Vai trò của việc áp dụng thủ tục rút gọn trong thực tiễn giải quyết vụ

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hành chính việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 40 - 45)

2.1. Thực trạng thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính Việt Nam

2.1.1. Vai trò của việc áp dụng thủ tục rút gọn trong thực tiễn giải quyết vụ

trong giải quyết vụ án hành chính

TTRG là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định: “Xây dựng cơ chế xét xử theo TTRG đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định” và các nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp 2013. Như vậy, TTRG là một nội dung của cải cách tư pháp được Đảng và Nhà nước quan tâm. Việc áp dụng thủ tục này vào trong thực tế sẽ có những lợi ích đáng kể như: giải quyết vụ án thật nhanh chóng, rút ngắn đáng kể thời gian tố tụng, giản lược bớt một số thủ tục tố tụng, dẫn đến việc tiết kiệm cơng sức, kinh phí cho việc giải quyết vụ án, từ đó tập trung công sức, tiền bạc để giải quyết những vụ án phức tạp hơn, những vụ án trọng điểm hơn, để từ đó phát huy tác dụng của TTRG, góp phần phục vụ tốt yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động tư pháp.

Thực tiễn cho thấy, quá trình giải quyết các vụ án hành chính ở nước ta trong thời gian trước đây đã chỉ ra rằng có số lượng khơng nhỏ vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu chứng cứ rõ ràng và đầy đủ nhưng vẫn được giải quyết theo thủ tục chung như các vụ án phức tạp. Từ đó, dẫn đến tình trạng tồn đọng các vụ án hành chính chưa được giải quyết vì các cơ quan THTT chưa có sự phân loại tính chất các vụ án nên khơng có điều kiện tập trung cơng sức để giải quyết những vụ án phức tạp và nghiêm trọng. Mặt khác, thẩm quyền xét xử của các cơ quan THTT cấp huyện cũng tương đối rộng trong khi nguồn nhân lực, điều kiện về cơ sở vật chất không được nâng lên làm cho tình trạng ứ đọng, kéo dài quá trình giải quyết các vụ án hành chính là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, việc áp dụng TTRG là một giải pháp khắc phục được tình trạng trên một cách đáng kể.

35

Theo thống kê của Tịa án nhân dân tối cao thì trung bình hàng năm trên cả nước, các Tòa án cấp tỉnh thụ lý, giải quyết khoảng 700 đến 800 vụ án hành chính; các Tịa án cấp huyện thụ lý, giải quyết khoản 4.500 vụ/năm, trong đó các khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý đất đai chiếm khoảng 80%, tương ứng với 3.600 vụ. Áp dụng theo quy định của Luật TTHC 2015 về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính thì trong trường hợp giao cho Tịa án cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì trung bình hàng năm, mỗi Tịa án cấp tỉnh giải quyết thêm khoảng 60 vụ án hành chính.24 Tại Nghệ An, theo kết quả cơng tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh, trong năm 2016 và VKSND hai cấp thụ lý 116 vụ trong đó cấp tỉnh thụ lý 53 vụ và cấp huyện thụ lý 63 vụ, tăng 20 vụ so với năm 2015. Tuy nhiên, số vụ được giải quyết chỉ là 50 vụ, chỉ đạt 43%. Nguyên nhân tỷ lệ giải quyết đạt khơng cao vì riêng trong tháng 11/2016, số thụ lý mới của cấp tỉnh tăng đột biến: 32 vụ. Lý giải của việc tăng đột biến này là do thay đổi về thẩm quyền giải quyết theo quy định của Luật TTHC năm 2015. Về nội dung khiếu kiện, hầu hết là các khiếu kiện liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai như yêu cầu huỷ bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để giải phóng mặt bằng. Bước sang năm 2017, trong tháng 12/2016, VKSND hai cấp tỉnh Nghệ An thụ lý kiểm sát: 74 vụ. Riêng đối với cấp tỉnh, tổng số vụ thụ lý án hành chính sơ thẩm, phúc thẩm đã thụ lý kiểm sát: 62 vụ, trong đó thụ lý mới 23 vụ (chưa tính số thụ lý mới phát sinh từ 01/01/2017).25 Tại một địa phương khác là thành phố Hà Nội, trong 6 tháng cuối năm 2016, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội đã thụ lý 345 vụ (tăng 33 vụ so với cùng kỳ năm 2015), trong đó thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 278 vụ, đã giải quyết và xử lý 57 vụ; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 67 vụ, đã giải quyết 36 vụ. Số vụ án, quyết định bị hủy là 2 vụ (giảm 2 vụ), sửa bản án 7 vụ (giảm 5 vụ), quá hạn 3 vụ (giảm 4 vụ). Các khiếu kiện hành chính tập trung chủ yếu là khiếu kiện về quản lý đất đai (thụ lý 207 vụ chiếm trên 60% tổng số án thụ lý).26

