Các kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hành chính việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 60 - 70)

2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính

2.2.2. Các kiến nghị khác

Thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy một đạo luật khó có thể đi vào cuộc sống nếu như thiếu các giải pháp thi hành phù hợp. TTRG chỉ được áp dụng có ý nghĩa và khả thi trên thực tế khi, ngoài các giải pháp về hồn thiện khn khổ pháp luật như đã nêu trên cịn có một số giải pháp khác như sau:

Một là, quán triệt nhận thức về ý nghĩa và yêu cầu của thủ tục rút gọn.

Như đã đề cập, các thời hạn mà pháp luật quy định thường không được tuân thủ trên thực tế. Tác giả cho rằng với một chế định mới về TTRG, trong đó các thời hạn đưa ra đều rút gọn hơn so với các thời hạn thông thường nên vấn đề đầu tiên cần giải quyết để bảo đảm các quy định về TTRG được thực thi có ý nghĩa trên thực tế là quán triệt nhận thức của Thẩm phán và cán bộ Tòa án về yêu cầu áp dụng TTRG.

Các Tòa án và đội ngũ cán bộ Tòa án cần phải nhận thức rõ về yêu cầu cấp bách cần phải áp dụng TTRG trong một số trường hợp mà pháp luật quy định để từ đó nâng cao ý thức thực thi các quy định của pháp luật tố tụng trong tất cả các khâu tố tụng, từ việc tiếp nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện, thụ lý đơn khởi kiện, ra các thông báo cần thiết về thụ lý đơn khởi kiện, về áp dụng TTRG. Cụ thể nhất là đối với Thẩm phán được phân công phụ trách vụ án cần phải xác định ngay từ khi thụ lý và trong giai đoạn chuẩn bị xét xử về việc xem xét vụ án đó có thể áp dụng theo TTRG hay không. Nếu Tịa án và đội ngũ cán bộ Tịa án khơng nhận thức được đầy đủ yêu cầu về việc áp dụng TTRG mà vẫn “xử lý” các vụ án đó theo tuần tự và thơng lệ như đã và đang áp dụng đối với những vụ án thông thường khác thì chắc chắn ý nghĩa của chế định TTRG sẽ không đạt được trên thực tế.

Cũng cần thiết phải có thêm những biện pháp tăng cường nhận thức của giới luật sư và công chúng về TTRG để những người sử dụng dịch vụ tư pháp phát huy việc sử dụng một thủ tục mới này. Các biện pháp đó trước tiên phải được thực hiện bởi Tịa án và sau đó là có sự phối hợp và nỗ lực của các phương tiện thông tin đại chúng.

Hai là, xây dựng cơ chế, tổ chức, nguồn lực và chế tài bảo đảm thực hiện các

quy định về thủ tục rút gọn.

Theo tác giả, hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của Tòa án về dữ liệu pháp luật cũng tốt hơn nhiều so với trước đây để các Thẩm phán và cán bộ Tịa án có thể truy cập các thơng tin và quy định liên quan của pháp luật trong quá trình chuẩn bị xét xử. Điều đó dẫn đến giảm thiểu nhiều thời gian để Tịa án xác định tính phức tạp của những vấn đề pháp lý áp dụng cho vụ án thuộc đối tượng áp dụng TTRG và

55

cũng giảm thiểu đáng kể thời gian để Tịa án kiểm tra tính hợp pháp của các yêu cầu của người khởi kiện.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc triển khai áp dụng TTRG được thuận lợi và hiệu quả, cần thiết mỗi Tòa án tùy thuộc vào điều kiện vật chất và nguồn lực cụ thể của mình để xây dựng một cơ chế và trình tự tổ chức phù hợp thực hiện việc áp dụng TTRG có sự phân cơng rõ ràng người chịu trách nhiệm “đầu vào, đầu ra” và thời gian xử lý từng đầu việc. Cụ thể, việc phân công Thẩm phán chịu trách nhiệm về xử lý các đơn khởi kiện có thể thuộc trường hợp áp dụng TTRG, trách nhiệm của bộ phận nhận đơn khởi kiện trình Thẩm phán phụ trách việc thụ lý đơn, mối quan hệ giữa Thẩm phán phụ trách và lãnh đạo Tòa án trong việc xem xét, cân nhắc có áp dụng TTRG, thẩm quyền xem xét và quyết định về việc có chấp nhận sự phản đối của đương sự với việc áp dụng TTRG, về việc chuyển vụ án theo TTRG sang thủ tục thông thường…

