CHƢƠNG 2 : THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ KHAI SINH
2.1. Một số vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về công tác quản lý, đăng ký kha
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của đăng ký khai sinh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền “sống” ngay trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, thông qua việc nhắc lại một mệnh đề trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có
quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Đến Hiến pháp năm 2013, quyền này được nêu trực tiếp trong Điều 19 và
được gắn với sự bảo hộ pháp lý về tính mạng: “Mọi người có quyền sống. Tính
mạng con người được pháp luật bảo hộ. hông ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”20. Vâng, và biểu hiện đầu tiên đồng thời quan trọng nhất của quyền sống khơng có gì khác mà chính là quyền đƣợc khai sinh, quyền được pháp luật và mọi người công nhận là một công dân, một con người tồn tại thực sự với đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Quyền được khai sinh là một quyền dân sự rất quan trọng, là một trong những quyền đầu tiên của mỗi người khi sinh ra. Khai sinh là cơ sở, điều kiện để thực hiện các quyền quan trọng khác của mỗi người như quyền có họ, tên, quốc tịch, quyền được biết cha, mẹ mình là ai, quyền được công nhận với tư cách là một chủ thể độc lập, một cơng dân bình đẳng như mọi cơng dân khác. Quyền được khai sinh của mỗi người khi sinh ra cũng đồng nghĩa với quyền được khai sinh của trẻ em. Vì vậy, tại Điều 7 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em khẳng định: "Trẻ em phải được đăng ký khai sinh ngay lập tức sau khi sinh ra", và tại khoản 1 Điều 11 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 của Việt Nam ghi nhận "Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch"21.
Quyền được khai sinh của mỗi người theo quy định tại Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 khơng có sự phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con riêng, con chung, con đẻ và con ni, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo... Quyền khai sinh của cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự đã khẳng định sự bảo vệ của Nhà nước đối với
20 http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?MaTT=62201552550984593&MaMT=23 (truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2016)
21
Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 - Tập I, Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, PGS. TS. Hoàng Thế Liên (Chủ biên).
20
giá trị của quyền khai sinh. Quyền được khai sinh là quyền đầu tiên khẳng định trẻ em là một công dân của một quốc gia, là một cơng dân bình đẳng như mọi cơng dân khác và đây là cơ sở phát sinh các quyền và nghĩa vụ của công dân, mà quyền đầu tiên ở đây của trẻ em là quyền được chăm sóc và bảo vệ.
Song, làm sao để nhà nước và mọi người biết và công nhận sự tồn tại của một cá nhân hay nói cách khác là khi nào một đứa trẻ được sinh ra? Vâng, đó chính là khi cá nhân đó được đăng ký khai sinh. Vậy trước hết, chúng ta phải hiểu được khái niệm đăng ký khai sinh là gì?
Theo pháp luật hiện hành thì khơng có một định nghĩa chính xác nào quy định về đăng ký khai sinh. Nhưng thông qua thực tiễn đời sống cũng như dựa trên những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chúng ta có thể hiểu: Đăng ký khai sinh là một loại sự kiện đăng ký hộ tịch, là sự kiện đăng ký đầu tiên có liên quan đến nhân thân của một người từ khi mới sinh ra. Đăng ký khai sinh là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và ghi vào Sổ đăng ký khai sinh sự kiện được sinh ra của một cá nhân. Nội dung đăng ký là việc xác định những thông tin về bản thân người được đăng ký khai sinh như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, nơi sinh và thông tin về cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh…Sau khi được đăng ký khai sinh cá nhân được cơ quan đăng ký cấp cho Giấy khai sinh có ghi nhận đầy đủ các thơng tin liên quan đến nhân thân của cá nhân như nội dung mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ghi nhận.
Đăng ký khai sinh là một lĩnh vực trong công tác đăng ký hộ tịch, đăng ký khai sinh có vai trị ý nghĩa rất quan trọng đối với công dân và đối với Nhà nước. Cụ thể như sau:
Đối với cá nhân: Đăng ký khai sinh là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đối
với sự ra đời của mỗi đứa trẻ, là cơ sở để xác định quốc tịch và là điều kiện để trẻ em được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp được nhà nước bảo hộ ví dụ như quyền học tập, quyền được chăm sóc y tế, quyền có tài sản, quyền thừa kế.... Đăng ký khai sinh là sự ghi nhận về mặt pháp lý tình trạng nhân thân của một người được sinh ra, thông qua đăng ký khai sinh, cá nhân được cấp Giấy khai sinh, là cơ sở xác định nguồn gốc các mối quan hệ nhân thân, quan hệ gia đình; là một trong những chứng cứ tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa Nhà nước và công dân. Nếu cá nhân không đăng ký khai sinh, cá nhân sẽ không hưởng được các quyền dành cho công dân mà Nhà nước quy định, cũng như cá nhân đó sẽ khơng được bảo vệ khi quyền và lợi ích bị xâm hại. Bởi lẽ, khơng có khai sinh thì khơng có cơ sở chắc chắn để
21
phân biệt cá nhân này với cá nhân khác thông qua các yếu tố cơ bản về đặc điểm nhân thân như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, nơi sinh, thơng tin về cha mẹ…
Vậy, dựa vào đâu để xác định nhà nước đã công nhận sự tồn tại với tư cách độc lập về mặt pháp lý của một cá nhân? Đó chính là “Giấy khai sinh”.
