Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hành chính về thủ tục

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hành chính việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 55 - 60)

2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính

2.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hành chính về thủ tục

chính Việt Nam

2.2.1. Hồn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hành chính về thủ tục rút gọn tục rút gọn

TTRG là một chế định hoàn toàn mới trong pháp luật tố tụng hành chính ở nước ta, do đó, để áp dụng TTRG rút gọn đúng đắn, kịp thời và hiệu quả cần thiết phải ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng TTRG trong vụ án hành chính về một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

Một là, về điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 246 Luật TTHC 2015

trước hết cần phải hướng dẫn cụ thể thế nào là vụ án có tình tiết đơn giản. Trên thực tế hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng mỗi nơi sẽ áp dụng theo mỗi cách thức khác nhau gây khó khăn trong việc thống nhất áp dụng về vấn đề này, gây ra tình trạng bất cập áp dụng pháp luật trong cả nước. Do đó, cần thiết phải có văn bản hướng dẫn để thống nhất lại quan điểm, ý kiến về vấn đề này tạo thuận lợi cho Tịa án trong q trình áp dụng pháp luật. Theo tác giả, vụ án có tình tiết đơn giản là vụ án có các tình tiết rõ ràng để Tòa án dễ dàng xác định được sự thật khách quan của vụ án, trong các vụ án này quan hệ pháp luật đã rõ ràng, nghĩa là việc xác định pháp luật áp dụng để giải quyết là đơn giản và rõ ràng.

Hai là, theo khoản 3 Điều 121 Luật TTHC 2015, Thẩm phán được phân công

giải quyết vụ án theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án có thể quyết định tiến hành việc giải quyết theo TTRG ngay từ khi thụ lý vụ án. Một vấn đề pháp lý được đặt ra trong trường hợp này là Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án có thơng báo cho đương sự về việc giải quyết vụ án theo TTRG hay khơng. Trong khi đó, khoản

50

1 Điều 247 Luật TTHC 2015 quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG và đương sự có quyền khiếu nại đối với quyết định đó trong thời hạn 03 ngày. Như vậy, trường hợp này cần có hướng dẫn cụ thể theo hướng nếu sau khi thụ lý mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đã xác định được vụ án có thể giải quyết theo TTRG thì Thẩm phán phải thơng báo cho các đương sự trong thông báo về thụ lý vụ án về việc vụ án được giải quyết theo TTRG và đương sự có quyền khiếu nại đối với quyết định này. Tuy nhiên, Luật TTHC 2015 chưa quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của đương sự đối với quyết định thụ lý vụ án theo TTRG. Do đó, cũng cần thiết phải có các hướng dẫn cụ thể về vấn đề nêu trên. Trong trường hợp Thẩm phán đã quyết định thụ lý vụ án theo TTRG nhưng sau đó lại khơng nhận được trả lời đơn khởi kiện của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì một vấn đề được đặt ra là liệu khi đó vụ án có tiếp tục được giải quyết theo TTRG hay không. Việc người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không trả lời đơn khởi kiện có nghĩa là chưa có sự xác nhận của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với các yêu cầu của người khởi kiện. Hay nói cách khác, khi đó việc thừa nhận các yêu cầu dựa trên các văn bản mà người khởi kiện xuất trình trước Tịa án trong hồ sơ khởi kiện chưa được xác định và khẳng định từ phía các đương sự liên quan. Vì vậy, trong những trường hợp như thế này, vụ án phải được chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

Ba là, về điều kiện các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng

cũng cần thiết phải có sự hướng dẫn cụ thể. Thực tế xét xử cho thấy nhiều Tòa án trước khi thụ lý vụ án đã yêu cầu người khởi kiện cung cấp bằng chứng để chứng minh người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) đang cư trú hoặc đang hoạt động tại địa chỉ mà người khởi kiện nêu trong đơn khởi kiện. Do đó, cần hướng dẫn quy định trên nên theo hướng chỉ yêu cầu người khởi kiện nêu rõ ràng địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong đơn khởi kiện là đủ cho dù trên thực tế sau đó có thể xác định rằng người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đang khơng cư trú, hoạt động tại địa chỉ đó.

