2.2 Giải pháp bảo đảm tranh tụng trong tố tụng hành chính
2.2.1 Giải pháp pháp luật
Thực hiện chủ trương bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014 và đặc biệt được cụ thể hoá tại Điều 18 của LTTHC 2015. Cần nhấn mạnh việc mở rộng và tăng cường hơn nữa tính dân chủ, cơng khai, minh bạch, cơng bằng của q trình giải quyết vụ án. Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục đổi mới, nghiên cứu, bổ sung phù hợp với yêu cầu phát triển và thực tiễn thực thi pháp luật. Từ những phân tích ở trên, tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp về quy định pháp luật hiện hành để góp phần hồn thiện hệ thống Tư pháp nói chung và LTTHC 2015 nói riêng.
Thứ nhất, đảm bảo tranh tụng trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm
Điều 18 quy định về quyền được đảm bảo tranh tụng trong xét xử. Tác giả cho rằng, cần có những quy định liên quan thống nhất với nguyên tắc trên để đồng bộ hố trong q trình thực hiện tranh tụng. Cụ thể tại Điều 267 LTTHC 2015 về những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm. Thay vì Tồ án chỉ triệu tập đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác khi xét thấy cần thiết thì có thể tạo một cơ chế mở. Cơ chế mở tức là thay vì trước đây, phiên tồ giám đốc thẩm thường khơng có sự tham gia của đương sự mà chỉ là những người tiến hành tố tụng với nhau thì chúng ta có thể quy định đây là một phiên tồ cơng khai như phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm. Chỉ khi có sự tham gia của đương sự, có sự đối chất, tranh luận giữa các bên thì quyền đảm bảo tranh tụng mới thực sự hiệu quả. Tuy tại Điều 259 về “Bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm” đã quy định về quyền được cung cấp, thu thập, xác minh tài liệu nhưng đây là giai đoạn trước phiên toà và cũng chỉ là một bước trong quá trình tranh tụng. Giai đoạn tranh tụng tại phiên xét xử là giai đoạn quan trọng nhất, từ những căn cứ trong quá trình tranh tụng này sẽ giúp cho HĐXX đưa ra một quyết định chính xác nhất. Nếu như chỉ có sự tham gia, đánh giá của những người tiến hành tố tụng thì kết quả ở đây có thể chỉ theo hướng một chiều, khơng khách quan và toàn diện. Mặt khác, việc tham gia của đương sự tại phiên toà giám đốc thẩm mới thể hiện được sự đảm bảo thực hiện nguyên tắc của Nhà nước một cách đầy đủ và công bằng. Các quy định thống nhất từ nguyên tắc,
58
giai đoạn sơ thẩm, đến giai đoạn phúc thẩm nhưng lại hạn chế ở giai đoạn giám đốc thẩm. Như vậy việc thực hiện quyền của đương sự là chưa đảm bảo tối đa, chưa đúng với nguyên tắc “Đảm bảo quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” tại Điều 19 LTTHC 2015 và tính thống nhất trong quy định của pháp luật.
Thứ hai, quy định về tài liệu giao nộp, thu thập, xác minh trong quá trình
tham gia tố tụng của đương sự
Vấn đề này được quy định tại các Điều 55, Điều 83, Điều 84, Điều 98 và các Điều khoản liên quan. Như đã phân tích ở mục 2.1.1, pháp luật chính là những căn cứ hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích cho cơng dân. Chính vì vậy, cần có những quy định cụ thể, rõ ràng, hướng dẫn chi tiết để đương sự có thể chủ động trong quá trình tranh tụng. Cần có những quy định về tài liệu, tài liệu có thể phục vụ cho việc chứng minh quyền của mình bị xâm phạm và đặc biệt ở giai đoạn nộp đơn khởi kiện, những tài liệu mà đương sự phải nộp kèm. Thêm vào đó, những quy định về điều kiện như tại điểm c khoản 1 Điều 123 về điều kiện khởi kiện thì cần thiết cụ thể đó là những điều kiện gì? Hạn chế tình trạng cơ quan chức năng trả lời không đủ điều kiện nhưng người khởi kiện lại khơng biết mình thiếu điều kiện gì. Việc quy định cụ thể ngồi giúp cho đương sự có thể tự mình thực hiện một cách nhanh chóng cịn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tránh tình trạng như hiện nay một điều luật nhưng có nhiều cách hiểu, nhiều cách áp dụng khác nhau gây khó khăn cho đương sự cũng như làm cho các cơ quan chức năng lúng túng trong việc giải quyết.
