Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng Ngoạ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ngoại thương cần thơ (Trang 83)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

5.1. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng Ngoạ

Mặc dù, các chỉ tiêu về doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ của ngân hàng có giảm nhưng nguyên nhân chính là do ngân hàng đã tách 2 chi nhánh Sóc Trăng vào cuối năm 2006 và Trà Nóc vào năm 2007 và sự biến động mạnh của nền kinh tế,

chứ toàn bộ hệ thống vẫn hoạt động tốt. Dư nợ tín dụng trung dài hạn có tăng

chứng tỏ ngân hàng đã bắt đầu chú trọng hơn đến hoạt động cho vay trung dài

hạn. Điều đáng lưu ý là tình hình nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là nợ xấu trung dài hạn tăng lên đáng kể, nên ngân hàng cần phải chú ý xem xét kỹ về công tác quản lý và thu nợ. Qua phân tích, ta thấy được một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình hoạt động của ngân hàng như sau:

5.1. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ Thương Cần Thơ

5.1.1. Điểm mạnh

- Là ngân hàng thương mại quốc doanh nên được hưởng những ưu đãi nhất

định của một ngân hàng do Nhà nước quản lý.

- Có thế mạnh về vốn đặc biệt là vốn ngoại tệ mạnh do Ngân hàng Ngoại

Thương Việt Nam tài trợ.

- Vietcombank Cần Thơ là Ngân hàng đầu tiên của thành phố Cần Thơ tham

gia hoạt động ngoại thương. Do đó nghiệp vụ của ngân hàng rất đa dạng cũng

như có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế và có nhiều

khách hàng truyền thống.

- Ngân hàng đã tạo được uy tín, ấn tượng tốt, và có mối quan hệ thân thiết với khách hàng, được nhều đối tác trong và ngoài nước biết đến.

- Ngân hàng ln đi đầu và có nền tảng vững chắc trong việc áp dụng công

nghệ thông tin.

- Vietcombank Cần Thơ có nguồn vốn mạnh nên có lãi suất cho vay hấp dẫn và ưu đãi đối với khách hàng, với lãi suất đặc biệt thấp hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Có đội ngũ cán bộ cơng nhân viên trẻ, nhiệt tình với cơng việc, được đào tạo tại các trường đại học trong và ngoài nước, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với công việc, chu đáo với khách hàng.

- Công tác thu nợ của ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ trong những năm qua được tiến hành thuận lợi bởi khách hàng của ngân hàng ln có uy tín trong việc trả nợ khi đến hạn, và được tiến hành bởi những cán bộ trẻ, tận tụy, chịu khó trong cơng việc.

5.1.2. Điểm yếu

- Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là vay của Ngân hàng Trung

Ương với lãi suất cao (chiếm hơn 60% tổng nguồn vốn) làm ảnh hưởng đến lợi

nhuận của ngân hàng.

- Những năm qua, hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu là tín dụng ngắn hạn mà chưa chú trọng nhiều đến tín dụng trung dài hạn.

- Thiếu vốn trung và dài hạn để đáp ứng đủ nhu cầu tài trợ cho các dự án lớn do nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng ngày càng khan hiếm.

- Vietcombank Cần Thơ khơng cịn độc quyền trên lĩnh vực thanh tốn quốc

tế nữa do có một vài ngân hàng trên địa bàn được làm nghiệp vụ này, cộng thêm

cạnh tranh mạnh mẽ của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã làm cho thị

phần của Vietcombank Cần Thơ tuy vẫn đang dẫn đầu nhưng có chiều hướng

giảm xuống.

- Ngồi ra, một xu hướng khơng mấy tích cực đang dần thể hiện đó là nợ xấu của Vietcombank Cần Thơ đang có xu hướng gia tăng vào năm 2007 là 14.000 triệu đồng, đặc biệt là nợ xấu trung dài hạn 6.573 triệu đồng (có thể có nhiều lý do, trong đó có việc xây dựng lại hệ thống các chỉ tiêu đánh giá nợ xấu), điều này

làm cho Vietcombank Cần Thơ phải trích lập thêm dự phòng rủi ro, làm ảnh

hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.

- Trong hoạt động của Vietcombank Cần Thơ hiện nay, hoạt động tạo ra

doanh thu và thu nhập chính vẫn là hoạt động tín dụng (chiếm trên 80% tổng

doanh thu và thu nhập của ngân hàng). Trong khi đó, doanh thu và thu nhập từ

các hoạt động dịch vụ chiếm không quá 20%. Cơ cấu này không thể thay đổi trong ngắn hạn, do đó, nó chính là cản trở đối với Vietcombank trong thời gian tới.

- Hiện nay hầu hết khách hàng truyền thống của Vietcombank Cần Thơ là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy, hải sản và lương thực, phân bón vật tư nơng nghiệp… nên có tính mùa vụ rất cao. Điều này gây khó khăn trong

xác định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp bởi có những khoảng thời gian,

doanh nghiệp sử dụng vốn rất ít nhưng khi vào mùa vụ, doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng, đòi hỏi phải được cung ứng một lượng vốn lớn.

