4. Ý nghĩa của đề tài
3.3. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các dòng lúa tham gia thí nghiệm
Sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Đây là hai quá trình xen kẽ không thể tách rời, sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và phát triển tạo điều kiện cho sinh trưởng. Libbert đã định nghĩa sinh trưởng và phát triển như sau:
Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế bào, mô và toàn cây kết quả dẫn tới sự tăng về số lượng, thể tích và sinh khối của chúng.
Phát triển là quá trình phát triển về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi về hình thái, chức năng của chúng
Đối với cây lúa thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, vào thời vụ gieo cấy, vào điều kiện ngoại cảnh cũng như điều kiện chăm sóc. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giống là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời có các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhất cho từng giai đoạn cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây để phát huy hết tiềm năng, năng suất của từng giống.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian được tính bằng ngày kể từ khi gieo cho đến khi lúa chín (80% số bông/quần thể chín).
Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào giống và điều kiện môi trường cây lúa sinh trưởng (mùa vụ, đất đai, kỹ thuật canh tác…) cùng một giống nhưng trồng trong hai vụ khác nhau thời gian sinh trưởng cũng khác nhau.
Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây lúa trải qua ba giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, giai đoạn sinh trưởng sinh thực và chín. Ở mỗi giai đoạn, cây lúa không chỉ biến đổi về lượng mà biến đổi cả về chất để hoàn thành chu kỳ phát triển. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ khi gieo đến khi làm đòng. Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như: Rễ, thân, lá, nhánh và một phần tích lũy dinh dưỡng cho giai đoạn sau; giai đoạn này gồm: Nẩy mầm, mạ, đẻ nhánh, vươn lóng. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực được tính từ khi cây lúa làm đòng cho đến khi cây lúa phơi màu, giai đoạn này kéo dài 35 ngày và ổn định ở tất cả các giống. Giai đoạn chín bắt đầu từ khi lúa phơi màu đến khi hạt chín hoàn toàn, kéo dài từ 30 – 35 ngày ở tất cả các giống (Đinh Thế Lộc, 2006). Do vậy, sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của các giống lúa chủ yếu khác nhau ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa biến động trong một phạm vi rộng là tính trạng số lượng do nhiều gen cùng kiểm soát. Các giống có TGST từ 110 – 135 ngày hiện nay có năng suất cao hơn các giống chín sớm hoặc chín muộn trong cùng điều kiện canh tác. Các nghiên cứu cho rằng có mối liên kết giữa các gen kiểm soát tính chín trung bình với các gen điều khiển yếu tố cấu thành năng suất. Mặt khác, còn xác định rằng ở các giống chín trung bình đạt được sự cân đối giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực tạo nên một sự hài hòa hợp lý thúc đẩy năng suất cao. Đa số giống lúa ngắn ngày và
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trung ngày không phản ứng quang chu kỳ khá phù hợp cho vùng nhiệt đới ấm áp có đủ nước tưới để gieo trồng 2 – 3 vụ liên tục trong năm.
Thời gian sinh trưởng của một giống lúa mà quá ngắn sẽ không đủ để cây đẻ nhánh và không thể có một diện tích lá tốt, nếu thời gian sinh trưởng quá dài làm cho cây bị che cớm lẫn nhau ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của bộ lá
Toàn bộ đời sống của cây lúa có thể chia ra thành 3 giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực và chín. Sự khác nhau về thời gian sinh trưởng giữa các dòng, giống lúa chủ yếu là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, giống chin sớm thì giai đoạn này ngắn, giống chín muộn thì giai đoạn này dài. Còn thời kỳ sinh trưởng sinh thực các giống khác nhau nhìn chung ít thay đổi.
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ khi gieo cho đến khi làm đòng. Trung tâm hoạt động của thời kỳ này là hình thành nên các bộ phận chính của cây: thân, lá, rễ, nhánh… và cũng một phần tích luỹ dinh dưỡng cho giai đoạn sau. Thời kỳ này dài hay ngắn thay đổi rất nhiều giữa các dòng, giống, các điều kiện bên ngoài như: thời vụ, điều kiện canh tác. Bước sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực cây lúa dần hình thành cơ quan sinh sản. Nếu thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng quyết định đến số bông/khóm thì thời kỳ sinh trưởng sinh thực lại quyết định đến số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và KL1000 hạt. Như vậy nghiên cứu thời gian sinh trưởng và phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu mùa vụ, tìm hiểu kỹ đặc điểm sinh trưởng, phát triển và là điều kiện cần thiết để xây dựng chế độ thâm canh, luân canh, xen canh cũng như áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật một cách hợp lý nhằm giúp cây lúa phát triển tốt và cho năng suất cao.