Trong khi đó, theo báo cáo tại Hội nghị “Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm

trong công tác ban hành quyết định hành chính và kiểm sát giải quyết án hành chính ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên” do Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao tại

24

http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=234 (truy cập ngày 02/7/2017).

25 http://vienkiemsat.nghean.gov.vn/wps/portal/vienkiemsat/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3E D8XX8tgYxM_X19jA0PMEcDdycP32BvQ_2CbEdFAJyAIm4!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=%2Fwps%2F wcm%2Fconnect%2Fvien%20kiem%20sat%2Fvks%2Flvcm%2Fnvks%2F512faf804fbdae91874ab77f979f4907 (truy cập ngày 02/7/2017). 26

36

Đà Nẵng (Viện cấp cao 2) tổ chức vào ngày 28/02/2017, thì lượng án hành chính được thụ lý để giải quyết tại Viện phúc thẩm 2 trước đây và Viện cấp cao 2 hiện nay liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Từ khi Luật TTHC 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 thì lượng án hành chính được thụ lý để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm tăng đột biến. Nếu như năm 2015 chỉ thụ lý 76 vụ thì năm 2016 đã thụ lý giải quyết 138 vụ; trong số các quyết định hành chính bị khởi kiện thì Quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 72%.27

Qua các số liệu trên có thể thấy được rằng, số lượng các vụ án hành chính được thụ lý qua các năm đều có xu hướng tăng lên ở các địa phương, trong khi số lượng vụ án được giải quyết còn rất hạn chế, như tại Nghệ An, Tòa án ở hai cấp mới giải quyết được 43% số án thụ lý. Trong khi tại Hà Nội, số lượng vụ án được giải quyết mới chỉ đạt 93 vụ trên tổng số 345 vụ, chiếm tỉ lệ 26,9%. Đặc biệt, kể từ khi Luật TTHC 2015 có hiệu lực thi hành, số lượng án hành chính được thụ lý giải quyết tăng lên không chỉ ở thủ tục sơ thẩm mà cịn cả ở thủ tục phúc thẩm. Điều đó dẫn đến hệ quả là sự gia tăng đáng kể số vụ án được thụ lý ở tòa án cấp tỉnh, bao gồm các vụ án được thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và cả các vụ án được thụ lý để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm sau khi đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm ở tòa án cấp huyện, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do sự mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án cấp tỉnh theo quy định của Luật TTHC 2015. Trong khi đó, nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ tư pháp ở cấp tỉnh khơng có sự gia tăng. Hệ quả là số vụ án sau khi thụ lý được giải quyết chỉ nằm ở mức dưới 50%, về lâu về dài sẽ dẫn đến tình trạng án cũ chưa giải quyết xong thì đã có án mới được thụ lý, làm tồn đọng án nhiều sẽ rất khó khắc phục. Như vậy, yêu cầu áp dụng TTRG để giải quyết những vụ án đơn giản là hết sức cần thiết, đây vừa là khó khăn nhưng cũng vừa là thuận lợi để ngành tòa án mạnh dạn trong việc áp dụng TTRG vào thực tiễn, hạn chế đi đáng kể tình trạng thiếu Thẩm phán giải quyết án cũng như làm giảm đi tình trạng tồn đọng án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành tịa án.