Mỗi Tòa án cũng xây dựng các trình tự kiểm tra, giám sát việc áp dụng TTRG nhằm bảo đảm việc áp dụng các thủ tục này là đúng đắn ngay từ giai đoạn đầu tiên áp dụng TTRG. Tiếp theo, Tòa án nhân dân tối cao cần xây dựng lộ trình sơ kết, kiểm tra, tổng kết định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định về TTRG, đồng thời bảo đảm nguồn lực để sẵn sàng hướng dẫn kịp thời các Tòa án địa phương. Tác giả cho rằng cần phải xây dựng và thực thi các chế tài đủ mạnh để bảo đảm các Tòa án, Thẩm phán và các cán bộ liên quan của Tịa án khơng vi phạm các quy định về TTRG. Các chế tài đó phải được nghiên cứu ký lưỡng và được xây dựng trên cơ sở đủ mạnh nhưng đồng thời vẫn bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán khi xét xử, tính chủ động và linh hoạt của Tịa án cũng như của Thẩm phán trong việc áp dụng TTRG trong những trường hợp mà pháp luật cho phép.

Ba là, tăng cường đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tư pháp đảm bảo đủ số

lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt chú ý đến đội ngũ cán bộ cấp huyện. Bởi lẽ, các vụ án hành chính có tình tiết đơn giản, tài liệu chứng cứ rõ ràng, đầy đủ - đối tượng của việc áp dụng TTRG lại thường thuộc thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện. Hiện nay đội ngũ cán bộ cấp huyện được đánh giá là còn chưa mạnh mặc dù ngành tư pháp đã có những nỗ lực để xây dựng đội ngũ này. Để giải quyết tình trạng này một cách cơ bản, cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ những người tiến hành tố tụng. Việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung, cho những người tiến hành tố tụng nói riêng sẽ tạo cho họ sự tự tin khi giải quyết công việc. Nắm vững chuyên môn sẽ không sợ làm sai; cán bộ tư pháp sẽ không bị

56

áp lực về thời hạn nếu chuyên môn và nghiệp vụ giỏi. Trong thời gian qua, các cơ quan tư pháp đã có nỗ lực trong việc đào tạo chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhưng số lượng cũng chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn.

Tuy nhiên, trước mắt có thể thực hiện một số biện pháp như biệt phái cán bộ (chủ yếu là Thẩm phán) để giải quyết kịp thời tình trạng quá tải cũng như nâng cao mặt bằng chung về trình độ giữa Tịa án ở các địa phương với nhau. Vì việc xét xử theo TTRG chỉ do một Thẩm phán thực hiện nên áp lực ngày càng tăng trong công tác nhân sự đối với các Tòa án. Vấn đề tăng cường nhân sự cũng đồng nghĩa với việc giảm áp lực cho Thẩm phán. Một người phụ trách ít án hơn thì khả năng giải quyết công việc sẽ tốt hơn.

Song song với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, chun mơn cũng như trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ tư pháp, cần phải có chính sách nâng cao đời sống, có sự khuyến khích cụ thể về vật chất, đảm bảo điều kiện sinh hoạt và làm việc cơ bản nhất. Cần quy định chính sách khen thưởng đối với những người giải quyết nhiều án trong năm (khơng phân biệt vụ án đó áp dụng thủ tục nào để giải quyết), có như vậy mới khuyến khích việc áp dụng TTRG trong việc giải quyết những vụ án đơn giản. Người tham gia giải quyết nhiều án, chế độ chính sách cũng giống như người giải quyết ít án thì khơng thể khuyến khích được.

