Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hành chính việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 53 - 55)

2.1. Thực trạng thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính Việt Nam

2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc

Việc áp dụng các quy định của Luật TTHC 2015 nói chung cũng như chế định TTRG nói riêng cịn gặp nhiều hạn chế khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, chưa đi sâu rộng trong cơng tác tư pháp hành chính có thể do hai ngun nhân sau:

Nguyên nhân thứ nhất là về mặt chủ quan, do nhận thức của cơ quan

THTT, người THTT trong việc áp dụng các quy định của pháp luất tố tụng trên thực tế. Trước hết phải đề cập đến tinh thần trách nhiệm của các Kiểm tra viên và cán bộ Tòa án. Một bộ phận trong số họ chưa thực hiện hết trách nhiệm được giao, còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện các hành vi tố tụng đặc trưng của cơ quan mình, có tư tưởng ngại khó, ngại gian khổ, khơng làm hết trách nhiệm và quyền hạn mà pháp luật giao cho, dẫn đến việc khơng kịp thời phát hiện ra những thiếu sót, hạn chế và những vi phạm pháp luật trong q trình giải quyết vụ án để có

48

biện pháp khắc phục kịp thời. Nhiều Kiểm sát viên, Thẩm phán… tự vừa lòng, thỏa mãn với kinh nghiệm sẵn có nên khơng thường xuyên nghiên cứu pháp luật, hơn nữa chế định TTRG là chế định mới trong pháp luật tố tụng hành chính, vì vậy khơng nắm bắt được những quy định mới của pháp luật, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của công việc. Bên cạnh đó, cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ lãnh đạo các ngành còn thiếu kịp thời, chưa sâu sát cụ thể, chỉ dựa vào kết quả báo cáo của cấp dưới, không kịp thời nắm bắt các vấn đề phát sinh để chỉ đạo giải quyết. Ngoài ra, như đã nhắc tới, thái độ né tránh trách nhiệm, sợ phải bị trách nhiệm nên thường cố tình đùn đẩy cho nhau, cấp dưới thì đẩy lên cấp trên, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để nếu sau có vấn đề phát sinh thì có thể đổ lỗi là do có ý kiến của cấp trên, ngược lại cấp trên thì trả lời thỉnh thị một cách chung chung không rõ ràng, hiểu như thế nào cũng được, nếu có vấn đề phát sinh thì khơng liên quan đến trách nhiệm của mình.

Hơn nữa, do đây là một chế định hoàn toàn mới lần đầu tiên được quy định trong pháp luật tố tụng hành chính nên trong một bộ phận người tiến hành tố tụng chưa nghiên cứu sâu, chưa nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật về TTRG dẫn đến việc hạn chế áp dụng thủ tục này. Mặt khác, vì đây là một thủ tục rút ngắn tối thiểu thời hạn tiến hành tố tụng nên dẫn đến một số cán bộ đã ngại áp dụng nó do khơng muốn bị thúc ép về thời gian tiến hành tố tụng, cho nên họ thường mong muốn chuyển qua giải quyết theo thủ tục chung sẽ có nhiều thời gian hơn so với việc giải quyết theo TTRG.

Nguyên nhân thứ hai là về mặt khách quan, trước hết phải kể đến vấn đề

các quy phạm pháp luật còn chung chung, chưa cụ thể, thiếu tính khả thi trong khi cơng tác hướng dẫn pháp luật ở các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp chưa làm thường xuyên, việc mở các khóa tập huấn trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hành chính cịn chưa đều đặn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện phục vụ cho các cơ quan tiến hành tố tụng còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cơng tác. Bên cạnh đó, vì chế định này mới nên hiện nay chưa có một văn bản hướng dẫn thi hành, giải thích các quy định của điều luật cũng như hướng giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh. Nếu gặp phải trường hợp điều luật quy định chung chung thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sẽ không biết phải giải quyết ra sao. Mặc dù trong một số văn bản của ngành luật tố tụng khác đã có quy định cũng như hướng dẫn thực hiện tuy nhiên ta không thể nào tham khảo tồn bộ vì tính chất giữa các ngành luật có sự khác biệt nhất định cho nên các văn bản đó khơng phù hợp thực tế áp dụng.

49

Việc giải quyết vụ án theo TTRG phải tiến hành trong thời gian ngắn, trong khi nhiều vụ án phải phụ thuộc vào kết quả giám định, kết quả định giá hoặc chờ xác minh lý lịch nơi cư trú. Ngoài việc phải tăng cường cường độ làm việc để đáp ứng kịp thời gian quy định thì việc giải quyết vụ án rút gọn cịn bị phụ thuộc vào kết quả đáp ứng của các cơ quan khác như cơ quan giám định (trong các vụ án có yêu cầu giám định), cơ quan định giá, hoặc ủy ban nhân dân các cấp để xác minh nơi cư trú. Nếu các cơ quan này đáp ứng tốt, nhanh chóng các u cầu này thì sự việc trở nên đơn giản, còn nếu họ làm khơng tốt, cho kết quả khơng chính xác, thời gian cho kết quả chậm thì việc áp dụng TTRG sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là khơng áp dụng được.

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hành chính việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 53 - 55)