Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Tranh tụng trong tố tụng hành chính” (Trang 67 - 76)

2.2 Giải pháp bảo đảm tranh tụng trong tố tụng hành chính

2.2.2 Giải pháp khác

Cùng với sự hồn thiện về hệ thống pháp luật, để có một q trình áp dụng pháp luật thật sự hiệu quả và gắn liền với thực tiễn cần phải có sự đảm bảo, đầu tư chú trọng vào những yếu tố bên ngoài tác động trong quá trình thực hiện. Tuy khơng điều chỉnh trực tiếp đến những căn cứ để giải quyết vụ án. Nhưng đây là những yếu tố gắn liền với hoạt động tố tụng, giúp cho hoạt động tố tụng diễn ra thuận lợi và chất lượng. Nhận thức được tầm quan trọng, từ đó chúng ta có những giải pháp thiết thực để hoạt động tranh tụng ở nước ta ngày càng nâng tầm và bắt kịp với xu thế các quốc gia trên thế giới.

Một là, nâng cao nhận thức, trình độ dân trí trong tầng lớp nhân dân

Từ khi đất nước ta hội nhập, có thể thấy nhận thức của nhân dân đã được nâng lên rất nhiều so với giai đoạn trước đây. Đạt được thành tựu như vậy phải kể đến công sức của Đảng, Nhà nước ta đã có được những chính sách, điều kiện thuận lợi giúp nhân dân ta tiếp thu và đến gần hơn với nền tri thức nhân loại. Tuy nhiên, vì điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội…mà kiến thức về pháp luật đến với người dân còn rất hạn chế. Để giải quyết được vấn đề này, Nhà nước ta cần có những chính

63

sách quan tâm hơn nữa. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến với người dân và đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì con người là tài sản của quốc gia. Con người có mạnh thì quốc gia mới phồn vinh. Trong bất kỳ một xã hội nào, khi con người có tri thức, ý thức và nhận thức được trách nhiệm của mình thì luật pháp sẽ được thực thi một cách nhanh chóng và xã hội đó sẽ là một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, trình độ trong nhân dân ln là những tiêu chí hàng đầu trong chiến lược phát triểu kinh tế - xã hội của đất nước và cũng chính là một thách thức khơng hề nhỏ được đặt ra trong tương lai.

Hai là, nâng cao mặt nhận thức đối với bộ phận cán bộ, công chức và những

người tiến hành tố tụng

Đây là một bộ phận có thể nói là tầng lớp trí thức cao của xã hội, là những chủ thể am hiểu về pháp luật, về lĩnh vực mà mình quản lý. Việc nâng cao nhận thức ở đây không phải là việc phổ biến kiến thức pháp luật mà là hoạt động trau dồi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về con người, đạo đức xã hội. Hiện nay, rất nhiều các bộ dần bị tha hoá, đi theo ma lực đồng tiền, vật chất mà đánh đổi cả lương tâm, cơng việc của mình. Bản thân chủ thể này là những người được tin tưởng giao trọng trách thay mặt Nhà nước để tiến hành các hoạt động tố tụng mà không giữ vững lập trường, tư tưởng thì sao có thể thực hiện trọng trách thi hành pháp luật. Nguyên nhân của tình trạng này là do điều kiện về lương, thưởng của Nhà nước ta hiện nay còn hạn chế, chưa đảm bảo điều kiện sống cho họ. Thiết nghĩ, Đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách quan tâm đến các bộ, nhân viên hơn nữa trong vấn đề ổn định cuộc sống để họ có thể n tâm cơng tác và khơng bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.

Ba là, nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể

tiến hành tố tụng

Để đảm bảo quy định của pháp luật được thực thi một cách đúng đắn, phù hợp và nhanh chóng thì đội ngũ thực hiện phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Nhà nước ta cần có những chính sách nhằm đào tạo, nâng cao về kỹ năng cũng như bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để những chủ thể tiến hành tố tụng phải đảm bảo nắm trong tay kiến thức trong quá trình làm việc. Khi đó, ngồi khả năng thực hiện công việc một cách nhanh chóng thì các chủ thể tiến hành tố tụng sẽ tự tin, mạnh dạn hơn trong quá trình làm việc.