Tóm lại, theo tác giả, cơ sở và nội dung đề xt nêu trên hồn tồn có tính khả thi. Bởi vì, hệ thống Tịa án nhân dân được cơ cấu tổ chức lại theo Luật TCTAND 2014, theo hướng Tòa án nhân dân Tối cao tập trung vào việc hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổng kết cơng tác xét xử, do đó Tịa án nhân dân Tối cao có nhiều điều kiện hơn trong việc đưa ra các hướng dẫn áp dụng đối với TTRG.

Thêm vào đó, với quy định mới về tuyển chọn, bổ nhiệm và phê chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao theo hướng bảo đảm các Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao là những người có năng lực, trình độ và kinh nghiệm cao, hồn tồn hy vọng các văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao về TTRG sẽ được ban hành kịp thời và bảo đảm vè chất lượng.

57

KẾT LUẬN

Thủ tục rút gọn (TTRG) là một mơ hình xét xử được nhiều nước trên thế giới áp dụng rộng rãi với những ưu điểm của nó. Có thể trong quy định của từng quốc gia có sự khác nhau về phạm vi, điều kiện áp dụng, mức độ rút gọn so với thủ tục thông thường… thế nhưng, tất cả đều chung một mục đích: giải quyết nhanh chóng những vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ trong vụ án đã rõ ràng và đầy đủ. Trong pháp luật tố tụng hành chính ở nước ta, bởi vì thủ tục rút gọn là một chế định hoàn tồn mới nên thực tiễn áp dụng cịn rất hạn chế. Do đó, nghiên cứu để nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của thủ tục rút gọn, nội dung quy định của pháp luật, những bất cập trong quy định pháp luật cũng như trong áp dụng vào thực tiễn, trên cơ sở đó có những kiến nghị, tìm kiếm những giải pháp để khắc phục những bất cập, phát huy những ưu điểm của thủ tục rút gọn trong quá trình giải quyết vụ án là việc làm rất có ý nghĩa và cấp thiết. Vấn đề này địi hỏi phải có thời gian và có sự đầu tư nghiêm túc của cả hệ thống cơ quan tư pháp, trên cơ sở định hướng lãnh đạo của Đảng, sự tham khảo kinh nghiệm nước ngoài.

Qua quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật trong và ngoài nước về chế định TTRG cũng như quá trình áp dụng thủ tục này trên thực tế, tác giả đã cố gắng phấn tích và đưa ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, TTRG được xây dựng và áp dụng trong bối cảnh phù hợp ở nước

ta hiện nay, cụ thể:

(i) Đã có quy định của Hiến pháp 2013 và mới nhất là Luật tố tụng hành chính năm 2015 về việc áp dụng TTRG tạo cơ sở pháp lý cho cả hệ thống chính trị và tư pháp thực hiện những quy định của tố tụng hành chính về TTRG.

(ii) Có sự đồng thuận cao trong giới khoa học pháp lý và thực tiễn xét xử về nhu cầu áp dụng TTRG trong quá trình giải quyết một số vụ án thuộc đối tượng có thể áp dụng một thủ tục gọn nhẹ, đơn giản hơn so với thủ tục thông thường mà vẫn bảo đảm cơng lý, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

(iii) Năng lực và trình độ của đội ngũ Thẩm phán đã được nâng lên đáng kể. Tất cả các Thẩm phán đều có trình độ đại học, trên đại học và được đào tạo về nghề Thẩm phán, có kinh nghiệm thực tiễn xét xử tại Tịa án, và quy trình tuyển chọn Thẩm phán cũng ngày càng khắt khe hơn.

(iv) Nhận thức pháp lý của đương sự, đặc biệt của các tổ chức được tăng lên trong những năm vừa qua và cùng với đội ngũ chuyên gia pháp lý của các doanh nghiệp, đội ngũ Luật sư đã được phát triển một cách đáng kể về số lượng và chất

58

lượng, hồn tồn có cơ sở để các đương sự trong vụ án hành chính có đủ điều kiện và khả năng tham gia trong suốt q trình tố tụng của Tịa án một cách kịp thời và hiệu quả hơn.

