4. Ý nghĩa của đề tài
2.5.4. Chỉ tiêu về khả năng chống chịu
* Tính chống đổ
Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng của lúa từ lúc vào chắc – chín; sau đó đánh giá theo thang điểm của IRRI.
+ Điểm 1: Chống đổ tốt, không đổ.
+ Điểm 3: Chống đổ khá, hầu hết các cây đều nghiêng nhẹ. + Điểm 5: Chống đổ trung bình, hầu hết các cây nghiêng 300
(góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng).
+ Điểm 7: Chống đổ yếu, hầu hết các cây bị nghiêng 450
.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Khả năng chống chịu sâu, bệnh
Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại theo phương pháp chung của IRRI. Điều tra thiệt hại vào thời điểm xuất hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng và báo cáo kết quả ở giai đoạn nặng nhất.
- Sâu đục thân:
+ Nguyên căn: Chilo suppressalis, Scirpophara incertulas.
Điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 10 khóm lúa theo phương pháp chọn tự do hoặc hệ thống tuần tự không lặp lại. Đếm số dảnh bị hại, số khóm bị hại, số khóm điều tra. Sau đó tính tỉ lệ hại (%) theo công thức chuẩn thường được dùng phổ biến là:
Tỉ lệ bông bị hại (%) =
Số khóm bị hại trên diện tích lấy mẫu
x
Số bông bị hại Tổng số khóm lấy mẫu Tổng số bông trong
những khóm bị hại + Giai đoạn sinh trưởng 3 – 9
Thang điểm:
+ Điểm 0: Không bị hại.
+ Điểm 1: Từ 1 – 10% số bông bị hại. + Điểm 3: Từ 11 – 20% số bông bị hại. + Điểm 5: Từ 21 – 30% số bông bị hại. + Điểm 7: Từ 31 – 50% số bông bị hại. + Điểm 9: Từ 51 – 100% số bông bị hại. - Sâu quấn lá nhỏ:
+ Nguyên căn: Cnaphalocrocis medinalis.
+ Triệu chứng: Sâu non ăn lá lúa, trừ biểu bì để lại những vệt điển hình ở thời kỳ dinh dưỡng cuối, sâu cuộn lá thành ống.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Theo dõi vào thời kỳ lúa đẻ nhánh, vươn lóng, làm đòng. Điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 10 khóm phân bố đều trên 1m2
điều tra. Đếm số khóm trung bình/m2
và số dảnh trung bình/khóm, ta có số dảnh/m2. Ở mỗi lần nhắc lại và ở ruộng điều tra: Số lá có khả năng quang hợp cao và thường bị sâu cuốn lá được tính từ lá ngọn và 2 lá phía trước. Vì vậy số lá/m2 được tính như sau:
Số lá/m2 = Số dảnh/m2 x 3. Thang điểm:
+ Điểm 0: Không bị hại. + Điểm 1: 1 – 10%. + Điểm 3: 11 – 20%. + Điểm 5: 21 – 35%. + Điểm 7: 35 – 50%. - Bệnh đạo ôn hại lá:
+ Nguyên căn: Magnaporthe grisea (Pyricularia oryzae).
+ Triệu chứng: Vết bệnh hình hẹp hoặc hình elip, viền nâu, các vết bệnh nhỏ liên kết nhanh với nhau, có màu ngà xám hoặc hơi phớt xanh. Vết bệnh không rõ ràng.
+ Giai đoạn sinh trưởng 2 – 3. Thang điểm:
+ Điểm 0: Không cho thấy vết bệnh.
+ Điểm 1: Các vết bệnh mầu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.
+ Điểm 3: Dạng hình vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1 – 2 mm, có viền nâu rõ rệt.Vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên.
+ Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4 – 10% diện tích lá. + Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 25 – 50% diện tích lá. + Điểm 9: Hơn 75% diện tích lá bị bệnh.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Bệnh bạc lá:
+ Nguyên căn: Xanthomonas oryzae pv. Oryzicola.
+ Triệu chứng: Vết bệnh thường xuất phát gần đỉnh lá, từ mép lá và lan xuống theo móp lá. Vết bệnh ban đầu có màu xanh nhạt xanh đậm, sau đó là vàng đến xám. Ở các giống nhiễm nặng, vết bệnh có thể lan rộng khắp chiều dài lá đến tận bẹ lá. Bệnh kreset hay bệnh bạc lá trên mạ làm cho cây héo rũ và chết non.
