1.3 Nội dung quy định pháp luật về tranh tụng trong tố tụng hành chính
1.3.2 Quy định pháp luật về tranh tụng trong tố tụng hành chính
Tranh tụng trong TTHC là một quá trình kéo dài, với nhiều thủ tục. Có thể nghiên cứu nội dung tranh tụng theo góc độ: xét xử sơ thẩm; xét xử phúc thẩm và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, ở đây tác giả xin nghiên cứu nội dung tranh tụng ở hai giai đoạn đó là: trước khi mở phiên toà và tranh tụng tại phiên tồ xét xử vụ án hành chính.. Ở các phiên toà xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hay giám đốc thẩm, tái thẩm, các giai đoạn này cũng vẫn được lặp lại với phần nội dung như vậy và đảm bảo đầy đủ quyền tranh tụng của các chủ thể. Nên việc nghiên cứu theo giai đoạn trong mỗi phiên xét xử sẽ thể hiện rõ hơn nội dung của tranh tụng và tránh lặp những vấn đề đã được đề cập.
* Tranh tụng trƣớc khi mở phiên tòa
Tuy không phải là giai đoạn trực tiếp tại phiên toà nhưng các hoạt động của giai đoạn này khơng thể thiếu để phiên tồ được diễn ra. Để có được sự đối mặt, đưa ra ý kiến, bảo vệ quan điểm của mình thì các bên phải có những hoạt động giúp quan điểm của mình thêm phần thuyết phục, chặt chẽ và cũng để nâng cao chất lượng trong hoạt động xét xử của Toà án. Từ khái niện tranh tụng được đưa ra ở mục 1.1.1 và phạm vi của luận văn, có thể thấy rằng tranh tụng trước khi mở phiên tồ chính là việc xác minh, thu thập chứng cứ, tiếp cận và công khai chứng cứ. Đây là những hoạt động tiền đề, là căn cứ quan trọng trước khi mở phiên tồ để đương sự có thể tham gia vào q trình tranh tụng tại phiên tồ.
Để có thể tiến thành q trình thu thập chứng cứ, tài liệu, trước tiên pháp luật phải trao cho đương sự những quyền và nghĩa vụ cần thiết để đảm bảo nguyên tắc
35
được thực hiện. Đây là những quyền chung nhất mà tất cả các đương sự khi tham gia vào tố tụng hành chính đều được Nhà nước đảm bảo thực hiện và được quy định tại Điều 55 LTTHC:
“5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tồ án;
7. Đề nghị Toà án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình khơng thể thực hiện được; đề nghị Tồ án buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý; đề nghị Toà án ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ; đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản;
8. Được biết, ghi chép và sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;”
Có thể thấy, chính sách pháp luật của nước ta luôn tạo điều kiện tối đa để cơng dân có một mơi trường cơng bằng, dân chủ khi tham gia tranh tụng. Các bên có quyền như nhau trong quá trình tố tụng. Việc thu thập chứng cứ, tài liệu do các bên tự chủ động để có thể bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình. Nhằm khắc phục những bất lợi cho bên khởi kiện vì thường là bên yếu thế hơn, pháp luật đã quy định rõ ràng các bên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ tài liệu, chứng cứ đó cho mình. Đây là quy định rất phù hợp và đảm bảo tính dân chủ, tránh trường hợp cố tình khơng đưa ra những tài liệu chứng cứ gây bất lợi cho mình. Điều này có thể thấy rất nhiều trong thực tế vì bên bị khởi kiện là cơ quan Nhà nước, là người nắm giữ những tài liệu đó, việc đưa ra chứng cứ gây bất lợi cho mình rất khó xảy ra. Đặc biệt, nếu vẫn khơng thể thực hiện việc thu thập, đương sự có quyền nhờ Tồ án can thiệp, hỗ trợ mình trong việc thu thập. Ngồi đương sự, Tồ án cũng có quyền và nghĩa vụ thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ vụ án. Có nhiều tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể thu thập được cũng như khơng có nghiệp vụ để tìm ra, Tồ án sẽ là cơ quan được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ nên việc thu thập sẽ được dễ dàng hơn. Ngồi ra, các bên cịn có quyền được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tồ án thu thập. Để đảm bảo tốt nhất cho các bên bảo vệ quan điểm của mình trước HĐXX, quy định này là vô cùng cần thiết và đúng theo nguyên tắc công bằng, dân chủ của pháp luật. Có thể thấy, tại quyền và nghĩa vụ của đương sự, pháp luật đã dự liệu
36
cũng như có những quy định phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế để quá trình tranh tụng trong tố tụng hành chính được diễn ra một cách khách quan và có hiệu quả.
