KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ngoại thương cần thơ (Trang 90 - 95)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cần phải phát triển

toàn diện và đổi mới khơng ngừng nền kinh tế Việt Nam, trong đó yếu tố quan

trong nhất là việc phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Cho nên, việc tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng trở nên cấp thiết đối với các ngân hàng hiện nay bởi hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc thu hút khách hàng.

Trước xu thế đó, chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ đã nắm bắt và tận dụng cơ hội để xây dựng cho mình một chiến lược phát triển. Bằng chứng là trong nhiều năm qua, ngân hàng đã khẳng định được vị trí, thế đứng vững mạnh của mình trên thị trường tiền tệ - ngân hàng, tạo được lòng tin sâu sắc trong lịng khách hàng. Khơng những thế, ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ còn là ngân hàng có uy tín hàng đầu Việt Nam trên thị trường quốc tế, đảm nhận các dịch vụ trong thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.

Đạt dược kết quả như trên là nhờ sự hoạch định hướng đi đúng đắn của Ban

lãnh đạo ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ. Ngồi ra, ngân hàng cịn sớm ứng

dụng công nghệ hiện đại vào quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh dịch

vụ, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện thoải mái an tâm tin tưởng của khách hàng trong giao dịch. Song song với viêc đầu tư công nghệ hiện

đại, hoạch định hướng đi đúng đắn, Ban lãnh đạo ngân hàng đặt biệt quan tâm

đến công tác đào tạo nguồn nhân lực bởi đây là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của ngân hàng. Hiên nay, đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân

hàng đều được đào tạo, trang bị kiến thức kinh doanh thích ứng với cơ chế thị

trường, trình độ nghiệp vụ được nâng lên ngang tầm với yêu cầu phát triển của

ngành, đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động kinh doanh, tạo phong cách văn

minh lịch sự riêng của ngân hàng.

Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn trong 3 năm (2005 – 2007) tại phịng tín dụng ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ đã cho thấy hoạt động tín dụng trong thời gian qua đã đem lại kết quả rất lớn cho ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng có tăng lên trong năm 2006 mặc dù sang năm 2007 đã

giảm nhưng vẫn chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng rất nhiều đến việc cho vay

trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Còn về doanh số cho vay, doanh số thu nợ có sụt giảm qua các năm là do việc ngân hàng đã tách hai chi nhánh là Sóc Trăng và Trà Nóc mới có hiện tượng giảm như vậy chứ trong toàn bộ hệ

thống ngân hàng vẫn hoạt động rất tốt, bằng chứng là dư nợ trung dài hạn của

ngân hàng có tăng lên vào năm 2007. Ngoài ra, Vietcombank Cần Thơ cịn là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp nhất trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy năm 2007 tỷ lệ này có tăng lên 2,27% nhưng vẫn nằm trong

giới hạn quy định về an tồn tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước. Có được kết

quả trên là do Ban quản trị ngân hàng đã có chính sách quản trị đúng đắn, bố trí

cán bộ có đủ phẩm chất năng lực chuyên môn giám sát thẩm định chặt chẽ các

hợp đồng tín dụng trung và dài hạn để giám sát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng,

khơng để gây thiệt hại cho ngân hàng.

Để đạt được những thành tựu trên, trong nhiều năm qua ngân hàng Ngoại

Thương Cần Thơ đã gặp khơng ít những khó khăn, trở ngại. Nhưng với tin thần

quyết tâm của tập thể nhân viên, ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ đã từng

bước đẩy lùi khó khăn và đạt được kết quả đáng kích lệ, góp phần thúc đẩy nền

kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

6.2. Kiến nghị

6.2.1. Đối với ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ

- Ngân hàng cần đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tiếp tục quá trình đổi mới

công nghệ, thực hiện các dự án đầu tư hiện đại kỹ thuật công nghệ ngân hàng

theo hướng đầu tư cơ sở hạ tầng, cơng nghệ cơ bản đạt trình độ tiên tiến hiện đại, có khả năng phát triển, mở rộng các ứng dụng sản phẩm, dịch vụ mới của một ngân hàng kinh doanh đa năng trong nền kinh tế thị trường.

- Ngân hàng cần cơ cấu đầu tư vốn trong điều kiện mới theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng cho vay đối với các cá nhân trong nền kinh tế.

- Về phía hệ thống ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ, phát triển dịch vụ, phát triển mạng lưới máy rút tiền tự động ATM,...

Thực hiện giải pháp này không những huy động được khối lượng vốn rất lớn

trong xã hội vào hệ thống ngân hàng mà còn tiết kiệm các khoản chi khổng lồ cho các hoạt động tiền mặt, góp phần hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong xã hội.

- Lành mạnh hố tài chính, cố gắng xử lý nợ tồn đọng và giảm đến mức tối đa nợ xấu mới nhất là trong năm 2007 nợ xấu trung dài hạn đã tăng lên rất cao. Phấn đấu đến năm 2008 phải tối thiểu hóa nợ xấu trong ngân hàng.

- Phát triển thị trường mới với thị trường trong nước tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh đến các khu cơng nghiệp trẻ có nhiều tiềm năng.

- Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng bằng việc đa dạng hố các hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý.