Hơn nữa, qua các số liệu khảo sát, một điều cần phải thừa nhận rằng, nội dung các vụ án hành chính trên thực tế chủ yếu là tập trung khiếu kiện liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai như yêu cầu huỷ bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để giải phóng mặt bằng. Các vụ án này hầu hết đều chiếm trên 70% số lượng án hành chính ở các địa phương (tại TAND thành phố Hà Nội là trên 60%, tại TANDCC tại Đà nẵng là 72%). Tuy nhiên

27

http://www.kiemsat.vn/can-tuan-thu-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-tham-quyen-thoi-han-trinh-tu-thu-tuc-ban- hanh-an-hanh-chinh.html (truy cập ngày 02/7/2017).

37

các tranh chấp này đều rất phức tạp. Phức tạp cả về quy định pháp luật do liên quan rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các quy định pháp luật về đất đai qua các thời kỳ và thường xuyên thay đổi. Phức tạp về đường lối giải quyết, vừa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và vừa phải đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chính trị khi triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối lớn của Đảng và Nhà nước. Do đó, đối với những vụ án này, để giải quyết được cần phải tập trung nhiều thời gian cũng như sức lực và nguồn nhân lực. Chính vì thế, đối với khoảng 30% các vụ án cịn lại, thơng thường sẽ là các vụ án có tình tiết đơn giản, các tài liệu, chứng cứ đã rõ ràng và đầy đủ, phù hợp cho việc áp dụng TTRG để giải quyết. Do vậy, một giải pháp tối ưu cho việc Tòa án phải tính tốn, sắp xếp việc phân bổ Thẩm phán cũng như thời gian để giải quyết các vụ án đã thụ lý, thì việc áp dụng TTRG để giải quyết các vụ án nói trên là điều hết sức hợp lý. Như vậy, đây cũng là động lực để thúc đẩy việc tòa án áp dụng TTRG trên thực tế.

Qua đó có thể nhận thấy được những thực trạng nêu trên vừa là khó khăn cho hoạt động tư pháp vừa lại là thuận lợi khi tạo ra cơ hội cho việc áp dụng TTRG vào quá trình giải quyết vụ án hành chính. Đồng thời, qua đây có thể khẳng định rằng việc xây dựng TTRG là một điều cần phải làm, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực tư pháp.

Sau một năm thực hiện Luật TTHC 2015 đã đạt được những kết quả nhất định. Có thể thấy số lượng các vụ án hành chính được Tòa án thụ lý tăng lên đáng kể từ sau khi Luật TTHC 2015 có hiệu lực thi hành, đây là dấu hiệu chứng minh tính thực tiễn của Luật TTHC 2015 cao hơn so với Luật TTHC 2010. Một phần nào đó thấy được, thơng qua các quy định tiến bộ hơn của luật này, mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức đã mạnh dạn hơn trong việc khởi kiện ra tòa khi cho rằng các quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan công quyền. Bản chất của vụ án hành chính là tranh chấp giữa một bên là cơ quan nhà nước với tư cách là người bị kiện và một bên là các cá nhân, tổ chức, cá nhân thông thường với tư cách là người khởi kiện. Vì thế mà người khởi kiện trong vụ án hành chính có tâm lý rất e ngại vì cho rằng cơ quan nhà nước đi xét xử cơ quan nhà nước thì thường sẽ khơng mang tính khách quan, cơng bằng; chính vì lý do đó mà họ rất ngại phải đi khởi kiện cho dù quyền lợi có bị xâm phạm đi chăng nữa. Tuy nhiên, khi Luật TTHC 2015 có hiệu lực thi hành, số lượng vụ án tăng lên một cách đáng kể, lấy ví dụ như tại Nghệ An, chỉ trong đầu năm 2017, VKSND hai cấp Nghệ An đã thụ lý tới 74 vụ án; hay tại tỉnh Bình Định năm 2015 Viện kiểm sát cấp sơ thẩm thụ lý: 35 vụ, năm 2016: 96 vụ (tăng 174% so với

38

năm 2015); chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2017 thụ lý: 41 vụ (tăng 70% so với cùng kỳ năm 2016).28 Qua đó cho thấy người dân đã có cái nhìn khác tiến bộ hơn đối với những quy định của Luật TTHC 2015 và từ đó tạo nên niềm tin hơn nữa đối với hoạt động tư pháp nước nhà.