Qua việc theo dõi thời gian sinh trưởng của các dòng lúa chúng tôi thu được kết quả như sau:
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.3: Thời gian sinh trưởng của các dòng giống lúa trong vụ Mùa 2012
Dòng Mùa 2012 (Thời gian từ gieo đến …ngày)
Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín TGST H1-1 14 20 55 84 110 110f H1-3 14 21 53 85 116 116cd H1-4 14 22 55 85 115 115cd H1-5 14 23 56 85 115 115cd H2-2 14 24 55 84 116 116cd H2-3 14 25 56 83 120 120a H3-1 14 22 58 86 115 115cd H3-3 14 22 55 84 116 116cd H3-4 14 23 54 84 116 116cd H4-1 14 21 53 86 115 115d H5-1 14 22 56 85 116 116cd H5-3 14 23 58 85 115 115cd H5-4 14 20 57 86 115 115cd H6-1 14 22 55 85 116 116cd H6-2 14 24 53 86 116 116c H7-1 14 23 54 84 116 116cd H7-2 14 25 55 85 112 112e H7-3 14 24 56 85 115 115cd
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Dòng Mùa 2012 (Thời gian từ gieo đến …ngày)
Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín TGST H7-4 14 25 54 85 116 116cd H8-1 14 24 51 85 116 116cd H8-3 14 22 52 85 115 115d H8-4 14 24 55 84 115 115cd H9-1 14 23 53 84 116 116cd H9-6 14 24 52 83 119 119b H10-1 14 23 52 85 116 116cd H10-2 14 21 53 86 116 116cd H10-4 14 23 53 88 115 115cd H10-5 14 22 53 87 116 116cd H11-2 14 23 55 85 110 110f H11-3 14 24 58 85 115 115cd H11-4 14 24 55 85 115 115cd H11-5 14 25 53 86 116 116cd H11-6 14 25 52 86 115 115cd ĐS1 14 23 51 80 115 115cd KD18 14 25 46 74 107 107g CV (%) 5,4 Pr>F(CT) <0,05 Pr>F(NL) >0,05
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.4: Thời gian sinh trưởng của các dòng giống lúa trong vụ Xuân 2013
Dòng Xuân 2013 ( Thời gian từ gieo đến…. ngày)
Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín TGST H1-1 20 30 61 89 118 118n H1-3 20 31 62 86 134 134b-f H1-4 20 29 61 88 128 128k H1-5 20 30 61 87 138 138a H2-2 20 28 59 86 129 129i-k H2-3 20 29 60 85 134 134c-f H3-1 20 30 59 84 130 130h-j H3-3 20 28 61 83 128 128k H3-4 20 29 63 82 137 137ab H4-1 20 27 64 86 134 134b-f H5-1 20 28 60 87 132 132f-h H5-3 20 29 62 89 133 133c-g H5-4 20 30 62 89 124 124m H6-1 20 31 63 89 129 129i-k H6-2 20 32 61 89 135 135a-c H7-1 20 29 61 85 131 131g-i H7-2 20 30 60 91 119 119n H7-3 20 31 59 90 135 135b-e H7-4 20 29 60 87 133 133c-g H8-1 20 29 60 94 132 132d-h
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Dòng Xuân 2013 ( Thời gian từ gieo đến…. ngày)
Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín TGST H8-3 20 28 61 91 132 132e-h H8-4 20 29 63 89 128 128jk H9-1 20 25 62 94 129 129i-k H9-6 20 26 61 93 137 137ab H10-1 20 27 62 90 133 133d-h H10-2 20 28 60 88 134 134c-f H10-4 20 29 62 86 134 134b-d H10-5 20 30 62 84 135 135a-c H11-2 20 26 62 86 121 121m H11-3 20 28 61 88 134 134b-f H11-4 20 29 61 90 134 134b-f H11-5 20 25 60 85 128 128jk H11-6 20 27 60 86 136 136ab ĐS1 20 30 62 92 132 132e-h KD18 20 31 57 85 122 122m CV (%) 1,0 Pr>F(CT) >0,05 Pr>F(NL) <0,05
(Pr>F) < 0,05: Sai khác có ý nghĩa ở xác suất 95% (Pr>F) > 0,05: Sai khác không có ý nghĩa
a,b,c,…,n: phân nhóm theo thứ tự giảm dần trong so sánh Duncan
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Vụ Mùa 2012:
Thời gian sinh trưởng của các dòng lúa dao động từ 109 – 120 ngày. Các dòng lúa khác nhau có TGST khác nhau một cách chắc chắn ở mức xác suất 95%. Các dòng lúa thí nghiệm ở vụ Mùa 2012 đều thuộc loại hình chín sớm.