Thứ hai, thời điểm xác định vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn

Như phân tích ở phần bất cập, tác giả cho rằng quy định thời hạn áp dụng TTRG không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án như quy định tại khoản 1 Điều 247 Luật TTHC 2015 là không hợp lý, sẽ hạn chế rất nhiều khả năng áp dụng TTRG trong tố tụng hành chính. Do đó, tác giả đề xuất theo hướng cần thiết phải

51

mở rộng hơn nữa thời hạn áp dụng TTRG trong tố tụng hành chính để việc áp dụng thủ tục này trên thực tế có tính khả thi hơn.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 121 Luật TTHC 2015, thời điểm đầu tiên Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án xác định vụ án đó có được giải quyết theo TTRG hay không là khi xem xét thụ lý đơn khởi kiện. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp mặc dù khi thụ lý, vụ án đó chưa đủ điều kiện để giải quyết theo TTRG, chẳng hạn ban đầu vụ án chưa có đủ tài liệu chứng cứ, nhưng sau đó đương sự đã bổ sung thêm tài liệu, dẫn đến các chứng cứ trong vụ án đã đầy đủ và rõ ràng. Trong những trường hợp này vụ án cũng cần được giải quyết theo TTRG. Vì vậy, cần hướng dẫn cụ thể để tránh hiểu khoản 3 Điều 121 Luật TTHC 2015 theo hướng là vụ án đã thụ lý để giải quyết theo thủ tục thơng thường thì sẽ khơng được giải quyết theo TTRG trong trường hợp sau đó xuất hiện đầy đủ điều kiện áp dụng TTRG.

Đồng thời, xuất phát từ cách tiếp cận của tác giả về áp dụng TTRG – có thể áp dụng rút gọn một hoặc một số nội dung như: rút gọn về thời hạn tố tụng, giản lược một số hoạt động tố tụng hoặc rút gọn về thành phần xét xử… chứ không nhất thiết phải áp dụng toàn bộ các nội dung của TTRG nên tác giả đề xuất thời điểm ban hành quyết định áp dụng TTRG có thể thực hiện vào bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án nếu ở giai đoạn đó các tiêu chí áp dụng TTRG đã được đáp ứng. Cụ thể, nếu tại phiên tịa sơ thẩm mà các tiêu chí để áp dụng TTRG được đáp ứng (như: vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu chứng cứ rõ ràng…) phiên tòa vẫn được tiếp tục theo thủ tục thông thường nhưng trong bản án sơ thẩm, ngoài các quyết định về nội dung vụ kiện, Hội đồng xét xử sơ thẩm cũng quyết định rằng các quy định liên quan của TTRG ở cấp phúc thẩm như về thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, sự tham gia của Viện kiểm sát tại giai đoạn phúc thẩm… sẽ được áp dụng để giải quyết vụ án đó.

Thứ ba, chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường

Khoản 2 Điều 246 Luật TTHC 2015 quy định về những trường hợp, tình tiết mới làm cơ sở để chuyển vụ án đang được giải quyết theo TTRG sang thủ tục thông thường. Tuy nhiên, căn cứ vào những bất cập đã được nêu ở phần thực trạng, tác giả đề xuất cần hiểu quy định này theo hướng không được đương nhiên chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường ngay sau khi xuất hiện một trong các tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 246 Luật TTHC 2015, mà cần phải xem xét liệu rằng trong trường hợp xuất hiện một trong các tình tiết nêu trên thì có làm cho vụ án khơng cịn đủ điều kiện để áp dụng giải quyết theo TTRG hay không trước khi ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thơng thường. Do đó, để qn

52

triệt tinh thần nêu trên, thì cần phải có hướng dẫn cụ thể cho quy định này về trình tự cũng như các bước tiến hành khi xuất hiện các tình tiết được quy định tại khoản 2 Điều 246 Luật TTHC 2015.

Ngoài ra, để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật khi xuất hiện tình tiết được quy định tại khoản 2 Điều 246 Luật TTHC 2015 trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm thì buộc Tịa án cấp phúc thẩm phải ban hành quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thơng thường hay Tịa án cấp phúc thẩm vẫn phải mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét và quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục thông thường được quy định tại điểm c khoản 6 Điều 253 Luật TTHC 2015, tác giả đề xuất cần thiết phải có hướng dẫn thống nhất để áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 252 Luật TTHC 2015.