Thứ ba, quy định về giao nộp, thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ của
đương sự cho Toà án hoặc tự Toà án tiến hành các hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ khi xét thấy cần thiết
Đây cũng là một vấn đề bất cập rất lớn hiện nay trong các vụ án hành chính. Vì đặc điểm đương sự trong vụ án hành chính một bên là cơ quan Nhà nước. Cơ quan này là chủ thể thực hiện hành vi hành chính, quyết định hành chính bị khởi kiện và có khả năng sai phạm. Nên việc tự mình giao nộp các chứng cứ chống lại mình rất ít khi xảy ra trên thực tế. Tại Điều 10, Điều 83, Điều 84,…đều quy định việc giao nộp tài liệu, chứng cứ của đương sự cũng như những cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm giữ tài liệu, chứng cứ đó vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ. Trên thực tế, hoạt động này vẫn còn là vấn đề khi thực thi và tạo ra sự e dè của những người khởi kiện. Hiện nay, pháp luật tố tụng hành chính cũng đã điều chỉnh rất rõ ràng vấn đề này trong văn bản. Tuy nhiên, từ pháp luật đưa ra cuộc sống lại là một chuyện hoàn toàn khác. Để khắc phục vấn đề này, Nhà nước ta có thể hỗ trợ đương sự trong vấn
59
đề kiến thức pháp luật bằng cách có đường dây nóng hoặc một bàn để tư vấn trực tiếp khi cần. Bàn tư vấn có thể đặt tại những địa điểm lớn, dễ nhớ như tại các cơ quan Tư pháp khu vực và tư vấn tất cả các vấn đề về pháp luật. Nếu vì lí do địa lý khơng thể đến trực tiếp thì người dân có thể thơng qua đường dây nóng và số đường dây tư vấn là số cố định, tất cả mọi người đều có thể biết được. Khi tư vấn, đương sự có thể biết được những tài liệu, giấy tờ gì do cơ nào ban hành để từ đó liên hệ trực tiếp với cơ quan đó để xin cung cấp, tránh tình trạng các cơ quan né tránh trách nhiệm. Thực tế vẫn có các văn phịng, công ty luật đứng ra tư vấn miễn phí cho người dân nhưng những người ở xa, kiến thức thông tin hạn chế, khả năng tiếp cận với các thơng tin trên cũng khơng có nên sẽ rất thiệt thịi cho họ. Ngoài ra, việc tư vấn hiện nay của các văn phịng, cơng ty luật còn thiên về hướng để đương sự sử dụng dịch vụ pháp lý do mình cung cấp. Vì vậy, việc tư vấn như vậy sẽ không hiệu quả cũng như đến được nhiều hơn với người dân.
Thứ tƣ, về việc xem xét, thẩm định tại chỗ
Xem xét, thẩm định tại chỗ tại Điều 88 và việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định được quy định tại Điều 89 LTTHC 2015. Pháp luật cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, nguồn kinh phí trong q trình thực hiện. Đồng thời, cần ban hành các mẫu biên bản phục vụ hoạt động Tư pháp trong quá trình tố tụng nhằm sử dụng thống nhất trong các cấp xét xử cũng như các cơ quan liên quan khác.