Đi sâu vào quy định của pháp luật về thu thập tài liệu, chứng cứ. Tại khoản 1 Điều 83 LTTHC có nêu rõ “…đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án;…”. Như vậy, việc giao nộp tài liệu, chứng cứ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của đương sự. Trong trường hợp là quyền thì các bên có thể thực hiện hoặc không thực hiện nhưng nếu là nghĩa vụ đã được pháp luật quy định thì buộc các bên phải thực hiện và có sự giám sát của cơ quan Tư pháp. Khi này, việc để đảm bảo quyền lợi của mình khơng bị xâm phạm là quyền của công dân. Tuy nhiên, nếu cần đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền tức là có khả năng vi phạm quy định pháp luật, thì việc giao nộp tài liệu, chứng cứ là nghĩa vụ vì chỉ có như vậy mới giúp cơ quan được Nhà nước giao phó, với chức năng và trách nhiệm của mình để tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 83 cũng có quy định: “Trường hợp đương sự khơng thể tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ và có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết, Tồ án có thể tự mình hoặc uỷ thác tiến hành xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án”. Có thể thấy, đây là một quy định “Mở đường” cho đương sự trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho vụ án. Thứ nhất, với trách nhiệm được giao là tìm ra sự thật của vụ án, giúp đương sự giải quyết u cầu của mình, Tồ án phải tiến hành thu thập những tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để đưa ra phán quyết đúng với bản chất của vụ việc. Thứ hai, thực tế có những tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể tự thu thập được. Toà án là cơ quan có kiến thức về pháp luật, có nghiệp vụ phân tích tài liệu, chứng cứ cần thiết và có quyền yêu cầu các chủ thể liên quan phải giao nộp. Nên quy định trên sẽ giúp cho quá trình giao nộp tài liệu, chứng cứ của đương sự và các bên liên quan được đảm bảo, đầy đủ và khách quan.
Về việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ được quy định tại Điều 84 LTTHC 2015. Pháp luật đã quy định rất rõ những biện pháp để đương sự có thể tự mình thu thập chứng cứ phục vụ cho vụ án. Đây là điều cần thiết vì tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án hành chính là những quyết định, những vấn đề liên quan đến cơ quan Nhà nước và được lưu trữ ở những cơ quan này, cũng chính là bên bị đơn. Việc thu thập, xác minh khó khăn hơn rất nhiều so với các vụ án hình sự và vụ án dân sự. Vì vậy, Điều 84 chính là cơ sở, là quyền mà pháp luật trao cho đương sự để quá trình xác minh, thu thập chứng cứ được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Trong q trình xác minh, thu thập, đương sự có các quyền như: yêu cầu cơ quan, tổ chức,
37
cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý; yêu cầu Toà án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Toà án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản…. Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại Điều 83 tức là đưa cho Tồ án những gì có liên quan đến vụ án mà các đương sự đang nắm giữ, là yêu cầu chung cho đương sự khi tham gia vào quá trình tố tụng để giúp cho Toà án giải quyết vụ án. Tại Điều 84, các tài liệu, chứng cứ đó cần được thu thập thêm để bổ sung, làm rõ các tình tiết của vụ án, cần được xác minh để có căn cứ pháp lý đảm bảo sự thật của vụ án. Vì vậy, bước xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ rất quan trọng, cùng với q trình tranh tụng tại phiên tồ sẽ là những căn cứ, cơ sở tiên quyết ảnh hưởng đến kết quả của vụ án.
Và cuối cùng, một bước cần thiết trong quá trình tranh tụng trước khi xét xử đó chính là công bố và sử dụng chứng cứ, quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ được quy định tại Điều 96, Điều 98 LTTHC 2015. Việt Nam là một quốc gia theo chế độ dân chủ, công bằng, tất cả mọi người đều có quyền ngang nhau, bình đẳng với nhau và điều đó được thể hiện rất rõ trong các quy định của pháp luật. Vì vậy, chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ của pháp luật. Không chỉ đảm bảo được quyền con người, ý chí của Nhà nước mà quy định trên cịn khắc phục được bất lợi của đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ cũng như tránh được sự bao che, bất cơng trong q trình giải quyết vụ án. Việc “Được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được…” là quy định rất có lợi cho các bên trong q trình tranh tụng tại phiên tồ. Sự thật vụ án chỉ có một, nhưng nếu tài liệu, chứng cứ khơng đầy đủ hoặc chỉ được tìm theo một chiều thì kết quả cuối cùng có thể sẽ khơng chính xác. Chỉ nắm trong tay tài liệu, chứng cứ do mình thu thập được sẽ gây khó khăn cho đương sự cũng như người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trong quá trình tranh luận, đối đáp với bên cịn lại. Vì vậy, việc tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ ngồi đảm bảo tính cơng bằng cịn giúp cho các bên có cái nhìn tồn diện về tình hình vụ án, có được sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng tại phiên toà cũng như những mấu chốt quan trọng để các bên bảo vệ quan điểm, yêu cầu của mình trước HĐXX.