6.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước

- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố cần tăng cường sự chỉ đạo tích cực, hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngân hàng trên địa bàn. Chẳng hạn liên kết với các phương tiện truyền thông của Thành phố xây dựng một vài chương trình định kỳ,

giới thiệu dưới nhiều hình thức khác nhau, những đổi mới của hệ thống ngân

hàng giúp công chúng hiểu, biết rõ, dần tiếp cận, củng cố lòng tin và giao dịch với ngân hàng. Hoặc Ngân hàng Nhà nước có những hình thức khuyến khích các ngân hàng tự cân đối được vốn tại chỗ...

- Ngân hàng Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại tháo

gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động mà ngân hàng thương mại đã

nêu lên.

- Về lâu dài Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban chứng khốn quốc

gia cần có định hướng và giải pháp cho quá trình hình thành và phát triển thị

trường chứng khoán ở Cần Thơ, tạo điều kiện cho dịch vụ đại lý chứng khoán

của Vietcombank Cần Thơ phát triển mạnh. Qua đó sẽ hình thành một kênh huy động vốn mới nhiều tiềm năng cho ngân hàng.

- Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước. Việc tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, thơng thống và lành mạnh cho các NHTM và tổ chức tín dụng hoạt động sẽ cho phép huy động khối lượng vốn rất lớn và nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư.

- Tiếp tục đổi mới xây dựng và điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ. Đổi

mới các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước, như: điều hành thị trường mở, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, đổi mới thanh toán và mở rộng thanh toán

điện tử liên ngân hàng, các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến sự phát

triển của thị trường vốn. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của Việt kiều, vốn đầu tư của người dân trong thành lập và bỏ vốn kinh doanh,...

cần được thực hiện theo hướng vừa thúc đẩy các kênh xúc tiến đầu tư, mời gọi

đầu tư, vừa cải tiến các quy trình, thủ tục, vừa chống tiêu cực, phiền hà, nhưng phải giám sát chặt chẽ phù hợp với thông lệ quốc tế, chống các hoạt động lừa đảo hay tiêu cực khác.

6.2.3. Đối với các ban ngành hữu quan

- Nhà nước tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển vì ngân hàng là nơi nắm giữ tiềm lực tài chính ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia.

- Nhà nước chỉ đạo các Bộ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật kịp

thời, đồng bộ, rõ ràng, thống nhất và sát thực tế hơn, loại bỏ những bất cập và

chồng chéo; tránh tình trạng luật đã có hiệu lực thi hành mà vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn.

- Nhà nước cần quy định cụ thể quy chế xử phạt, xử lý vi phạm khi các doanh nghiệp vay cùng một lúc nhiều tổ chức tín dụng. Chính phủ phải có văn bản yêu

cầu các doanh nghiệp mắc nợ phải huy động mọi nguồn vốn để thanh toán nợ

cho ngân hàng. Chuyển nợ thành vốn góp, khoanh nợ, giãn nợ, bán nợ hoặc khởi

kiện thuộc thẩm quyền của ngân hàng để đảm bảo quyền chủ động của các tổ

chức tín dụng khi xử lý tái sản đảm bảo.

- Tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức thanh tốn

khơng dùng tiền mặt. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong ngành tài chính, như: thực hiện thu thuế và lệ phí, bảo hiểm,... bằng hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Các tổ chức khác, như: thu cước

phí bưu chính viễn thông, thu tiền điện nước, phí sử dụng cáp truyền hình, các

hoạt động thu phí và thanh tốn ổn định khác,... cũng cần chủ động và sẵn sàng phối hợp với ngân hàng trong sử dụng các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Các tổ chức có khối lượng chi tiền mặt lớn như: Bảo hiểm xã hội, các doanh

nghiệp và tổ chức có đơng người lao động,...sử dụng việc chi trả lương qua hệ

thống ATM của ngân hàng. Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định thanh tốn khơng dùng tiền mặt, quy định mức giá trị của các khoản thanh tốn khơng được sử dụng tiền mặt.

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh phải kiểm tra, giám sát kinh doanh và chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân của khách hàng.

- Chính quyền Thành phố cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn, định hướng quảng bá thông tin ngân hàng trên các

phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm khắc những trường hợp lừa đảo

qua ngân hàng…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thái Văn Đại (2005). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách trường

Đại Học Cần Thơ, Tr 50-56

Nguyễn Thụy Vũ (2007). “Rủi ro tín dụng nguyên nhân và biện pháp

phịng ngừa”. Cơng nghệ ngân hàng, Số 19 tháng 10/2007, Tr.16-19

Lê Thị Mận, Nguyễn Văn Phúc (2008). “Một số vấn đề xung quanh việc

Vietcombank trong tiến trình thành lập tập đồn tài chính ngân hàng đa năng”,

Tạp chí ngân hàng, Số 4 tháng 2/2008, Tr.47-49

Đỗ Thị Thuỷ (2007). “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân

hàng thương mại trong quá trình hội nhập WTO”.

http://www.icb.com.vn/?id=0741482&page=2&sheet=1&c=94&m=94

Nguyễn Tấn Quyên (2005). “Cần Thơ – Thành phố động lực của đồng

bằng sông Cửu Long”.

http://cantho.gov.vn/wps/portal/!ut/p/.cmd/cs/.ce/7

Đỗ Quốc Hương (2006). “Phân tích rủi ro tín dụng tai ngân hàng Ngoại

Thương chi nhánh Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ

Sử Ngọc Thanh (2007). “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát

triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh thành phố Cần Thơ”, Luận văn

tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ

Các số liệu được cung cấp từ phòng quan hệ khách hàng và phòng vốn

ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ngoại thương cần thơ (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)