Thêm vào đó, hoạt động kiểm sát cơng tác xét xử giải quyết các vụ án hành chính của Viện kiểm sát cũng góp phần nâng cao đáng kể về chất lượng của các bản án, quyết định của Tịa án ban hành, qua đó nâng cao chất lượng của hoạt đơng tư pháp và củng cố niềm tin của người dân vào Tòa án. Chẳng hạn, trong vụ Bà Trần

Thị Minh Tâm và ông Nguyễn Văn Nam khởi kiện yêu cầu TAND hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 14/QĐ-XPVPHC ngày 02/04/2016 và Quyết định giải quyết khiếu nại số 17/QĐ-HD48 ngày 19/4/2016 của Hải đoàn 48 Bộ tư lệnh Bộ đội

biên phòng.29 Tịa án sơ thẩm TAND tỉnh Bình Định tuyên xử: chấp nhận đơn khởi

kiện của bà Trần Thị Minh Tâm trả 9.000 lít dầu đã bị Hải đồn 48 tịch thu. Sau đó, VKSND tỉnh Bình Định kháng nghị. Tịa phúc thẩm TANDCC tại Đà Nẵng đã xét xử hủy án với lý do bản án sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng Luật tố tụng hành chính mà cấp phúc thẩm khơng khắc phục được. Hay tại một vụ án khác, Bà Phục khởi kiện yêu cầu Tịa án xét xử hủy Quyết định hành chính số 4217/QĐ-UBND của Chủ

tịch UBND huyện An Nhơn.30 TAND huyện An Nhơn đã thụ lý và xét xử sơ thẩm

xác định bà Phục là người khởi kiện, Chủ tịch UBND huyện An Nhơn là người bị kiện, ơng Sanh là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau khi xét xử, Viện kiểm sát nhân dân huyện An Nhơn đã kháng nghị. Tòa án phúc thẩm TAND tỉnh Bình Định nhận thấy bản án sơ thẩm đã bỏ sót người tham gia tố nên xử hủy, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm xét xử lại.

Tuy số lượng án hành chính được thụ lý tăng lên đáng kể và dù tỉ lệ số vụ án được giải quyết sau khi thụ lý vẫn còn ở mức thấp nhưng số lượng vụ án được giải quyết vẫn ở mức cao hơn so với cùng kỳ các năm trước. Bên cạnh đó, mặc dù số lượng vụ án thụ lý giải quyết theo thủ tục phúc thẩm tăng, nhưng số lượng án sơ thẩm bị hủy hoặc bị sửa ở mức thấp hơn so với cùng kỳ, như tại Hà Nội, trong 6 tháng cuối năm 2016, đã giải quyết 36 vụ, nhưng chỉ hủy 2 vụ (giảm 2 vụ) và sửa 7 vụ (giảm 5 vụ). Hay như tại Bình Định, trong 3 tháng đầu năm 2017, đã giải quyết 3

28 VKSND tỉnh Bình Định (2017), Báo cáo chuyên đề về Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ

án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và các việc khác theo quy định pháp luật, Bình Định.

29

Theo Bản án số: 01/2016/HC-PT ngày 01/12/2016 của TANDCC tại Đà Nẵng.

39

vụ và bác đơn kháng cáo ở cả 3 vụ.31 Có thể nhận thấy rằng trình độ chun mơn của Thẩm phán ở cấp sơ thẩm cũng khơng cịn khoảng cách quá nhiều về nhận thức vụ án đối với Thẩm phán ở cấp phúc thẩm. Qua đó, cho thấy việc áp dụng TTRG với chỉ một Thẩm phán để giải quyết vụ án hành chính là điều hồn toàn khả thi và nên được áp dụng một cách mạnh dạn mà khơng phải lo ngại về trình độ chuyên môn của Thẩm phán dẫn đến việc đưa ra bản án, quyết định không khách quan.

Trên đây là những kết quả đạt được của quá trình giải quyết vụ án hành chính trong thời gian qua, và đây cũng là tiền đề cơ sở để việc áp dụng TTRG vào thực tiễn được diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa. Đến thời điểm

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hành chính việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)