- Dịch vụ do Vietcombank Cần Thơ cung cấp đã đáp ứng một số nhu cầu cơ

bản trong quá trình phát triển của xã hội, nhưng chúng ta chưa thấy được định

hướng chiến lược theo nhu cầu của khách hàng, còn nặng về các dịch vụ ngân hàng truyền thống, phương thức giao dịch phần lớn vẫn còn trực tiếp tại quầy. Kể từ khi bắt đầu tiến trình tái cơ cấu, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đầu tư chạy theo nhu cầu, hệ thống mạng lưới chưa rộng, quy trình tác nghiệp chưa thật sự chuẩn, trình độ cán bộ còn hạn chế,…

5.1.3. Cơ hội

- Vietcombank Cần Thơ nằm ở vị trí thuận lợi, ngay trung tâm thành phố Cần

Thơ, trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát

triển hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

- Việc Việt Nam gia nhập WTO và Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc

Trung Ương sẽ mở ra hướng phát triển cho thành phố, thu hút nhiều đối tác đầu

tư với nhiều dự án lớn. Trong dòng chảy đó, Vietcombank Cần Thơ cũng sẽ có nhiều cơ hội phát triển.

- Sự kiện IPO Vietcombank là một sự kiện lớn có tác động đến thị trường

chứng khoán, cơ hội này sẽ đưa ngân hàng tiến sâu vào thị trường vốn dài hạn. Đây sẽ là một cơ hội phát triển mới đối với Vietcombank Cần Thơ.

5.1.4. Thách thức

- Địa bàn thành phố Cần Thơ tập trung rất đông các ngân hàng hoạt động nên không tránh khỏi việc việc cạnh tranh gay gắt với nhau. Hơn thế nữa, sắp tới đây, Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

khi các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam thì việc cạnh tranh để giành khách hàng sẽ càng khốc liệt hơn.

- Thời gian gần đây, ở nước ta giá vàng tăng, lạm phát cao, thị trường chứng khốn phát triển… Do đó người dân có nhu cầu dự trữ vàng, ngoại tệ hay là đầu tư vào thị trường chứng khốn nhiều hơn gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc huy động vốn.

- Diễn biến giảm tỷ giá VND/USD và tình trạng cung USD tăng mạnh,… nếu tiếp tục diễn ra với mức độ lớn thì sẽ ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu, đến thu hút vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài,… và sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh ngoại tệ.

- Theo xu thế cạnh tranh buộc ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay đồng thời tăng lãi suất huy động vốn, cộng với chi phí cao do tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh nên khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào thu hẹp. Bên cạnh đó tốc độ dư nợ chậm hơn tốc độ tăng huy động vốn. Cả hai nhân

tố đó làm cho lợi nhuận của Vietcombank Cần Thơ ngày càng thấp, làm ảnh

hưởng đến năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh, uy tín ngân hàng.

- Trong hoạt động tín dụng, Vietcombank Cần Thơ hiện đang có quan hệ với một lượng khách hàng khơng nhỏ các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước có qui mơ lớn. Theo chủ trương của Chính phủ, trong thời gian tới, sẽ tiến hành cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp nhà nước. Sau khi cổ phần hóa các doanh nghiệp này sẽ khơng cịn nhận được những ưu đãi của Nhà nước và sẽ phải tự vận động

để tồn tại và phát triển. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó, liệu

Vietcombank có giữ chân được các khách hàng lớn đó hay khơng?

- Thị phần của Vietcombank Cần Thơ đang bị giảm đi vì trên thực tế đã có

nhiều khách hàng không tiếp tục “hợp tác” với Vietcombank Cần Thơ mà chuyển sang các ngân hàng thương mại cổ phần.

- Kể từ ngày 1/2/2008 các tổ chức tín dụng phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới, theo hướng mở rộng phạm vi tiền gửi phải nộp dự trữ bắt buộc và tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với mức trước đó. Như vậy, từ tháng 2/2008 các NHTM phải bỏ ra gần 10.000 tỷ đồng để nộp dự trữ bắt buộc cho NHNN.

5.2. Giải pháp

5.2.1. Về huy động vốn

- Thông qua việc IPO Vietcombank thì ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ nên xây dựng một định hướng phát triển đại lý chứng khoán của ngân hàng, qua đó sẽ hình thành một kênh huy động vốn mới nhiều tiềm năng cho ngân hàng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng, xem xét phân loại

khách hàng như khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng để có những

chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

- Hiện nay, tình hình huy động vốn của ngân hàng đang tăng nhưng cũng cần

chú ý đến sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn. Do vậy lúc nào

cũng đặt ngân hàng trong tình thế chủ động, sáng tạo, linh hoạt và cảnh giác. - Thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi theo hướng dẫn của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Tìm hiểu nguyên nhân của khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khơi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đồng thời hiện đại hố cơng

nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, tận dụng tối đa những ưu thế mà công

nghệ mới mang lại. Trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để thu hút khách hàng.

