Tổng quan về thực trạng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt nam

Một phần của tài liệu Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 50 - 55)

2.1. Thực trạng M&A và thực trạng áp dụng pháp luật về sáp nhập, mua lạ

2.1.1.Tổng quan về thực trạng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt nam

Số liệu cho thấy thị trường sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam đang “hút” mạnh nhà đầu tư nước ngoài so với trước thời điểm Việt Nam trở thành thành viên WTO. Việc thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư của Việt Nam cùng với những cải thiện tích cực trong hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư nước ngồi trong thời gian qua là những nhân tố quan trọng góp phần củng cố lịng tin của nhà đầu tư nước ngồi về sức hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam, mở ra cơ hội mới để thu hút đầu tư nước ngoài với số lượng nhiều hơn và chất lượng cao hơn. Điều này, đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt và mơi trường đầu tư nước ngồi tại Việt Nam còn một số hạn chế. Các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường hàng hố và dịch vụ trong khn khổ các hiệp định song phương, khu vực và thế giới cũng là những nhân tố tích cực góp phần mở rộng thị trường thu hút đầu tư của Việt Nam.

Hoạt động M&A tuy mới ở Việt Nam, tuy nhiên, tại nước ngoài, hoạt động này là tương đối phổ biến. Các nhà đầu tư nước ngoài đã quen với các hoạt động M&A tại nước sở tại nên họ sẽ có thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức này. Việc cho ra đời và thực thi các luật và nghị định về kinh doanh như Luật doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005 và Luật Chứng khoán 2006 giúp cho thị trường tài chính nói chung và thị trường M&A nói riêng trở nên minh bạch hơn thu hút được nhiều nhà đầu tư cả trong nước lẫn ngoài nước. Các giao dịch M&A cũng sẽ là sự lựa chọn tốt cho những nhà đầu tư nước ngoài khi Việt Nam đã bắt đầu mở cửa các lĩnh vực dịch vụ như

viễn thơng, ngân hàng và tài chính. Việc phát triển nền kinh tế, đặc biệt là sự trỗi dậy của khu vực tư nhân và sự phát triển của thị trường vốn và tài chính đã tạo động lực cho việc gia tăng hoạt động M&A tại Việt Nam, bao gồm cả những giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công ty trong nước cũng như các giao dịch M&A nội địa giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thời gian gần đây, làn sóng mua lại cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam diễn ra khá sơi động. Những nhà đầu tư nước ngồi đổ tiền vào các ngân hàng thương mại Việt Nam khơng ai khác chính là các tập đồn ngân hàng, tài chính lớn trên thế giới (HSBC, Dragon Capital, Deutsche Bank, Standard Chartered Bank, ANZ…). Những nhà đầu tư tiên phong này, đã sớm trở thành các cổ đông chiến lược trong ngành tài chính, ngân hàng Việt Nam. Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, để hoạt động tại một thị trường mới mẻ và đầy tiềm năng như Việt Nam, các nhà đầu tư có nhiều hình thức lựa chọn khác nhau. Một là, thành lập một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; hai là, phát triển các chi nhánh; và ba là, thông qua hoạt động M&A. Tuy nhiên, sự lựa chọn phù hợp nhất trong giai đoạn này tại Việt Nam chính là M&A. Vì vậy, trong thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều hoạt động hợp tác kinh doanh giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài như sự hợp tác của HSBC và Techcombank, Habubank và Deutsche Bank, ANZ và Sacombank, Standard Chartered Bank và ACB... Chiến lược kinh doanh của các ngân hàng nước ngồi là mở rộng quy mơ hoạt động của mình thơng qua con đường ngắn nhất là M&A các ngân hàng trong nước, họ sẽ tìm kiếm và hợp tác với các đối tác là các ngân hàng cổ phần của Việt Nam, vì các ngân hàng này có sự năng động và khả năng thích ứng nhanh. Về phía mình, các ngân hàng Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận được công nghệ quản lý hiện đại của phía đối tác, tận dụng được năng lực về tài chính và nguồn nhân lực có trình độ cao và có cơ hội học hỏi được những kinh nghiệm trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, phân phối cũng là một lĩnh vực có sức hấp dẫn cao các nhà đầu tư. Trên thị trường phân phối Việt Nam hiện đã có mặt một số nhà đầu tư quốc tế như Metro Cash & Carry, Big C, Parkson, Lotte Shopping…