+ Giai đoạn sinh trưởng: 5 – 8. Thang điểm: + Điểm 0: Không bị bệnh. + Điểm 1: 1 – 5%. + Điểm 3: 6 – 12%. + Điểm 5: 13 – 25%. + Điểm 7: 26 – 50%. + Điểm 9: 51 – 100%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khí hậu thời tiết vùng nghiên cứu
Cây lúa cũng như nhiều loại cây trồng khác, quá trình sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là điều kiện khí hậu. Tùy từng mùa vụ, từng vùng khác nhau mà điều kiện khí hậu ảnh hưởng tới cây lúa cũng khác nhau trong suốt thời gian sinh trưởng của nó. Khí hậu gồm một số yếu tố cơ bản như: Nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng... khi các nhân tố này tương tác với nhau theo hướng có lợi sẽ làm cho năng suất và chất lượng lúa tăng và ngược lại.
Nghiên cứu thời tiết khí hậu là cơ sở giúp chúng ta xác định thời vụ trồng trọt, bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất lúa.
Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 9 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung thời tiết khí hậu trong vụ Mùa năm 2012 và vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các dòng lúa trong nghiên cứu.
3.2. Sức sống của mạ
Giai đoạn mạ có vai trò đặc biệt đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, mạ sinh trưởng phát triển tốt sẽ tạo tiền đề cho các giai đoạn sau phát triển tốt hơn, để đảm bảo khi cấy lúa đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng phát triển tốt ngoài việc giống phải đảm bảo thì gieo mạ và chăm sóc sau gieo cũng rất quan trọng.
Giai đoạn mạ được tính từ khi có lá thật đầu tiên đến trước khi nhìn thấy nhánh thứ nhất, từ khi cây mạ có một lá cho đến khi cây mạ có 4 – 5 lá
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thật. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cây mạ có thể chia giai đoạn mạ ra 2 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn mạ non và giai đoạn mạ khoẻ.
Giai đoạn mạ non được tính từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật. Trong giai đoạn này vì phôi nhũ tiếp tục phân giải để cung cấp cho mầm và rễ nên tốc độ hình thành các lá đầu tương đối nhanh, vì kích thước lá còn nhỏ nên nhu cầu dinh dưỡng không đáng kể. Mặt khác ở dưới mặt đất rễ phôi cũng bắt đầu phát triển và bước đầu hình thành vài lứa rễ đầu tiên, số lượng rễ không nhiều. Giai đoạn này khả năng chống chịu của cây mạ kém.
Giai đoạn mạ khoẻ tính từ khi cây mạ có 4 lá thật cho đến khi nhổ cấy. Kết thúc giai đoạn 3 lá, cây mạ chuyển sang giai đoạn sống tự lập, chất dự trữ trong nội nhũ đã sử dụng hết, cây mạ phải trực tiếp đồng hoá dinh dưỡng từ môi trường để sống và phát triển. Giai đoạn này chiều cao cây mạ tăng rõ, có thể ra 4 – 5 lứa rễ, do vậy khả năng chống chịu cũng tăng lên rõ rệt.
Tiêu chuẩn một giống mạ tốt trước khi cấy gồm: Cứng cây, đanh dảnh, khoẻ mạnh, không sâu bệnh.
- Sức sống của mạ: Để đánh giá sức sống của cây mạ người ta thường chú ý tới một số yếu tố có thể gây tương tác, làm ảnh hưởng tới sức sống của cây mạ như màu sắc lá mạ, chiều cao cây, tỷ lệ sống... Qua theo dõi ta thấy: Do kỹ thuật chăm sóc mạ tốt mà tất cả các cây mạ trong quần thể đều có màu xanh đậm thể hiện mạ sinh trưởng, phát triển và có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt. Chất lượng mạ trung bình được đánh giá điểm 5, các cây mạ không có nhánh đẻ, mạ đủ tiêu chuẩn mang ra ruộng cấy.
Qua số liệu các bảng 3.1 và bảng 3.2 cho ta thấy: Có sự chệnh lệch về tuổi mạ cấy, chiều cao cây và số lá mạ giữa vụ Mùa 2012 và vụ Xuân 2013.
- Ở vụ Mùa, do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao nên cây mạ sinh trưởng nhanh, đanh dảnh.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Vụ Mùa 2012, có tới 26 dòng (chiếm 80%) cây mạ được đánh giá ở điểm 1, lá mạ có màu xanh đậm; 5 dòng (chiếm 14,3%) được đánh giá ở điểm 3 (xanh nhạt) và 2 dòng (5,7%) được đánh giá ở điểm 5, lá mạ có màu vàng.
