Chỉ tiêu về sinh trưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số dòng lúa lai tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 46 - 49)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.5.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng

Định sẵn ra 3 cây để đo đếm.

- Sức sống của mạ: Quan sát, đo đếm 3 cây mạ ngẫu nhiên trên một giống trước khi cấy và cho điểm theo thang điểm sau:

+ Điểm 1: Rất mạnh – cây sinh trưởng rất nhanh, khi 5 lá cây đã có 2 hoặc nhiều dảnh với đa số cây trong quần thể.

+ Điểm 3: Mạnh – cây sinh trưởng nhanh, khi 4 – 5 lá số cây có 1 – 2 dảnh chiếm đa số trong quần thể.

+ Điểm 5: Trung bình – cây ở thời kỳ 4 lá.

+ Điểm 7: Yếu – cây bị lùn, khi cây 4 lá thường mảnh. + Điểm 9: Rất yếu – cây còi cọc, lá vàng.

- Số lá mạ khi cấy: Đếm số lá mạ trước khi cấy Cách ghi và tính tuổi lá:

+ 0,2 lá (lá bắt đầu ra nhưng chưa mở). + 0,5 lá (lá mở nhưng chưa hết).

+ 0,8 lá (lá mở hoàn toàn).

- Chiều cao cây mạ: Đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất (cm).

- Thời gian đẻ nhánh: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây lúa đạt số nhánh tối đa.

- Thời gian làm đòng: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây làm đòng. - Thời gian trỗ bông: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Thời gian chín (thời gian sinh trưởng): Được tính từ khi gieo đến ngày chín (85% số bông/quần thể chín) và được chia thành các nhóm.

- Thời gian sinh trưởng: Được tính từ khi gieo đến ngày chín (85% số bông/quần thể chín) và được chia thành các nhóm.

+ Nhóm cực ngắn: Dưới 115 ngày. + Nhóm ngắn: Từ 115 – 135 ngày. + Nhóm trung bình: Từ 136 – 160 ngày. + Nhóm dài: Trên 160 ngày.

Trong đó, thời gian sinh trưởng được chia ra làm 3 giai đoạn: + Sinh trưởng sinh dưỡng.

+ Sinh trưởng sinh thực. + Chín.

- Tốc độ ra lá: Tiến hành theo dõi và đánh dấu số lá trên cây đã định sẵn, theo dõi sau cấy 7 ngày và 10 ngày đếm số lá 1 lần.

- Khả năng đẻ nhánh: Tiến hành theo dõi và đếm số nhánh trên cây đã định sẵn, theo dõi sau cấy 7 ngày và 10 ngày đo chiều cao 1 lần.

+ Rất cao: hơn 25 dảnh/cây. + Tốt: 20 – 25 dảnh/cây.

+ Trung bình: 10 – 19 dảnh/cây. + Thấp: 5 – 9 dảnh/cây.

+ Rất thấp: dưới 5 dảnh/cây.

- Chiều cao cây: Đo từ sát mặt đất đến múp đầu lá cao nhất (đối với giai đoạn sinh trưởng), đến múp đầu bông (đối với giai đoạn phát triển). Không lấy số thập phân.

+ Điểm 1: Bán lùn (chiều cao < 90 cm).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Góc lá đòng: Đo góc giữa trục bông chính với gốc lá đòng.

Theo thang điểm: + Điểm 1 - đứng. + Điểm 3 - trung bình. + Điểm 5 – ngang.

+ Điểm 7 - gập xuống (theo dõi ở giai đoạn vươn lóng đến làm đòng). - Độ tàn lá:

Theo dõi ở giai đoạn chín. Ghi lại màu sắc rồi đánh giá theo thang điểm. + Điểm 1: Muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự nhiên).

+ Điểm 5: Trung bình (lá trên biến vàng).

+ Điểm 9: Sớm và nhanh (tất cả các lá vàng hoặc chết).- Độ thoát cổ bông: Theo dõi ở giai đoạn 7 – 9 lá, kết quả đánh giá theo thang điểm.

+ Điểm 1: Thoát tốt.

+ Điểm 3: Thoát trung bình.

+ Điểm 5: Cổ bông chỉ vừa nhô ra khỏi bẹ lá. + Điểm 7: Thoát một phần.

+ Điểm 9: Không thoát được. - Dài bông:

Đo từ cổ bông đến đầu mút bông. + Điểm 1: Rất ngắn (< 20cm). + Điểm 3: Ngắn (20 – 25 cm). + Điểm 5: Trung bình ( 25 – 30 cm). + Điểm 7: Dài (30 – 35 cm). + Điểm 9: Rất dài (> 35 cm). - Chiều dài hạt (cm):

Đo từ gốc vỏ mày đến mỏ hạt rồi tính theo thang điểm: + Điểm 1: Rất ngắn (<5,5 cm).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Điểm 5: Trung bình (6.51 – 7.6 cm).

+ Điểm 7: Dài (7.61 – 8.5 cm). + Điểm 9: Rất dài (>8.5 cm). - Chiều rộng hạt (mm):

Đo chỗ rộng nhất giữa hai nửa vỏ trấu. + Điểm 1: Rất hẹp. + Điểm 3: Hẹp. + Điểm 5: Trung bình. + Điểm 7: Rộng. + Điểm 9: Rất rộng. - Độ rụng hạt:

Theo dõi ở giai đoạn chín. Giữ chặt bông và tuốt tay dọc bông lúa sau đó tính số phần trăm (%) hạt rụng. Đánh giá theo thang điểm.

+ Điểm 1: Khó rụng (số hạt rụng < 10%). + Điểm 3: Khó vừa (số hạt rụng từ 10 – 25 %). + Điểm 5: Trung bình (số hạt rụng từ 16 – 25 %). + Điểm 7: Khá dễ rụng (số hạt rụng từ 26 – 50 %). + Điểm 9: Dễ rụng (số hạt rụng > 50 %).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số dòng lúa lai tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)