Thứ năm, về sự có mặt của các đương sự tại phiên tồ
Đây khơng chỉ là vấn đề ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người xin vắng mặt mà còn ảnh hưởng đến những đương sự cịn lại khi tham gia phiên tồ. Đồng thời, để hạn chế tình trạng né tránh tham gia phiên toà của người người bị kiện và gây khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng của cơ quan Tư pháp. Cần quy định chế tài và những biện pháp cụ thể buộc đương sự, đặc biệt là người bị kiện hoặc đại diện hợp pháp của người bị kiện phải tham gia phiên tồ. Có như vậy thì việc giải quyết các hoạt động khiếu kiện mới đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Thứ sáu, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát
Cần tăng cường hơn nữa hoạt động kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát trong quá trình tố tụng để tránh sự bao che, làm sai lệch sự thật của các cơ quan Nhà nước với nhau. Ngoài việc tham gia trực tiếp tại toà, theo dõi hồ sơ vụ án thơng qua báo cáo của Tồ án thì Viện kiểm sát có thể trực tiếp phân cơng Kiểm sát viên tham gia quá trình tranh tụng từ đầu ngay khi Toà án nhận được đơn khởi kiện. Kiểm sát viên có trách nhiệm giám sát tất cả các hoạt động được thực hiện trong quá trình tố
60
tụng nhằm đảm bảo tính minh bạch, cơng bằng cho các bên đương sự, đồng thời tạo niềm tin cho người dân, những người luôn yếu thế hơn trong các vụ án hành chính.
Thứ bảy, về q trình tham gia tranh tụng tại phiên tồ
Nói về vấn đề trên, “Thẩm phán Lê Văn Minh – Viện trưởng Viện Khoa học xét xử, TANDTC nhấn mạnh, để nguyên tắc tranh tụng phát huy vai trò trong việc xử lý các vụ án hành chính, cần nghiên cứu quy định theo hướng vai trò của Tòa án chủ yếu điều hành phiên tòa để hai bên tranh luận và đưa ra chứng cứ, quy định việc công bố lời khai của đương sự vắng mặt khi tranh luận tại phiên tòa, Thẩm phán chỉ hỏi khi thấy cần thiết”52. Tác giả đồng ý với quan điểm trên vì tranh tụng tại phiên tồ chính là sự cọ sát ý kiến giữa hai bên. Hiện nay, các phiên tồ hành chính diễn ra rất thụ động, vai trò của đương sự mờ nhạt trong khi đó lại là chủ thể chính của q trình tranh tụng. Như vậy, liệu tranh tụng có phát huy tác dụng, hiệu quả của mình? Để giải quyết vấn đề này, cần thiết có những quy định nâng cao hơn nữa tính tranh tụng giữa các bên đương sự với nhau. Toà án chỉ là trọng tài đứng giữa, theo dõi quá trình tranh tụng giữa các bên để đưa ra quyết định cuối cùng cho vụ án. Việc xét hỏi trong tranh tụng được đảm bảo nhưng theo hướng rút ngắn, chỉ hỏi khi thấy cần thiết, cần làm rõ các tình tiết của vụ án. Tránh các câu hỏi lặp đi lặp lại, không khai thác được thông tin cần thiết mà lại khiến cho quá trình tranh tụng diễn ra dài hơn, tạo tâm lý quá nhiều về hình thức, thủ tục hành chính. Tuy nhiên, Tồ án vẫn nắm trong tay các quyền như: yêu cầu người tham gia tranh tụng dừng phát biểu khi mà họ phát biểu nội dung không liên quan đến vụ kiện hành chính đang đưa ra xét xử; có quyền tuyên bố kết thúc phần tranh tụng khi những người tham gia tranh tụng đã phát biểu hoặc trả lời xong các câu hỏi và các tình tiết của vụ kiện đã đươc yêu cầu đầy đủ trong quá trình tranh tụng; hoặc có quyền ngừng phần tranh tụng để trở lại phần xét hỏi khi thấy rằng có tình tiết của vụ kiện chưa được xem xét ở phần xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ; hoặc có chứng cứ mới mà những người tham gia tranh tụng xuất trình. Đặc biệt, HĐXX có nghĩa vụ u cầu những người tham gia tranh tụng trả lời, trình bày, giải thích khi có chủ thể khác u cầu trong q trình tranh tụng tại phiên tồ. Như vậy, để nâng cao chất lượng tranh tụng trong tố tụng hành chính thì cần thiết có những quy định rõ ràng nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho thẩm phán, HĐXX điều khiển phiên tồ được thuận lợi, có trật tự. Tránh sự tuỳ tiện, đơn giản hoá các thủ tục cần thiết liên quan đến quyền lợi của đương sự.
