Chủ thể thực hiện

Một phần của tài liệu So sánh mô hình bảo hiến của việt nam, hoa kỳ và pháp (Trang 36 - 42)

2.1.2.1 Mơ hình bảo hiến Hoa Kỳ

Khơng có cơ quan chun trách, giao cho tịa án trong hệ thống cơ quan tư pháp thực hiện chức năng bảo hiến, trong đó Tịa án tối cao Hoa Kỳ giữ vai trị bảo hiến tối cao.

Theo mơ hình này, mọi vụ việc về các vấn đề có liên quan tới Hiến pháp đều do tịa án có thẩm quyền chung xem xét. Ở đây là tịa án Liên bang và cả tịa án các bang, trong đó đứng đầu là tịa án tối cao liên bang. Hệ thống tòa án của Hoa kỳ khơng có sự phân chia thành các tịa chun trách nên các vụ án đều do các tịa án có thẩm quyền chung giải quyết. Chính vì thế mà các phán quyết về tính hợp hiến của các văn bản pháp luật cũng là một phần trong hoạt động xét xử của tòa án.

Tòa án được tổ chức theo hai hệ thống: tòa án Liên bang và tòa án các bang. Hệ thống tịa án Liên bang Hoa kỳ gồm có: Tịa án tối cao Liên bang, các tịa phúc thẩm Liên bang, tòa Liên bang cấp quận.

Tòa Liên bang cấp quận: ở Hoa Kỳ có trên dưới 100 tịa án Liên bang cấp

quận, và ít nhất ở mỗi bang sẽ có một tịa như thế này. Tịa án Liên bang cấp quận có thẩm quyền theo lãnh thổ của một bang, là nơi tiến hành xét xử hầu hết các vụ án và các phán quyết của tịa án Liên bang cấp quận có thể bị kháng cáo kháng nghị lên tòa phúc thẩm Liên bang.

Tòa phúc thẩm Liên bang: bao gồm có 13 tịa phúc thẩm, các tịa này có

thẩm quyền xét xử tất cả các vụ án của các tòa án Liên bang cấp quận ở 50 bang. Các phán quyết của nó cũng có thể bị kháng cáo kháng nghị.

Tòa án Tối cao Liên bang: Tòa án Tối cao xem xét các vụ việc có tính chất

quan trọng và ảnh hưởng tới toàn dân tộc, giải quyết các kháng nghị về phán quyết của tòa án phúc thẩm Liên bang hoặc tòa án tối cao của tiểu bang. Chức năng cơ bản của Toà án Tối cao là xem xét đơn kháng cáo quyết định của toà án Liên bang cấp dưới và toà án các bang nếu như trong các quyết định đó có liên quan tới vấn đề liên bang cũng như các kháng cáo đề nghị huỷ bỏ quyết định của bất kỳ toà án nào được coi là trái Hiến pháp, huỷ bỏ luật của bất cứ bang nào hay văn bản nào của Quốc hội Hoa Kỳ được ban hành trái Hiến pháp29. Các phán quyết của tòa án tối cao Liên bang là phán quyết cuối cùng và có giá trị pháp lý cao nhất. Tịa án tối cao bao gồm một chánh án và tám thẩm phán được Tổng thống bổ nhiệm và có sự phê chuẩn của thượng nghị viện với nhiệm kỳ suốt đời. Đây là minh họa cho nguyên tắc kiềm chế đối trọng trong Hiến pháp Hoa Kỳ - đảm bảo sự cân bằng cho cả ba nhánh quyền lực30.

Bên cạnh hệ thống tịa án Liên bang, Hoa kỳ cịn có các tịa án tiểu bang có thẩm quyền nhất định trong phạm vi lãnh thổ của bang. Các tòa án tiểu bang cũng được chia làm ba cấp xét xử. Tịa án tối cao của tiểu bang ngồi chức năng xét xử chung thì nó cũng có quyền xem xét sự phù hợp với Hiến pháp tiểu bang của các văn bản pháp luật cấp tiểu bang trong phạm vi của mình31

.

29

Đinh Ngọc Vượng, Cơ quan bảo hiến ở một số nước trên thế giới, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 14 tháng 9/2008

30

Michael Bogdan, Luật so sánh, Kluwer, Norstedts Juridik, Tano, 1994, trang 118,119. Do Lê Hồng Hạnh, Dương Thị Hiền dịch.

31 Vũ Văn Nhiêm, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Cơ chế giám sát Hiến pháp với việc bảo đảm

Để đạt được kết quả bảo hiến tốt nhất, điều kiện cần thiết là đảm bảo cho tòa án độc lập với các cơ quan trong hai nhánh quyền lực còn lại là lập pháp và hành pháp. Do đó, Khoản 1 Điều 3 Hiến pháp Hoa Kỳ đã quy định : “Quyền lực tư pháp

của Hoa Kỳ sẽ được trao cho tòa án tối cao và những tòa án cấp dưới mà Quốc hội có thể thiết lập trong một số trường hợp. Các quan tòa của tòa án tối cao và của các tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt đời và nếu ln ln có hành vi chính đáng và trong thời gian nêu trên, họ được nhận khoản tiền lương cho công việc của mình và khoản tiền này không bị giảm đi trong thời gian đó”. Quy định này là cơ sở để tòa án yên tâm và thực hiện tốt chức năng của mình32

.