Thứ hai, TTRG được xây dựng trên tinh thần các Nghị quyết của Đảng và

Hiến pháp 2013 nhằm tăng cường hơn nữa tính hiệu quả của hoạt động xét xử nhưng phải bảo đảm các tranh chấp trong vụ án được giải quyết đúng pháp luật và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. TTRG trước mắt được xây dựng trên tinh thần bảo đảm các nguyên tắc hiến định và các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hành chính, bao gồm các nguyên tắc: chế độ hai cấp xét xử, xét xử kịp thời, công bằng, công khai và bảo đảm tranh tụng… Tuy nhiên, lâu dài, sau khi đã qua thực tiễn thi hành TTRG và một khi đã đủ các điều kiện cần thiết, tác giả nhận thấy cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện các nguyên tắc hiến định để làm cơ sở xây dựng TTRG đúng với bản chất đơn giản, gọn nhẹ, giảm thiểu tối đa các chi phí mà vẫn đảm bảo cơng lý.

Thứ ba, việc xây dựng TTRG ở nước ta cần dựa trên những nguyên lý cơ bản

về tố tụng hành chính nói chung và TTRG nói riêng, có tham khảo các kinh nghiệm tốt được đúc kết từ các nền pháp lý đã có trải nghiệm áp dụng TTRG một cách linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta.

Thứ năm, các quy định của TTRG phải được phân tích và mổ xẻ từ nhiều

lăng kính khác nhau trên tinh thần khơng vì tạo ra một khuôn khổ pháp lý cứng nhắc chỉ để rút gọn về thời gian xét xử làm ảnh hưởng đến tính khả thi của TTRG. Các quy định hiện hành của pháp luật tố tụng về thời gian chuẩn bị xét xử trong các vụ án hành chính về cơ bản đã là ngắn so với các nước trên thế giới nhưng thực tế xét xử dường như khó có thể đáp ứng được các thời hạn luật định đó. Cách tiếp cận hiện nay của các nhà làm luật theo hướng chỉ nhằm rút gọn về thời gian xét xử dường như sẽ đi vào vết mòn cũ xưa khi chưa đưa ra các giải pháp khắc phục những nguyên nhân còn tồn tại của việc chưa tuân thủ được các thời hạn chuẩn bị xét xử theo luật định hiện nay. Điều đó rất có khả năng dẫn đến một thực tế là TTRG sẽ không phát huy được ý nghĩa căn nguyên của nó.

Thứ sáu, khác với các điều kiện của vụ án áp dụng TTRG được quy định tại

Luật tố tụng hành chính năm 2015, tác giả đưa ra đề xuất khác với cách tiếp cận xây dựng tiêu chí áp dụng TTRG và nội dung của TTRG mang tính linh hoạt nhằm tăng cường được tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng TTRG trên thực tế. Tác giả cũng đưa ra những luận điểm và đề xuất mới về tính hài hịa và cân bằng giữa tính hiệu quả của cơng tác xét xử thông qua việc áp dụng TTRG với việc đảm bảo những

59

nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cơng lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Theo tư tưởng của các nhà lập pháp hiện nay được thể hiện tại Luật tố tụng hành chính năm 2015, một vụ án chỉ được giải quyết theo TTRG khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ hàng loạt các tiêu chí rất có khả năng dẫn đến một thực tế là chỉ có rất ít vụ án có thể được áp dụng TTRG và sẽ khơng phát huy được ý nghĩa ngun căn của nó. Tác giả đề xuất theo hướng nên quy định một số tiêu chí, điều kiện mang tính lựa chọn và khi một vụ án hành chính có một trong các tiêu chí này thì hồn tồn có thể áp dụng TTRG. Tác giả cũng đưa ra một cách tiếp cận mới và linh hoạt để đảm bảo tính khả thi và ý nghĩa của TTRG trên thực tế: (i) áp dụng TTRG vào bất kỳ thời điểm nào khi xuất hiện điều kiện áp dụng TTRG; và (ii) không nhất thiết phải áp dụng tất cả các nội dung của TTRG mà chỉ cần áp dụng một hoặc một số nội dung của TTRG. Chẳng hạn như có thể chỉ cần rút gọn thành phần giải quyết vụ án trong khi khơng rút gọn trình tự, thủ tục giải quyết hoặc ngược lại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hành chính việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 60 - 70)