52http://baophapluat.vn/linh-vuc-khac/to-tung-hanh-chinh-vuong-mac-tu-nhung-qui-dinh- mu-mo-206620.html (truy cập ngày 29/06/2016)
61
Thứ tám, về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tranh tụng tại
phiên toà
Cần quy định theo hướng đương sự có quyền yêu cầu những người tham gia tố tụng khác trả lời và trình bày giải thích về những tình tiết có liên quan đến vụ án mà họ cho rằng chưa rõ ràng, chưa thoả đáng. Đồng thời, những người tham gia tố tụng khi có u cầu thì phải có nghĩa vụ giải đáp, trả lời những yêu cầu đó. Phải xem đây vừa là quyền và vừa là nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Quyền và nghĩa vụ như trên là bao hàm cả nội dung phát biểu của những người tham gia tố tụng và cả nội dung đối đáp trong quá trình tranh tụng. Như vậy, tranh tụng mới đảm bảo được tính dân chủ, khách quan và những người tham gia tố tụng trình bày trước Tồ án.
Thứ chín, về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong
quá trình tham gia tố tụng
Hiện nay, tại các phiên tồ hành chính, luật sư đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Đặc biệt đối với đương sự là người khởi kiện, những người “Yếu thế” hơn sơ với người bị kiện và cũng hạn chế hơn trong việc am hiểu các quy định của pháp luật. Thiết nghĩ, pháp luật cần có quy định theo hướng đảm bảo quyền được bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự bằng cách yêu cầu luật sư tham gia tố tụng trong những trường hợp đặc biệt. Những trường hợp đặc biệt ở đây là: những người tham gia tố tụng khơng có khả năng về kinh tế có thể chứng minh được hoặc kiến thức pháp luật của họ bị hạn chế, nếu khơng có luật sư thì quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng…Mặt khác, có thể nâng cao hoạt động trợ giúp pháp lý theo hướng mở rộng đối tượng được yêu cầu trợ giúp như: những hộ gia đình chứng minh được có kinh tế khó khăn, người dân tộc thiểu số, người hạn chế về kiến thức pháp luật….Đồng thời, cần đơn giản hoá các thủ tục để người yêu cầu trợ giúp thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện. Tăng cường các hoạt động thông tin đến đương sự của các cơ quan Nhà nước, cơ quan THTT…để đảm bảo đương sự nắm được quyền của mình, nhanh chóng thực hiện nhằm bảo vệ tốt hơn trong quá trình tố tụng. Có như vậy thì người tham gia tố tụng mới được đảm bảo đầy đủ quyền trước pháp luật, có tâm lý tự tin, mạnh dạn đứng lên đấu tranh để tìm ra sự thật và chất lượng tranh tụng trong quá trình tố tụng sẽ được đảm bảo. Song song với đó là quy định về cơ chế đảm bảo để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại toà. Đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư khi tham gia tố tụng tại tồ. Đảm bảo cho luật sư có một mơi trường tốt nhất thực hiện vai trò, chức năng của mình.
62
Thứ mƣời, cần quy định rõ về nội dung đối đáp trong quá trình tranh luận
của đương sự
Việc đáp lại ý kiến tranh luận của các bên nên quy định vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ để đảm bảo tính tranh tụng hiệu quả trong quá trình tố tụng. Bên cạnh đó, cũng cần mở rộng phạm vi tranh luận của các bên, không chỉ xoay quanh việc đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án. Đồng thời, cũng cần có những ngun tắc và tiêu chí đánh giá kết quả tranh luận để làm căn cứ trong quá trình tìm ra sự thật của vụ án. Các nguyên tắc, tiêu chí này được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật và được công khai kết quả đánh giá ngay sau khi các bên kết thúc quá trình tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm. Mở rộng những quy định này sẽ