- Dòng H2-3(120 ngày), H9-6 (119 ngày) có TGST dài hơn các dòng khác và dài hơn hai giống Đ/C chắc chắn ở mức xác suất 95%.
- Dòng H1-1, H7-2, H11-2 có TGST dài hơn KD18 nhưng ngắn hơn các dòng khác và ngắn hơn ĐS1 chắc chắn ở mức xác suất 95%.
- Các dòng còn lại có TGST tương đương với ĐS1 và dài hơn KD18 chắc chắn ở mức xác suất 95%.
- Thời gian từ gieo – cấy: Trong giai đoạn mạ như đã nói ở mục phần 3.2 có sự khác nhau giữa các dòng. Tuy nhiên các dòng cùng được cấy một ngày để đảm bảo độ chính xác trong kết quả nghiên cứu.
- Thời gian từ cấy – đẻ nhánh: Các dòng dao động từ 6 – 11 ngày. + Dòng H1.1 đẻ nhánh sớm nhất (sau cấy 6 ngày).
+ Dòng H2.3; H7.2 bắt đầu đẻ nhánh sau cấy muộn nhất (11 ngày). - Thời gian từ đẻ nhánh - làm đòng: Các dòng dao động từ 28 - 44 ngày. - Thời gian từ làm đòng - trỗ: Có sự biến động khá lớn, nằm trong khoảng từ 26 – 34 ngày.
- Thời gian từ trỗ - chín: Ít có sự biến động. Các dòng dao động trong khoảng từ 22 - 29 ngày.
* Vụ Xuân 2013:
Thời gian sinh trưởng của các dòng lúa dao động từ 118 – 138 ngày.Các dòng lúa khác nhau có TGST khác nhau chắc chắn ở mức xác suất 95%. TGST của các dòng lúa thí nghiệm vụ Xuân 2013 dài hơn vụ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mùa 2012. Giữa các dòng hầu như đều theo một quy luật chung về thời gian sinh trưởng ở từng thời kỳ khác nhau.
- Dòng H1-5, H3-4, H6-2, H9-6, H10-4, H10-5, H11-6 có TGST dài hơn hai giống Đ/C chắc chắn ở mức xác suất 95%.
- Dòng H1-1, H7-2 có TGST tương đương nhau, ngắn hơn các dòng khác và ngắn hơn hai giống Đ/C chắc chắn ở mức xác suất 95%.
- Dòng H1-4, H2-2, H3-3, H6-1, H8-4, H9-1 có TGST ngắn hơn ĐS1 chắc chắn ở mức xác suất 95%.
- Dòng H5-4, H11-2 có TGST tương đương với KD18.
- Các dòng còn lại có TGST tương đương với ĐS1 và dài hơn KD18. - Thời gian từ cấy – đẻ nhánh: Các dòng, giống dao động từ 5 – 11 ngày. + Dòng H9.1 và H11.4 đẻ nhánh sớm nhất (sau cấy 5 ngày).
+ Dòng H6.2 đẻ nhánh muộn nhất (sau cấy 12 ngày).
- Thời gian từ đẻ nhánh – làm đòng: Các dòng, giống dao động từ 33 – 44 ngày.
- Thời gian từ làm đòng – trỗ: Có sự biến động khá lớn, nằm trong khoảng từ 19 – 34 ngày.
- Thời gian từ trỗ - chín: Ít có sự biến động. Các dòng, giống dao động trong khoảng từ 24 – 36 ngày.
* Kết luận: Qua nghiên cứu về thời gian sinh trưởng của các dòng lúa ở cả hai vụ Mùa 2012 và vụ Xuân 2013 ta thấy rằng: Tùy từng mùa vụ mà thời gian sinh trưởng có sự khác nhau giữa các dòng. Nhìn chung các dòng, giống lúa nghiên cứu đều thuộc nhóm giống ngắn và trung ngày.