64

Chúng ta biết rằng, trong bất kỳ một hoạt động nào cũng không thiếu các điều kiện về cơ sở vật chất. Đảm bảo về pháp lý khơng chỉ đảm bảo về nội dung mà cịn phải đảm bảo về mặt hình thức. Nếu khơng có địa điểm xét xử, bàn ghế chuyên dụng, hệ thống âm thanh, ánh sáng…thì chắc chắn hoạt động tố tụng nói chung và đặc biệt là hoạt động xét xử nói riêng sẽ khơng thực hiện được. Đó là những điều kiện tiên quyết và cơ bản đầu tiên mà chúng ta phải quan tâm đến. Vì vậy, để đảm bảo được hoạt động tố tụng được diễn ra một cách thuận lợi và đạt yêu cầu thì việc đảm bảo đủ và nâng cao hệ thống cơ sở vật chất là điều cần thiết và cấp bách hiện nay.

Cuối cùng, nâng cao hệ thống tổ chức, đảm bảo thực hiện hiệu quả và phát

huy đúng vai trị, trách nhiệm của mình

Để làm được điều này, Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng cơ quan Toà án đảm bảo xét xử độc lập, hay những cơ quan tiến hành tố tụng khác có chức năng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong q trình thực hiện cơng việc…Những tổ chức này phải được xây dựng trên những căn cứ hợp pháp, có hệ thống quản lý, tổ chức rõ ràng, hoạt động một cách minh bạch và thực hiện đúng với chứng năng của mình. Đây sẽ là cánh tay đắc lực giúp Nhà nước trong các hoạt động chun mơn. Vì vậy, xây dựng tổ chức mạnh chính là tiền đề, yếu tố cho sự duy trì, bền vững của xã hội.

65

KẾT LUẬN

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng tranh tụng trong hoạt động tố tụng, đảm bảo tính dân chủ, cơng bằng, khách quan trong ngành Tư pháp chính là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa của dân, do dân và vì dân. Đề tài “Tranh tụng trong tố tụng hành chính” được thực hiện với mục đích góp một phần nhỏ vào q trình hồn thiện các cơ chế pháp luật hiện nay. Tranh tụng không phải là một thuật ngữ mới nhưng tranh tụng trong tố tụng hành chính là một đề tài hoàn toàn mới, phức tạp, yêu cầu nhiều kiến thức lý luận cũng như thực trạng trong quá trình đưa quy định áp dụng vào cuộc sống. Đề tài mới là do chỉ khi LTTHC 2015 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì tranh tụng mới chính thức được đưa vào hoạt động xét xử và được điều chỉnh trực tiếp bởi các quy phạm pháp luật. Thời gian áp dụng ngắn và chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết nên hoạt động thực tiễn là một thách thức trong quá trình nghiên cứu. Với khả năng nghiên cứu còn hạn chế và trong phạm vi thời hạn nghiên cứu hạn hẹp, tác giả chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý về tranh tụng trong tố tụng hành chính nhằm làm rõ một số nội dung như: khái niệm; đặc điểm; các nguyên tắc, điều kiện đảm bảo thực hiện; quy định của pháp luật hiện hành và từ đó chỉ ra những bất cập trong quy định, trong thực tiễn cũng như đề xuất một số giải pháp cụ thể….Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả xin đưa ra một số kết luận khái quát toàn bộ đề tài như sau:

Thứ nhất, đi sâu nghiên cứu kiến thức lý luận về khái niệm, đặc điểm, ý

nghĩa của tranh tụng trong tố tụng hành chính để có cái nhìn tổng quan về thuận ngữ tranh tụng, nắm được những đặc điểm về tranh tụng, trong hoạt động tố tụng nó được thể hiện như thế nào và đặc biệt là vị trí, vai trị của nó trong hệ thống tố tụng. Từ những kiến thức lý luận cơ sở, tác giả tập trung nghiên cứu về phạm vi, nội dung, điều kiện đảm bảo tranh tụng cũng như chủ thể của quá trình tranh tụng. Bất kì một ngành luật nào hiện nay cũng đều phải xác định chính xác những yếu tố này để trả lời câu hỏi thời gian bắt đầu khi nào? Cần làm gì trong quá trình đó? Và ai là người thực hiện? Từ đó có những định hướng đúng đắn để đảm bảo quá trình nghiên cứu đúng trọng tâm và hiệu quả.