Như vậy, tranh tụng không đơn thuần chỉ là tranh luận giữa các bên có ý kiến, quan điểm đối lập nhau và không chỉ diễn ra tại phiên tồ. Tranh tụng là q trình xuyên suốt, kéo dài từ khi bắt đầu thụ lý. Nếu nói tranh tụng chỉ là q trình tranh luận, đưa ra ý kiến, lập luận và phản bác lại thì chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi từ
38
đâu mà đương sự có được những căn cứ, cơ sở để q trình đó diễn ra. Nếu q trình giao nộp tài liệu, chứng cứ; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ…trước khi xét xử không được xem là q trình tranh tụng, như vậy những hoạt động đó mục đích cuối cùng có nhằm bảo vệ quyền, lợi ích cho đương sự hay khơng? Vì vậy, có thể thấy rằng, càng đi sâu vào nghiên cứu, ta càng có những cơ sở vững chắc cho rằng tranh tụng không chỉ trong giai đoạn xét xử mà còn tồn tại cả trước khi xét xử.
* Tranh tụng tại phiên tịa xét xử vụ án hành chính
Hiện nay, trong khoa học pháp lý có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung tranh tụng tại phiên tồ. “Có ý kiến cho rằng tại phiên tồ các bên chỉ thực hiện việc tranh tụng trong giai đoạn tranh luận, còn xét hỏi là nhiệm vụ của Hội đồng xét xử và Viện kiểm sát. Những người khác lại cho rằng tranh tụng được thực hiện hầu hết các giai đoạn của phiên toà, đặc biệt là trong phần xét hỏi và phần tranh luận. Chúng tôi cho rằng, nếu chỉ thu hẹp việc tranh tụng trong phần tranh luận thì khơng đạt được các mục đích tranh tụng đặt ra. Để thực sự tham gia vào quá trình chứng minh, các bên tham gia tranh tụng phải được phép đưa ra chứng cứ, thực hiện việc xét hỏi, xem xét vật chứng, để đảm bảo tính đầy đủ, tồn diện, chứng cứ phải được thu thập, kiểm tra, đánh giá từ góc độ, cách nhìn nhận khác nhau của cả hai bên nguyên (nguyên đơn, buộc tội) cũng như bên bị (bị đơn, bị cáo)…”38. Tác giả hồn tồn đồng tình với quan điểm thứ hai tức là tranh tụng được thực hiện hầu hết các giai đoạn của phiên toà, đặc biệt là trong phần xét hỏi và phần tranh luận. Mặt khác, tại mục 3 chương XI phiên toà sơ thẩm quy định rất cụ thể về tranh tụng tại phiên tồ. Theo đó, tranh tụng khơng chỉ là tranh luận mà cịn: trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án. Trong q trình tranh tụng, Chủ toạ phiên tồ đóng vai trị là người điểu khiển, có quyền cắt ý kiến khơng liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế tời gian tranh tụng của những người TGTT39. Với lập luận và căn cứ trên, nội dung phần tranh tụng trong phiên tồ sơ thẩm bao gồm:
Phần trình bày của đương sự được quy định tại Điều 176 LTTHC 2015. Đây là phần một lần nữa xác định lại yêu cầu, quan điểm của các bên và đưa ra ý kiến về việc giải quyết vụ án. Nếu các bên vẫn giữ nguyên quan điểm, không đồng ý thống nhất giải quyết vụ án thì HĐXX tiến hành tóm tắt nội dung yêu cầu của các đương sự, thông báo về việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại ở giai
38
Trần Văn Độ, (2004), “Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa”, Khoa học pháp lý, (04).
39
đoạn trước khi xét xử và những vấn đề cần tranh tụng. Ngồi phần tự trình bày của đương sự, HĐXX có quyền u cầu đương sự trình bày những vấn đề chưa rõ, cịn mâu thuẫn. Phần trình bày tại phiên toà phải đảm bảo theo thứ tự đầu tiên là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, tiếp theo là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện và cuối cùng là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau phần trình bày của Luật sư, các đương sự có thể bổ sung ý kiến hoặc tự mình trình bày trong trường hợp khơng có Luật sư để chứng minh cho yêu cầu của mình. Ở nội dung này, đương sự cịn có quyền bổ sung chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 133 để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của mình. Thực tế, tài liệu, chứng cứ được xác lập trong giai đoạn trước khi xét xử là quan trọng cho việc xét xử tại phiên toà. Tuy nhiên, chứng cứ do các bên đương sự hoặc cơ quan tiến hành tố tụng thu thập có thể chưa đầy đủ và khơng loại trừ việc thiếu khách quan. Vì vậy mà pháp luật cho phép các