+ Thời gian từ gieo tới cấy trong vụ Mùa là 14 ngày. Chiều cao cây mạ biến động trong khoảng từ 14,2 – 15,7 cm. Số lá dao động từ 3,3 – 4,5 lá.
Bảng 3.1: Chất lượng mạ của các dòng giống lúa trong vụ Mùa 2012
Dòng Mùa 2012
Số lá (lá) Chiều cao cây (cm) Màu sắc lá Điểm
H 1.1 3,5 14,9 Xanh đậm 1 H 1.3 4,1 15,1 Xanh đậm 1 H 1.4 4,2 15,2 Xanh đậm 1 H 1.5 4,5 15,7 Xanh đậm 1 H 2.2 4,0 15,4 Xanh nhạt 3 H 2.3 4,0 15,2 Xanh đậm 1 H 3.1 4,4 15,7 Xanh đậm 1 H 3.3 3,7 15,6 Xanh nhạt 3 H 3.4 4,3 15,2 Xanh đậm 1 H 4.1 3,9 15,0 Xanh đậm 1 H 5.1 3,8 14,2 Xanh nhạt 3 H 5.3 3,8 15,3 Vàng 5 H 5.4 3,5 15,7 Xanh đậm 1 H 6.1 3,5 15,3 Xanh đậm 1 H 6.2 4,0 14,9 Xanh nhạt 3 H 7.1 3,7 14,8 Xanh đậm 1 H 7.2 4,2 15,2 Xanh đậm 1 H 7.3 3,9 14,7 Xanh đậm 1 H 7.4 3,7 15,2 Xanh đậm 1 H 8.1 4,3 15,3 Xanh đậm 1
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Dòng Mùa 2012
Số lá (lá) Chiều cao cây (cm) Màu sắc lá Điểm
H 8.3 3,8 15,6 Xanh đậm 1 H 8.4 4,3 15,1 Xanh đậm 1 H 9.1 4,3 15,5 Xanh đậm 1 H 9.6 3,3 14,5 Xanh đậm 1 H 10.1 3,9 14,8 Xanh đậm 1 H 10.2 4,4 15,3 Xanh đậm 1 H 10.4 3,9 15,4 Xanh đậm 1 H 10.5 3,6 15,6 Vàng 5 H 11.2 3,9 15,3 Xanh đậm 1 H 11.3 3,7 15,1 Xanh đậm 1 H 11.4 4,1 15,1 Xanh đậm 1 H 11.5 4,3 15,2 Xanh đậm 1 H 11.6 4,5 15,7 Xanh nhạt 3 ĐS1 3,8 14,9 Xanh đậm 1 KD18 4,3 14,9 Xanh đậm 1
Bảng 3.2: Chất lượng mạ của các dòng giống lúa trong vụ Xuân 2013
Dòng Xuân 2013
Số lá (lá) Chiều cao cây (cm) Màu sắc lá Điểm
H 1.1 3,5 14,4 Xanh đậm 1 H 1.3 3,1 15,9 Xanh nhạt 3 H 1.4 3,0 14,1 Vàng 5 H 1.5 3,0 14,2 Vàng 5 H 2.2 2,9 13,8 Vàng 5 H 2.3 2,9 13,8 Vàng 5 H 3.1 3,0 14,2 Vàng 5 H 3.3 3,4 14,8 Xanh nhạt 3
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Dòng Xuân 2013
Số lá (lá) Chiều cao cây (cm) Màu sắc lá Điểm
H 3.4 2,6 14,3 Vàng 5 H 4.1 3,3 13,9 Xanh nhạt 3 H 5.1 2,8 14,2 Xanh nhạt 3 H 5.3 3,1 14,3 Vàng 5 H 5.4 2,8 14,3 Xanh nhạt 3 H 6.1 3,1 14,3 Vàng 5 H 6.2 2,8 14,5 Vàng 5 H 7.1 3,1 14,5 Xanh nhạt 3 H 7.2 3,1 14,0 Xanh đậm 1 H 7.3 3,1 14,7 Vàng 5 H 7.4 3,3 14,4 Vàng 5 H 8.1 3,1 13,8 Vàng 5 H 8.3 3,0 14,5 Vàng 5 H 8.4 3,4 14,7 Xanh nhạt 3 H 9.1 3,1 14,1 Xanh nhạt 3 H 9.6 3,3 15,8 Vàng 5 H 10.1 3,1 13,8 Xanh nhạt 3 H 10.2 3,3 14,4 Xanh nhạt 3 H 10.4 2,9 14,3 Vàng 5 H 10.5 3,2 14,1 Vàng 5 H 11.2 2,7 14,5 Xanh đậm 1 H 11.3 2,9 14,2 Vàng 5 H 11.4 3,3 14,9 Xanh nhạt 3 H 11.5 2,7 14,3 Xanh nhạt 3 H 11.6 3,0 14,0 Vàng 5 ĐS1 3,5 16,8 Xanh đậm 1 KD18 3,1 15,2 Xanh nhạt 3
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Trong vụ Xuân, thời gian đầu sau gieo gặp điều kiện nhiệt độ thấp nên cây mạ sinh trưởng chậm.