Ở Mỹ, bảo hiến tuy được trao cho hầu hết các tòa án nhưng trên thực tế thì chỉ có tịa án tối cao Liên bang mới có thể thực hiện vai trị này một cách tốt nhất. Bởi vì: thứ nhất các vụ việc có liên quan tới Hiến pháp thường rất phức tạp, ảnh hưởng tới vai trò của Hiến pháp nên chỉ có đội ngũ thẩm phán của tịa án tối cao có đủ trình độ, kinh nghiệm để giải quyết; việc giải quyết vụ án của các tòa án cấp dưới sẽ khơng có giá trị chung thẩm mà sẽ bị kháng cáo lên tòa án tối cao, lúc này phán quyết của tịa án tối cao có giá trị bắt buộc, điều này cho thấy rằng hoạt động bảo hiến trên thực tế do tòa án tối cao Liên bang thực hiện33.

2.1.2.2 Mơ hình bảo hiến của Pháp

Theo Hiến pháp 1958, thành lập một cơ quan độc lập với tên gọi là hội đồng Hiến pháp. Không giống như ở Mỹ, ở Pháp hình thành nên một cơ quan bảo hiến chuyên trách, độc lập và không nằm trong ba nhánh quyền lực nhà nước. Mơ hình Hội đồng bảo hiến của Pháp gắn liền với tên tuổi của tổng thống Charles De Gaulle.

32 Đào Trí Úc, Nguyễn Như Phát (chủ biên), Tài phán hiến pháp và vấn đề xây dựng mơ hình tài phán Hiến

pháp ở Việt Nam, NXB Công An nhân dân, 2007, trang 146.

33 Đào Trí Úc, Nguyễn Như Phát (chủ biên), Tài phán hiến pháp và vấn đề xây dựng mơ hình tài phán Hiến

Hội đồng bảo hiến bao gồm ít nhất 9 thành viên được bổ nhiệm bởi Tổng thống và Nghị viện. Cụ thể, ba thành viện do Tổng thống bổ nhiệm, ba thành viên do Chủ tịch Thượng viện (le Président du Sénat) bổ nhiệm và ba thành viên do Chủ tịch Hạ viện (le Président de l’Assemblée nationale) bổ nhiệm. Các thành viện của Hội đồng bảo hiến có nhiệm kì 9 năm và khơng được tái bổ nhiệm. Ba năm một lần, 1/3 thành viên của Hội đồng được thay đổi. Chủ tịch Hội đồng bảo hiến do Tổng thống bổ nhiệm trong số thành viên của Hội đồng. Một quy định đặc biệt trong Hiến pháp 1958 là cựu tổng thống sau khi hết nhiệm kỳ của mình là thành viên đương nhiên và suốt đời của Hội đồng bảo hiến ( Điều 56 Hiến pháp 1958). Thành viên của Hội đồng bảo hiến không bị giới hạn về tuổi tác cũng như khơng có quy định cụ thể về trình độ của từng thành viên, khơng địi hỏi có q trình đào tạo luật. Về mặt luật pháp, hồn tồn khơng có gì cản trở khi Tổng thống Pháp bổ nhiệm bất kỳ người thành niên nào vào Hội đồng bảo hiến. Tuy nhiên trên thực tế, để giữ uy tín riêng của mình, cũng như uy tín của đảng mình, thì Tổng thống Pháp, cũng như Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện thường lựa chọn những người có uy tín khoa học, có cùng quan điểm chính trị để bổ nhiệm vào Hội đồng. Trong số này, các nhà luật học chiếm tỷ lệ khá cao34. Với những gì vừa phân tích ở trên cũng chính là nét khác biệt khá rõ của Pháp so với mơ hình bảo hiến Hoa Kỳ xét về mặt chủ thể. Người đã trở thành thành viên của Hội đồng bảo hiến thì khơng được kiêm nhiệm, khơng được là thành viên của Chính phủ, Nghị viện, Hội đồng kinh tế-xã hội, hoặc là lãnh đạo của các Đảng phái chính trị ( Điều 57 Hiến pháp 1958). Việc quy định không được kiêm nhiệm đối với các thành viên là quy định phù hợp để đảm bảo sự độc lập trong hoạt động của Hội đồng bảo hiến đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy nhà nước.