và đây là một xu hướng tất yếu. Là thành viên của WTO, Việt Nam phải thực hiện cam kết mở cửa thị trường, trong đó có lĩnh vực phân phối. Năm 2006, bốn doanh nghiệp lớn trong ngành phân phối Việt Nam bao gồm: Tổng Công ty thương mại Sài gòn (Satra), Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Hapro), Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Coop) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái (Phú Thái Group) vừa ký bản hợp tác về việc thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên lĩnh vực phân phối. Theo đó, VDA sẽ là nòng cốt cho hệ thống phân phối nội địa và bổ trợ lẫn nhau trong các công việc về hậu cần, liên kết và hỗ trợ để cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài. Sự hợp tác cũng khẳng định quyết tâm của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng một thương hiệu phân phối mang tính tồn cầu. Như vậy, động thái này của những “đại gia” trong ngành bán lẻ Việt Nam là phù hợp và kịp thời với lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ và bắt đầu một giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ29.

Thị trường M&A của Việt Nam tuy còn sơ khai nhưng có tốc độ tăng trưởng cao và qua hoạt động của thị trường M&A có thể rút ra một số nhận xét ban đầu như sau:

Đa số các vụ M&A đáng kể đều có yếu tố nước ngồi

Chỉ có một vài vụ sáp nhập giữa doanh nghiệp trong nước như Ngân hàng ACB mua Ngân hàng Đại Á, Công ty Kinh Đô mua Tribeco hay Gạch Đồng Tâm mua Sứ Thiên Thanh, hầu hết những vụ cịn lại đều có sự tham gia của ít nhất một bên là doanh nghiệp nước ngồi. Trong đó, có trường hợp doanh nghiệp nước ngoài mua lại toàn bộ cổ phần hoặc cổ phần chiến lược của doanh nghiệp trong nước như vụ Daiichi Nhật Bản mua lại tồn bộ Cơng ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG, vụ ANZ đầu tư vào Ngân hàng Sacombank và Cơng ty chứng khốn SSI; vụ HSBC mua cổ phần của Techcombank; vụ Quỹ đầu tư Dragon Capital mua cổ phần của Vinamilk, REE Corp... Ngược lại cũng có trường hợp doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp nước ngồi như Kinh Đơ mua kem Wall’s, vụ Vinabico mua cổ

29

phần của Kotobuki Vietnam. Trên thực tế cũng có trường hợp sáp nhập giữa hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như vụ Savills Vietnam sáp nhập với Chesterton Vietnam thành Savill - Chesterton Vietnam.

Có thể giải thích sự hiện diện phổ biến của yếu tố nước ngoài trong các M&A của Việt Nam bởi ba lý do sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp nước ngồi có ưu thế về kinh nghiệm và trình

độ quản lý trong việc tiến hành thuần thục các hoạt động M&A, trong khi doanh nghiệp Việt Nam cịn bỡ ngỡ, nên khơng thể nắm thế chủ động trong hoạt động này.

Thứ hai, doanh nghiệp nước ngồi mới tạo ra nguồn “hàng hóa” tốt cho

cả cung và cầu trong M&A. Với tiềm lực tài chính của mình, họ mới là khách hàng của những thương vụ hàng chục triệu USD mà các doanh nghiệp trong nước không thể với tới. Mặt khác các doanh nghiệp trong nước cũng chỉ muốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài nhằm khai thác những thương hiệu tên tuổi và bề dày kinh nghiệm quản lý của họ.

Thứ ba, M&A là một hình thức đầu tư nước ngoài hiệu quả và phổ

biến30 giúp các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường nội địa mà không phải chịu phí tổn thành lập, xây dựng thương hiệu và thị phần ban đầu31. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường dịch vụ được bảo hộ theo lộ trình cam kết WTO thì M&A là một trong những con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận mạng lưới bán lẻ của Việt Nam.