“Giấy khai sinh hay Giấy khai sanh là loại giấy tờ tùy thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sớm nhất cho một con người để xác nhận về mặt pháp lý sự hiện diện của cá nhân đó, chứng nhận cá nhân đó đã được sinh ra. Giấy khai sinh là giấy tờ “hộ tịch gốc” của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh thường có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm, thông tin về ngày, tháng, năm sinh, thơng tin về giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán thông tin về quan hệ cha, mẹ, con hoặc các thông tin cơ bản khác tùy theo quy định đặc thù của từng quốc gia. Đối với một con người, khi có Giấy khai sinh (hộ tịch gốc) người đó đã được coi là một cơng dân thực thụ, có đủ mọi quyền và nghĩa vụ theo pháp luật đối với nhà nước và xã hội. Giấy khai sinh cịn có ý nghĩa, giá trị trong suốt cuộc đời của mỗi người, đặc biệt trong việc chứng minh độ tuổi, quan hệ cha mẹ và con cái hay chứng minh quyền thừa kế tài sản. Giấy khai sinh khác với giấy chứng sinh do Cơ sở y tế (bệnh viện, trạm xá...) nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngồi cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng (nhân chứng). Trong trường hợp khơng có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật22”.
Đối với Nhà nƣớc: Đăng ký khai sinh là một yêu cầu đầu tiên và thiết yếu
của hoạt động quản lý hộ tịch. Thực hiện tốt hoạt động này là cơ sở đảm bảo cho việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các thủ tục cho đăng ký kết hôn, giám hộ, nhận nuôi con nuôi, đăng ký khai tử…
Cịn về góc độ quản lý nhà nước thì khi nhà nước xác nhận và đăng ký khai sinh cho công dân tức là nhà nước đang thực hiện quản lý về mặt pháp lý cho từng người dân, qua đó quản lý tồn bộ dân cư trong cả nước, nắm bắt được các biến động tự nhiên về dân cư. Nhà nước quản lý con người, thống kê được số liệu, tình hình tăng giảm tỷ lệ dân số giúp Nhà nước có cơ sở hoạch định chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Qua đó, có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng và trật tự an toàn xã hội. Hơn thế nữa, đối với Nhà nước thông qua việc đăng ký này đảm bảo được quyền
22
của công dân, quyền được khai sinh đã quy định trong các văn bản pháp luật. Đặc biệt đối với trẻ em đối tượng mà bất kì quốc gia nào cũng hết mực quan tâm và bảo vệ, thì đăng ký khai sinh cho trẻ em là nghĩa vụ phải làm của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em.
2.1.2. Yêu cầu của việc đăng kí khai sinh.
Như đã biết đăng ký khai sinh là một thủ tục hết sức quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. Với những ý nghĩa và tầm quan trọng đó thì việc đăng ký khai sinh phải tuân theo các yêu cầu nhất định để đảm bảo đạt được kết quả tốt trong hoạt động đăng ký khai sinh. Bên cạnh đó giúp cho quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội diễn ra suông sẻ cũng như đáp ứng được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Dựa trên những nguyên tắc chung trong việc đăng ký hộ tịch thì hoạt động đăng ký khai sinh cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, đảm bảo được tính đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và
chính xác.
Đầy đủ, kịp thời có nghĩa là khi trẻ được sinh ra thì cha mẹ, ông bà hay
những người có liên quan có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh đầy đủ, đăng ký ngay, đúng hạn theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con23. Tại Điều 7 Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em, đã được thông qua và ký kết ngày 20 tháng 11 năm 1989 và có hiệu lực từ ngày 2 tháng 9 năm 1990 cũng đã nhấn mạnh: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền có họ tên, quyền có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc sau khi ra đời”. Cịn đối với cơ quan có thẩm quyền thì khơng được bỏ sót trường hợp đăng ký khai sinh nào, phải đảm bảo tiến hành tốt các khâu trong hoạt động đăng ký khai sinh từ trình tự, thủ tục, ghi chép, lưu trữ rồi cấp các loại giấy tờ có giá trị chứng nhận tính pháp lí cho cơng dân.