Thứ tư, về yêu cầu có bản khai và lấy lời khai của đương sự

Vấn đề về yêu cầu có bản khai của đương sự, tại khoản 1 Điều 85 Luật TTHC 2015 có quy định: “Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi

đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng”. Quy

định như vậy có nghĩa là cần phải có bản khai của đương sự trong mọi trường hợp. Vấn đề được đặt ra là liệu đơn khởi kiện và bản trả lời đơn khởi kiện có được coi là bản khai của đương sự hay khơng. Nếu các văn bản đó khơng được coi là bản khai thì cần phải có bản khai của đương sự hoặc nếu khơng có thì Tịa án cần phải triệu tập đương sự để lấy lời khai. Như vậy, khó có thể ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Hơn nữa, như phân tích ở trên cũng khơng cần phải triệu tập đương sự để lấy lời khai ở vụ án được giải quyết theo TTRG. Do đó, tác giả đề xuất ý kiến cần hướng dẫn Điều 85 Luật TTHC 2015 theo hướng đơn khởi kiện và văn bản trả lời đơn khởi kiện được coi là bản tự khai của đương sự.

Thứ năm, về việc đối thoại tại phiên tòa

Từ những bất cập đã nêu tại phần hạn chế, vướng mắc, cần thiết có những hướng dẫn cụ thể cách thức xử lý kết quả đối thoại được tổ chức tại phiên tòa trong xét xử vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn. Đặc biệt, cần giải thích rõ như thế nào là “thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án hành chính”.

. Ngồi ra, từ góc độ nghiên cứu của mình, theo quan điểm của tác giả thì khơng nên quy định đối thọai là thủ tục bắt buộc đối với các vụ án hành chính kể cả ở thủ tục sơ thẩm (đối thoại trước hoặc tại phiên tòa sơ thẩm) trừ trường hợp đương

53

sự yêu cầu Tòa án tiến hành đối thoại tại thủ tục sơ thẩm. Hướng kiến nghị này xuất phát từ một số lý do sau:

Một là, xuất phát từ mục đích cơ bản của thủ tục đối thoại là Tòa án trong

trường hợp này với vai trò là bên thứ ba, là trung gian giúp đỡ, tạo điều kiện để các bên có thể thỏa thuận với nhau về những nội dung khởi kiện, bao gồm việc xác định những tình tiết khách quan của vụ án mà các bên chưa thống nhất, các nội dung của từng u cầu khởi kiện… Từ đó, Tịa án xác định những vấn đề còn tồn tại để xem xét và phân xử. Ngồi ra mục đích quan trọng hơn hết của thủ tục đối thoại là hướng tới sự tự nguyện thỏa thuận thống nhất ý kiến để giải quyết vụ án giữa các đương sự mà khơng cần Tịa án phải giải quyết. Bản chất của vụ án hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan cơng quyền. Do đó, đối với những vụ án mà có tình tiết đơn giản, tài liệu chứng cứ đã rõ ràng, lý do duy nhất mà người khởi kiện phải kiện ra Tịa là do người bị kiện khơng có thiện chí trong việc cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định hành chính hoặc chấm dứt hành vi hành chính. Vì vậy, trong trường hợp này, việc đối thoại bắt buộc chỉ mang tính hình thức và khơng cần thiết nếu khơng xuất phát từ chính yêu cầu của các đương sự mong muốn tiến hành đối thoại.

Hai là, quy định về việc các bên đương sự có thể u cầu Tịa án tiến hành

thủ tục đối thoại cũng tạo điều kiện để các bên đương sự có cơ hội để thương lượng thống nhất về việc giải quyết vụ án mà khơng cần Tịa án phải xét xử khi các bên đương sự thực sự có nhu cầu và thiện chí mong muốn đối thoại để thỏa thuận thống nhất ý kiến. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các đương sự chỉ có quyền u cầu Tịa án thực hiện việc đối thoại nếu còn thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Quyền yêu cầu Tòa án tiến hành đối thoại được thực hiện hợp lý nhất là ngay sau khi nhận được thơng báo của Tịa án về việc thụ lý đơn khởi kiện, hoặc khi đương sự yêu cầu (hoặc không phản đối) quyết định áp dụng TTRG của Tòa án.

Thứ sáu, về rút gọn thời gian giải quyết vụ án theo TTRG

Qua việc phân tích các nội dung thể hiện việc rút gọn trình tự thủ tục giải quyết vụ án theo TTRG cho thấy, việc rút gọn các hoạt động tố tụng một mặt vừa đơn giản hóa các trình tự thủ tục khi giải quyết vụ án theo TTRG, mặt khác cũng chính việc đơn giản hóa này sẽ giúp cho thời hạn tố tụng được rút ngắn. Bên cạnh đó, để có thể rút gọn thời gian giải quyết vụ án theo TTRG, tác giả kiến nghị phải có những quy định cụ thể, định lượng và kiểm soát được thời gian thực tế từ khi khởi kiện cho đến khi Tòa án kết thúc việc giải quyết vụ án.

54

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hành chính việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)