vô hiệu trong một trường hợp cụ thể chứ không bị hủy bỏ cho nên có thể xảy ra tình trạng khơng thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của các tòa án ngang cấp với nhau.Chỉ áp dụng hình thức giám sát sau và giám sát cụ thể nên hoạt động bảo hiến của Hoa Kỳ khơng có ý nghĩa cho việc phịng ngừa sự vi hiến có thể xảy ra.

Theo Điều 62 Hiến pháp 1958 của Pháp quy định: “Quy định bị tuyên bố

khơng hợp hiến thì khơng được ban hành và áp dụng. Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp không bị khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị. Các quyết định này có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất cả các cơ quan quyền lực Nhà nước và tất cả các cơ quan hành chính và tư pháp”.

Như vậy các phán quyết của Hội đồng là có giá trị chung thẩm, không bị bất cứ cơ quan nào kháng cáo kháng nghị và có hiệu lực pháp lý bắt buộc chung. Trường hợp một đạo luật bị tuyên bố vi hiến thì đạo luật đó khơng có hiệu lực áp dụng. Nghị viện phải tiến hành sửa đổi hoặc hủy bỏ, thay thế bằng một đạo luật khác phù hợp với hiến pháp. Các điều ước quốc tế khi trái với Hiến pháp chỉ được gia nhập, phê chuẩn khi Hiến pháp được sửa đổi. Còn đối với trường hợp bầu cử khơng hợp lệ thì phải tổ chức bầu cử lại theo quy định của pháp luật51.

Các văn bản bị tuyên là vi hiến thì bị Hội đồng bảo hiến tuyên bố hủy bỏ. Các quyết định của Hội đồng bảo hiến là quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc ngay.

Hạn chế của mơ hình bảo hiến Pháp so với mơ hình của Hoa Kỳ ở hoạt động bảo hiến của Hội đồng thực hiện bằng hình thức giám sát trước, khi mà văn bản chưa được ban hành. Nên hoạt động của hội đồng bảo hiến mang tính phịng hiến. Hội đồng thực hiện việc kiêm tra, giám sát một cách bị động khi có u cầu của chủ thể có quyền. Chính từ điều này dẫn tới một hạn chế là nếu việc xem xét tính hợp hiến của các văn bản làm khơng tốt, khi văn bản đã có hiệu lực thi hành mới phát hiện ra dấu hiệu vi hiến thì Hội đồng khơng thể can thiệp được.

2.1.5.3 Mơ hình bảo hiến Việt Nam

51 Vũ Văn Nhiêm, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Cơ chế giám sát Hiến pháp vơi việc đảm bảo

Các phán quyết về vấn đề hợp hiến có hiệu lực đối với tất cả. Khi có dấu hiệu vi hiến xảy ra, các chủ thể có thẩm quyền tự mình hoặc kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền để xem xét và ra các quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản bất hợp hiến; tuy theo mức độ bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, xử lý theo pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi hiến. Có thể lấy một vài quy định cụ thể như sau:

- Khi phát hiện ra các văn bản có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành kiểm tra xem xét. Ủy

Một phần của tài liệu So sánh mô hình bảo hiến của việt nam, hoa kỳ và pháp (Trang 51)