Thứ hai, là sự nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của quy định

về tranh tụng trong tố tụng hành chính. Đây là q trình đi tìm nguồn gốc của các mơ hình tranh tụng, quá trình vận động và phát triển của các mơ hình trên thế giới. Từ đó giải thích tại sao Việt Nam lại có mơ hình tranh tụng như hiện nay. Qua quá

66

trình tiếp thu, chọn lọc và nhận thức để có được những quy định về tranh tụng như ngày nay. Nắm được bản chất của tranh tụng sẽ giúp cho quá trình tranh tụng được thực hiện một cách nhanh chóng và áp dụng đúng với tinh thần của pháp luật.

Thứ ba, tìm hiểu nội dung quy định pháp luật về tranh tụng trong TTHC bao

gồm: nguyên tắc đảm bảo tranh trụng trong xét xử và quy định của pháp luật TTHC 2015 về tranh tụng. Phạm vi tranh tụng trong hoạt động tố tụng là vơ cùng rộng. Vì vậy, trong khố luận tốt nghiệp này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu tranh tụng tại giai đoạn phiên toà xét xử sơ thẩm. Đây là phần quan trọng vì nội dung được quy định trong luật sẽ là những căn cứ trong quá trình áp dụng pháp luật. Hiểu được những căn cứ này thì quá trình tố tụng sẽ được đảm bảo thực hiện trong thực tiễn.

Thứ tƣ, chính là nội dung được chú ý nhất khi nghiên cứu về tranh tụng

trong TTHC đó là nhìn nhận một cách thẳng thắn những mặt được, mặt chưa được trong quy định của pháp luật hiện hành và trong thực tiễn áp dụng. Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để nhà làm luật có cơ sở trong việc hồn thiện hệ thống pháp luật.

Xã hội ngày càng phát triển văn minh, hiện đại thì các vấn đề trong cuộc sống phát sinh ngày càng nhiều. Từ đó địi hỏi cần có những giải pháp để giải quyết đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của xã hội. Thực tế hiện nay, các vụ án về hành chính ngày càng nhiều và phức tạp, hiện tượng tồn án và oan sai cũng phổ biến hơn. Do đó việc nâng cao chất lượng tranh tụng trong tố tụng hành chính nói chung, tranh tụng tại phiên tồ nói riêng là cần thiết và cấp bách. Thực hiện tranh tụng trong tố tụng hành chính là hình thức hiệu quả vừa bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng như đảm bảo cho Toà án phát huy vai trị, trách nhiệm của mình, xét xử đúng người, đúng tội và đúng theo quy định của pháp luật.

Tác giả hy vọng rằng, từ việc nhìn nhận những hạn chế, bất cập để đưa ra những giải pháp thiết thực cùng với sự quan tâm của Nhà nước, các nhà làm luật, nhà tri thức hiện nay thì tính tranh tụng trong tố tụng hành chính, đặc biêt là tranh tụng tại phiên tồ sẽ được nâng cao và phát huy hiệu quả trong tương lai.

Trong quá trình nghiên cứu, khơng tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn. Tác giả mong nhận được sự chỉ dạy, đóng góp ý kiến từ q thầy cơ, bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT:

1. Hiến pháp 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Luật trợ giúp pháp lý 2006.

3. Luật Tố tụng hành chính năm 2010. 4. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

5. Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”.

6. Nghị quyết 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.

7. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996.

8. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 sửa đổi, bổ sung năm 1998.

9. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 sửa đổi, bổ sung năm 2006.

10. Bộ luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga.

II. SÁCH, GIÁO TRÌNH, LUẬN VĂN CỬ NHÂN:

11. Nguyễn Thanh Bình, Tìm hiểu pháp luật tố tụng hành chính, Nxb.Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

12. Bộ tư pháp - Viện khoa học pháp lý, (2006), Từ điển luật học, Nxb.Tư pháp. 13. Hồng Phê, Viện ngơn ngữ học, (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng, Hà

Nội.