Trung thực, khách quan tức là phải phản ánh đúng hiện thực khách quan, căn
cứ vào những sự kiện thực tế, có thật đã qua xác minh chứ không dựa trên chủ kiến cá nhân nhằm mục đích trục lợi hay ý đồ không tốt. Khai báo thông tin đầy đủ, chuẩn xác trung thực của người đi đăng ký sẽ góp phần bảo đảm cho việc thực hiện công tác khai sinh được thuận tiện và bảo vệ được quyền lợi của trẻ em một cách
23
nhanh chóng và tồn diện nhất. Trên thực tế, có nhiều cha mẹ muốn con mình cứng cáp, phát triển hơn các bạn cùng trang lứa rồi mới đi làm thủ tục đăng ký khai sinh. Nhưng vơ hình trung đã khơng hiểu rõ pháp luật nên dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của đứa bé mà lẽ ra thời điểm mới sinh ra đã được hưởng. Cán bộ hộ tịch thực hiện việc xác nhận và đăng ký khai sinh phải làm việc trên tinh thần thượng tôn pháp luật, khách quan tuyệt đối không được xem thường hay gây rắc rối, phiền hà đối với người dân. Có như vậy, việc đăng ký khai sinh mới thực hiện tốt được.
Chính xác ở đây nói đến hành vi của cả hai chủ thể là hai bên thực hiện hoạt
động đăng ký khai sinh. Một bên là cá nhân có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh đó là cha mẹ, ơng bà, người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em khi đi đăng ký phải trung thực, đăng ký thơng tin rõ ràng, chính xác, khơng tự suy diễn, thêm bớt và tuyệt đối không được cung cấp những thông tin gian dối cho phía cơ quan có thẩm quyền. Cịn bên cơ quan đăng ký hộ tịch thì phải làm việc hết sức cẩn trọng, tránh tối đa những sai sót do lỗi cẩu thả hay cố tình.
Thứ hai, sau khi đăng ký khai sinh vào Sổ hộ tịch thì phải cập nhật thơng tin
đó kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Quy định như vậy để đảm bảo được việc cập nhật, lưu trữ thơng tin được đầy đủ, an tồn và khi tra cứu các dữ liệu liên quan thì sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Thứ ba, việc đăng ký khai sinh phải được tiến hành một thường xuyên, kết
hợp các biện pháp tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng và tính cần thiết của việc đăng ký khai sinh. Điều trước tiên để pháp luật được áp dụng một cách hiệu quả đó chính là ý thức chấp hành và tn thủ pháp luật của công dân. Nhà nước khi muốn đảm bảo quyền lợi cho con dân của mình thì cần tổ chức các hoạt động thường xuyên, đều đặn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi đăng ký khai sinh. Ví dụ như những trẻ em được sinh ra ở những vùng cao, hải đảo xa xơi thì việc tạo điều kiện cho những trẻ này khai sinh nhanh chóng, đúng hạn là vơ cùng thiết thực. Chính vì vậy, cơ quan có thẩm quyền nên tổ chức việc đăng ký khai sinh thường xuyên, đầy đủ để đảm bảo yêu cầu gần dân và không gây phiền hà, rắc rối cho họ.
Một biện pháp không thể thiếu trong áp dụng pháp luật đó chính là phổ biến, tun truyền thơng tin, hiểu biết đến cho mọi người. Có như thế, người dân mới hiểu được và làm tốt trách nhiệm của mình đối với nhà nước, gia đình và xã hội. Để biết được mình cần gì, muốn gì và phải làm như thế nào để thực hiện được quyền và
24
đảm bảo lợi ích cho cá nhân mỗi người thì cơng dân phải đạt được một trình độ nhất định về văn hóa, dân trí. Muốn làm tốt được mục đích đó thì cơ quan nhà nước phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết, tri thức cho người dân về lĩnh vực pháp luật liên quan đến khai sinh.
Thứ tư, cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý những vi phạm trong công
tác đăng ký khai sinh. Cán bộ hộ tịch và cơ quan nhà nước cần nắm vững quy định của pháp luật để giải quyết việc đăng ký khai sinh một cách đúng đắn. Việc đẩy mạnh kiểm tra xử lí các vi phạm sẽ đảm bảo pháp luật được thực hiện chính xác, nghiêm minh.
2.1.3. Vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc đăng ký khai sinh. việc đăng ký khai sinh.
Như chúng ta đã biết, đăng ký khai sinh là một là nội dung quan trọng trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Đặc biệt như đã phân tích ở trên thì việc đăng ký khai sinh là cơng việc thường xun khơng thể thiếu và mang tính liên tục ở cấp cơ sở. Song, trong những năm qua, vì cơng tác hộ tịch nói chung và việc thực hiện đăng ký khai sinh nói riêng cịn nhiều bất cập, hạn chế, trong đó đặc biệt là do trình độ cán bộ làm cơng tác hộ tịch cấp cơ sởchưa thật sự chuyên nghiệp nên Chính phủ