+ Vụ Xuân 2013, chỉ có 3 dòng (chiếm 11,4%) cây mạ được đánh dấu ở điểm 1 (xanh đậm) là H1.1; H7.2; H11.2, 12 dòng (37,1%) được đánh giá ở điểm 3 (xanh nhạt) và 18 dòng (51,4%) được đánh giá ở điểm 5.
+ Trong vụ này, thời gian từ gieo đến cấy cũng dài hơn vụ Mùa lên đến 20 ngày. Chiều cao cây mạ chỉ đạt từ 13,8 – 16,8 cm. Số lá dao động từ 2,6 – 3,5 lá.
*Kết luận: Qua theo dõi ta thấy rằng chất lượng mạ của các dòng lúa tham gia thí nghiệm thay đổi theo từng vụ. Ở vụ Mùa cây mạ sinh trưởng nhanh hơn vụ Xuân. Các dòng lúa trong thí nghiệm đều chưa đẻ nhánh nên chưa có những đánh giá bước đầu về quá trình phát triển nhánh giữa các dòng.
3.3. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các dòng lúa tham gia thí nghiệm
Sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Đây là hai quá trình xen kẽ không thể tách rời, sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và phát triển tạo điều kiện cho sinh trưởng. Libbert đã định nghĩa sinh trưởng và phát triển như sau:
Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế bào, mô và toàn cây kết quả dẫn tới sự tăng về số lượng, thể tích và sinh khối của chúng.
Phát triển là quá trình phát triển về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi về hình thái, chức năng của chúng
Đối với cây lúa thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, vào thời vụ gieo cấy, vào điều kiện ngoại cảnh cũng như điều kiện chăm sóc. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giống là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời có các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhất cho từng giai đoạn cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây để phát huy hết tiềm năng, năng suất của từng giống.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian được tính bằng ngày kể từ khi gieo cho đến khi lúa chín (80% số bông/quần thể chín).
Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào giống và điều kiện môi trường cây lúa sinh trưởng (mùa vụ, đất đai, kỹ thuật canh tác…) cùng một giống nhưng trồng trong hai vụ khác nhau thời gian sinh trưởng cũng khác nhau.
Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây lúa trải qua ba giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, giai đoạn sinh trưởng sinh thực và chín. Ở mỗi giai đoạn, cây lúa không chỉ biến đổi về lượng mà biến đổi cả về chất để hoàn thành chu kỳ phát triển. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ khi gieo đến khi làm đòng. Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như: Rễ, thân, lá, nhánh và một phần tích lũy dinh dưỡng cho giai đoạn sau; giai đoạn này gồm: Nẩy mầm, mạ, đẻ nhánh, vươn lóng. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực được tính từ khi cây lúa làm đòng cho đến khi cây lúa phơi màu, giai đoạn này kéo dài 35 ngày và ổn định ở tất cả các giống. Giai đoạn chín bắt đầu từ khi lúa phơi màu đến khi hạt chín hoàn toàn, kéo dài từ 30 – 35 ngày ở tất cả các giống (Đinh Thế Lộc, 2006). Do vậy, sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của các giống lúa chủ yếu khác nhau ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa biến động trong một phạm vi rộng là tính trạng số lượng do nhiều gen cùng kiểm soát. Các giống có TGST từ 110 – 135 ngày hiện nay có năng suất cao hơn các giống chín sớm hoặc chín muộn trong cùng điều kiện canh tác. Các nghiên cứu cho rằng có mối liên kết giữa các gen kiểm soát tính chín trung bình với các gen điều khiển yếu tố cấu thành năng suất. Mặt khác, còn xác định rằng ở các giống chín trung bình đạt