Hình thức các vụ M&A ở Việt Nam mang tính “thân thiện” nhiều hơn

Hầu như thị trường chưa ghi nhận vụ thơn tính mang tính thù địch nào. Các vụ sáp nhập thể hiện rõ sự hợp tác và ở một góc độ nào đó có thể nói, vẫn mang hơi hướng của hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trước đây. Tuy vậy, một số thủ đoạn lắt léo trong thâu tóm doanh nghiệp (vụ Coca Cola Vietnam) và đối thủ (kem đánh răng Dạ Lan)

30

Số lượng FDI được thực hiện dưới hình thức M&A chiếm tỷ trọng lớn từ 57% -80% tổng FDI của các khu vực trên thế giới.

31 Đầu thập kỷ 90, công ty Unilever đã gia nhập thị trường Việt Nam thông qua việc mua đứt thương hiệu P/S với giá 5 triệu USD. Đây được coi là thương vụ M&A đầu tiên ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, nhãn hiệu kem đánh răng này chiếm đến 70% thị phần trong nước.

cũng đã từng được sử dụng một cách bài bản.

Cách thức và tác nghiệp thực hiện M&A ở Việt Nam còn sơ khai

Các vụ M&A chủ yếu là thâu tóm hay được gọi phổ biến trên các phương tiện thơng tin đại chúng là mua bán doanh nghiệp (tồn bộ hoặc một phần). Hầu như chưa có trường hợp hợp nhất do hình thức này cũng khơng phổ biến trên thế giới và trình độ quản lý của Việt Nam chưa thể đáp ứng được mức độ hợp tác cao mà các vụ hợp nhất địi hỏi. Ngồi ra, rất nhiều vụ được xếp vào M&A nhưng thực chất thiên về đầu tư tài chính. Đó chỉ là những trường hợp nắm vốn của nhau, mua lại cổ phần lớn để trở thành đối tác chiến lược (VinaCapital đầu tư vào Phở 24, Dược Hậu Giang, Hilton Opera; Indochina Capital – Mai Linh; Jaccar Fund - Hoàng Anh Gia Lai) mà không nhắm đến khống chế sở hữu và điều hành cơng ty (thâu tóm). Mặc dù vậy, trong một số lĩnh vực tài chính ngân hàng doanh nghiệp nước ngồi cũng khơng có cách lựa chọn nào khác do những hạn chế mua cổ phần không quá 30% (ngân hàng), 49% (doanh nghiệp niêm yết), như trường hợp ANZ-SSI, Sacombank; Standard Chatter – Ngân hàng ACB...

Cách thức xây dựng, tổ chức thị trường M&A cũng thể hiện nhiều bất cập

Một số quan chức và doanh nghiệp cho rằng Việt Nam đang thiếu một “nơi gặp gỡ” để cho các doanh nghiệp trao đổi và thực hiện M&A. Từ đó, một số trang web (muabancongty.com của công ty TigerInvest và muabandoanhnghiep.com của IDJ) đã được lập và được coi là “sàn giao dịch” của thị trường M&A. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động M&A trên thế giới không diễn ra trên những trang web mang tính chất rao vặt như vậy. Ngược lại, chúng được thực hiện qua những tác nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao, trong những phịng họp kín. Nội dung thương thảo M&A bao giờ cũng cần được giữ tuyệt mật cho đến phút chót bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giá trị cổ phiếu của các cơng ty, thậm chí hủy hoại ngay cả dự định sáp nhập đang được tiến hành. Do đó, những trao đổi thể hiện trên các trang web như cách một số doanh nghiệp Việt Nam đang làm chỉ phù hợp để tìm kiếm cơ hội mua bán các cơ sở sản xuất, cửa hàng, thương hiệu rất

khiếm tốn. Tâm điểm của hoạt động M&A chính là các cơng ty tư vấn chuyên nghiệp về hoạt động này. Họ vừa đóng vai trị môi giới vừa làm tư vấn cho các bên trong vụ M&A. Các thể chế tài chính ngân hàng của Mỹ như Citigroup, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Merill Lynch, JPMorgan Chase đều là những công ty tư vấn hàng đầu về M&A trên phạm vi toàn thế giới. Muốn phát triển thị trường M&A ở Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần phải nhắm vào việc tăng cường năng lực và mở rộng hoạt động của các công ty tư vấn tài chính và đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam32.

Một phần của tài liệu Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 50 - 55)