Bộ máy giúp việc cho hội đồng bảo hiến bao gồm khoảng 50 nhân viên. Họ được tuyển chọn từ các cơ quan Chính phủ hoặc từ hợp đồng. Tổng thống bổ nhiệm

34

http://www.nclp.org.vn/kinh_nghiem_quoc_te/ban-chat-phap-ly-cua-hoi-111ong-hien-phap-cong-hoa-

Tổng thư ký theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bảo hiến. Tổng thư kí trực tiếp quản lý thơng tin, tư liệu, thư viện, tài chính và các quan hệ đối ngoại. Hội đồng bảo hiến tự chủ về mặt tài chính35.

2.1.2.3 Mơ hình bảo hiến của Việt Nam

Bảo hiến được giao cho nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước, từ trung ương đến địa phương trên cả ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong đó Quốc hội giữ vai trò giám sát tối cao. Với những quy định trong Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật thì về mặt chủ thể, bảo hiến Việt Nam hồn toàn khác biệt với Hoa Kỳ và Pháp. Cụ thể chủ thể bao gồm:

a. Bảo hiến thông qua nhiệm vụ và chức năng hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước.

Quốc hội với vai trò giám sát tối cao hoạt động của cơ quan nhà nước. Quốc

hội tiến hành giám sát ở trung ương đối với các hoạt động của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các cơ quan thuộc Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, đồng thời kiểm tra giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan này; giám sát các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đảm bảo phù hợp với Hiến pháp trong quá trình ký kết, gia nhập và thực hiện.

Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, thực hiện

các hoạt động bảo hiến tương tự như của Quốc hội. Hoạt động bảo hiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định thông qua các quy định tại Chương II Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003.

35http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-constitutionnel/francais/le-conseil-

Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia tích cực vào hoạt động bảo hiến, bảo vệ tính tối cao của

Hiến pháp.

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân

dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước cơ quan cấp trên ( Điều 119 Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001). Hội đồng nhân dân được giao thực hiện được chức năng bảo hiến trực tiếp tại các kỳ họp hoặc thông qua thường trực hội đồng nhân dân, các Ban của hội đồng nhân dân, Đại biểu hội đồng nhân dân giám sát trên một số lĩnh vực, đối tượng nhất định.

b. Bảo hiến thông qua nhiệm vụ và chức năng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

Theo quy định tại Điều 24 và Điều 109 Hiến pháp 1992 ( được sửa đổi bổ sung năm 2001) thì Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình có trách nhiệm đảm bảo việc tơn trọng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đơn vị lực lượng vũ trang và mọi công dân trong xã hội.

c. Bảo hiến thông qua nhiệm vụ và chức năng hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Trên cơ sở nguyên tắc quyền lực là thống nhất có sự phân cơng phối hợp, nên cùng với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp, hệ thống cơ quan tư pháp cũng tham gia vào hoạt động bảo hiến thông qua nhiệm vụ và chức năng hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

d. Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại (Điều 101 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001). Chủ tịch nước

thực hiện hoạt động bảo hiến thông qua các thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp.

Hoạt động bảo hiến theo mơ hình bảo hiến Việt Nam được giao cho nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước trên cả ba mảng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhờ đó đảm bảo cho hoạt động bảo hiến được thực hiện tồn diện. Vai trị của đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp, tuân thủ pháp luật được đề cao.

Với sự non trẻ trong hoạt động bảo hiến, việc giao cho quá nhiều cơ quan thực hiện bảo hiến (trong khi ở Hoa Kỳ bảo hiến được trao cơ quan tư pháp, còn ở Pháp đã có một cơ quan chuyên trách) dẫn tới một thực tế là “cha chung khơng ai khóc”, các cơ quan thiếu tính trách nhiệm trong hoạt động bảo hiến của mình, đùn đẩy trách nhiệm hoặc là chồng chéo trong công tác bảo vệ Hiến pháp36. Điều này làm cho hoạt động bảo hiến chưa phát huy được hết hiệu lực, tầm quan trọng của bảo hiến trong việc bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp do đó cũng chưa được nhận thức đúng với vai trò và ý nghĩa của Hiến pháp37.

Xét về mặt chủ thể, cả ba mơ hình bảo hiến của Việt Nam, Hoa Kỳ và Pháp có sự khác biệt khá lớn. Ở Hoa Kỳ, bảo hiến giao cho cơ quan tư pháp, trong đó nổi bật là vai trò của Tòa án tối cao; ở Pháp hoạt động bảo hiến được giao cho Hội đồng bảo hiến; cịn ở Việt Nam thì bảo hiến được thực hiện bởi nhiều cơ quan ở ba nhánh quyền lực trong đó quyền giám sát tối cao thuộc về Quốc hội. Chúng ta có thể giải thích sự khác biệt này dễ dàng khi căn cứ vào đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội và truyền thống pháp luật ở mỗi nước.

Một phần của tài liệu So sánh mô hình bảo hiến của việt nam, hoa kỳ và pháp (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)