- Tăng cường tiếp cận, hợp tác với các công ty xuất khẩu lao động trên địa

bàn để hướng dẫn cách thức chuyển tiền kiều hối, phân phát tờ rơi, thẻ chuyển

tiền, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương nhằm quảng bá dịch vụ chi trả kiều hối, viết thư giới thiệu dịch vụ tới người lao động của địa phương mình đang ở nước ngồi.

5.2.2. Về cho vay

- Hiện nay hầu hết khách hàng truyền thống của Vietcombank Cần Thơ là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy, hải sản và lương thực, phân bón vật tư nơng nghiệp… nên có tính mùa vụ rất cao. Vietcombank Cần Thơ cần nghiên cứu một chính sách tín dụng linh hoạt theo kiểu “tín dụng vụ mùa”, vừa giảm bớt áp lực cho chi nhánh vừa đem lại lợi ích kinh tế thương vụ cho khách

hàng.

- Dựa trên thực tiễn của địa bàn thành phố Cần Thơ đang cần một lượng vốn

khá lớn cho các dự án các khu công nghiệp mới, nên ngân hàng cần chủ động

tiếp cận mở rộng hoạt động tín dụng đối với các khu công nghiệp tập trung như Hưng Phú I, II, Trà Nóc I, II và khu cơng nghiệp tiểu thủ cơng nghiệp Cái Sơn, Hàng Bàng, Thốt Nốt, nhiều cụm công nghiệp tại các quận Cái Răng, Ơ Mơn, Bình Thủy, huyện Vĩnh Thạnh.

- Tăng cường tỷ trọng cho vay trong ngành công nghiệp chế biến vì đăc thù của thành phố Cần Thơ chủ yếu là phát triển về lĩnh vực lúa gạo, lương thực thực

phẩm, thủy sản… đây là những ngành rất quan trọng và đang lớn mạnh ở khu

vực ĐBSCL.

- Mở rộng cho vay đối với các DNNQD vì đây là khối ngành có tiềm năng rất phát triển trong tương lai.

- Mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch tại những địa bàn có tiềm năng

phát triển kinh tế, khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng có ý nghĩa đem lại sự thành công lâu dài cho ngân hàng. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của ngân hàng.

- Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể.

- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng bởi vì yếu tố con người ln là yếu tố

quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên

mọi lĩnh vực.

5.2.3. Về rủi ro tín dụng trung và dài hạn

- Tăng cường công tác thu nợ trong năm 2007 để giảm tỷ lệ nợ xấu, vì nợ xấu đã có xu hướng tăng lên, bằng cách như gửi giấy báo nợ đến khách hàng trước thời hạn thu nợ khoản một tuần để khách hàng có thời gian chuẩn bị. Ngân hàng phải tích cực đơn đốc cơng tác thu nợ để tránh tình trạng nợ xấu tăng ngồi tầm

kiểm sốt. Đồng thời chủ động kiểm tra, giám sát thu hồi gốc và lãi theo đúng

định kỳ.

- Cần nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, nhằm thẩm định chính xác tính hiệu quả của các dự án của khách hàng xin vay để tránh rủi ro cho ngân hàng. Đặc biệt là khối DNNQD cần thẩm định kỹ hồ sơ xin vay, đồng thời cũng xem xét kỹ biến động của thị trường trước khi quyết định cho vay.

- Điều chỉnh lại mơ hình tổ chức và quy trình cấp tín dụng theo hướng đảm

bảo tính độc lập giữa các chức năng quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, quản lý nợ. Cụ thể: Bộ phận quan hệ khách hàng sẽ là đầu mối trong việc thiết lập quan hệ với khách hàng; Bộ phận quản lý rủi ro sẽ nghiên cứu, phân tích, bao gồm rủi ro chung (rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường,…) và rủi ro riêng (rủi ro từng khách hàng, rủi ro dự án); Bộ phận quản lý nợ sẽ quản lý và trực tiếp thực hiện các tác

nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ đảm bảo số liệu trên hệ thống

khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ, an toàn và các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước quy định trong quy trình tín dụng.

- Để có thể xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, Vietcombank Cần Thơ cần phải xác định rõ các tiêu chí phân loại nợ, qua đó xác định đúng thực tế số liệu nợ xấu với các nguyên nhân phát sinh; đề ra các giải pháp, cơ chế mua bán xử lý nợ hợp lý...

- Bên cạnh đó cũng cần những biện pháp hỗ trợ như thiết lập quỹ dự phòng rủi ro, mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay, phân chia giới hạn rủi ro… giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thường

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ngoại thương cần thơ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)