4. Ý nghĩa của đề tài
3.5.4. Chiều dài và chiều rộng hạt
Chiều dài và chiều rộng hạt thay đổi theo giống không chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh.Chiều dài và chiều rộng hạt thóc là đặc tính di truyền của giống, là chỉ tiêu giúp ta phân biệt các giống khác nhau. Đồng thời kích thước và hình dạng hạt thóc liên quan trực tiếp đến KL1000 hạt, năng suất và chất lượng hạt gạo. Thông thường những hạt dài, nhỏ có chất lượng thương trường cao hơn hạt ngắn.
Theo nghiên cứu của Takamure và cs (1996) và Takeda (1991) đều cho rằng hat ngắn là trội so với hạt dài, và khi lai giữa hạt ngắn với hạt dài cho tỷ lệ phân ly ở F2 là 3 ngắn : 1 dài. Mặt khác khi nghiên cứu tính trạng chiều dài và chiều rộng hạt thóc thì Nguyễn Toàn Tài và cs (2008) cũng kết luận: khi lai giữa các giống có chiều rộng hạt thóc bé với các giống có chiều rộng hạt thóc
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lớn, quần thể F2 của các tổ hợp lai cũng phân ly theo tỷ lệ 3:1. Như vậy, có thể tính trạng chiều rộng hạt thóc nhỏ là do gen trội quy định. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Takamure (1986) khi hai ông đã phát hiện có một gen lặn ở giống có chiều rộng hạt thóc lớn.
Qua nghiên cứu ta thấy:
- Chiều dài hạt thóc dao động từ 6,2 – 8,2 mm ở các dòng lúa trong vụ Mùa 2012 và từ 5,9 – 8,1 mm ở vụ Xuân 2013.
+ Dòng H1-1; H2-3 có chiều dài hạt thóc ở mức khá (>8 mm), cao hơn 2 giống đối chứng và được đánh giá ở thang điểm 7.
- Chiều rộng hạt thóc của các dòng lúa dao động từ 2,3 – 3,1 mm ở vụ Mùa 2012 và từ 2,0 – 3,1 mm ở vụ Xuân 2013.
+ Một số dòng có chiều rộng hạt đạt mức khá như H1-1, H7-2; H11-2 tương đương với giống ĐS1.