14. Nguyễn Như Ý, Từ điển tiếng Việt thông dụng. 15. Viện ngôn ngữ, Từ điển tiếng Việt phổ thông.

16. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2005), Giáo trình Luật tố tụng hình sự,

Nxb.Cơng an nhân dân, Hà Nội.

17. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2012), Giáo trình luật tố tụng hành chính Việt

Nam, Nxb.Công an Nhân dân, Hà Nội.

18. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, (2012), Giáo trình Luật Tố tụng hành

chính Việt Nam, Nxb.Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

19. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Luật Hành chính Nhà nước, (2008), Tập bài giảng Luật Tố tụng hành chính, Nxb.Tp. Hồ Chí Minh.

20. (2004), Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam, Cơng trình dự thi giải thưởng khoa học sinh viên – Eureka lần 6.

21. Lục Hoàng Minh Trang, (2006), Tranh tụng trong tố tụng hình sự những quan

điểm và khuynh hướng hồn thiện, Cơng trình dự thi nghiên cứu khoa học của

sinh viên cấp trường.

22. Phan Thị Mỹ Hạnh, (2004), Nguyên tắc tranh tụng trong Luật Tố tụng hình sự

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ.

23. Nguyễn Trương Tín, (2007), Tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm theo quy

định của pháp luật TTHS Việt Nam, Luận văn thạc sĩ.

24. Lý Thường Đông, (2004), Tranh tụng trong tố tụng hình sự - Lý luận và thực

tiễn, Khóa luận tốt nghiệp.

25. Trần Thị Thanh Hằng, (2009), Tranh tụng trong tố tụng hình sự - Lý luận và

thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp.

26. Nguyễn Thị Thu Hân, (2014), Hoạt động chứng minh trong tố tụng hành chính, Khóa luận tốt nghiệp.

27. Lê Thị Bích Hiền, (2007), Thủ tục xét hỏi và việc nâng cao tính tranh tụng trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tịa án, Khóa luận tốt nghiệp.

28. Nguyễn Văn Tâm, (2005), Các đảm bảo cho hoạt động tranh tụng trong tố tụng

hình sự, Khóa luận tốt nghiệp.

29. Nguyễn Đình Tồn, (1999), Tố tụng hành chính lý luận và thực tiễn, Tp. Hồ

Chí Minh.

III. BÁO, TẠP CHÍ, THƠNG TIN ĐIỆN TỬ:

30. Tổng kết 3 năm thi hành Luật Tố tụng hành chính. 31. Tờ trình dự thảo Luật tố tụng hành chính sửa đổi.

32. Tiếp thu ý kiến đóng góp đại biểu quốc hội về dự thảo Luật Tố tụng hành chính.

33. Lê Ngọc Duy, Nguyễn Thị Thương Huyền, (2015), “Góp ý hồn thiện nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong tố tụng hành chính và dự thảo luật tố tụng hành chính”, Thanh tra Chính phủ, (04).

34. Nguyễn Đức Mai, (1995), “Tranh tụng trong tố tụng hình sự”, Nhà nước và pháp luật, (01).

35. Nguyễn Văn Trượng, (2008), “Bàn về vấn đề tranh tụng và các yếu tố tranh tụng trong pháp luật TTHS Việt Nam”, Tòa án nhân dân, (10).

36. Cao Xuân Phong, (2003), “Một số bất cập của các quy định pháp luật về tranh tụng và hướng khắc phục”, Dân chủ và pháp luật, (08).

37. Bộ tư pháp năm, (2004), “Chuyên đề một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng dân sự”, thông tin khoa học pháp lý.

38. Trần Văn Trung, (2013), “Những quy định về tranh tụng trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)”, Kiểm sát chuyên đề, (06).

39. Nguyễn Thái Phúc, (2003), “Dự thảo Bộ luật TTHS (sửa đổi) và nguyên tắc tranh tụng”, Nhà nước và Pháp luật, (09).

Một phần của tài liệu Tranh tụng trong tố tụng hành chính” (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)