Đăng ký khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt

Một phần của tài liệu Thủ tục hành chính về khai sinh, khai tử (Trang 36 - 42)

CHƢƠNG 2 : THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ KHAI SINH

2.2. Quy định của pháp luật về đăng ký khai sinh

2.2.5. Đăng ký khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt

2.2.5.1 . Trẻ bị bỏ rơi.

Vấn đề trẻ em được sinh ra rồi bị bỏ rơi không xác định được cha mẹ là một hiện tượng không mấy xa lạ với xã hội hiện nay. Có rất nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng trên: Có thể là do mặc cảm quá lớn của người mẹ khi sinh con ngồi ý muốn, đứa bé khơng có cha mà người mẹ khơng đủ sức ni con một mình; hoặc là do điều kiện kinh tế cha mẹ quá khó khăn, túng quẫn cộng với suy nghĩ lệch lạc không hiểu được sự quan trọng của cha mẹ đối với con cái mà bỏ rơi con với mong muốn nơng cạn là sẽ có ai đó nhặt được đứa bé và cho nó cuộc sống tốt hơn; cũng có thể từ những quan niệm cổ hủ, lạc hậu cho rằng đứa bé sinh ra vào giờ khắc, năm tháng đó là khơng mang lại may mắn, điềm lành mà có thể gây ra tai ương cho gia đình, dịng tộc nên đã sẵn lịng bỏ rơi đứa con máu mủ ruột thịt của mình; cũng có nhiều trường hợp khác do sự vơ tình nào đó mà đứa trẻ bị bỏ rơi và lạc mất cha mẹ của mình… Dù thế nào đi chăng nữa, trẻ em bị bỏ rơi vẫn là những đứa trẻ vô tội và thật sự đáng thương, đáng được pháp luật dang tay bảo vệ một cách tốt nhất. Việc khai sinh cho những trẻ em bị bỏ rơi khơng nằm ngồi phạm trù quyền được khai sinh của trẻ em.

Tuy nhiên, pháp luật có những quy định riêng và cụ thể hơn cho trường hợp đặc biệt này. Cụ thể theo quy định tại Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy

31

định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch thì: Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo. Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng cơng an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật. Sau khi lập biên bản như trên, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn niêm yết, nếu khơng có thơng tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

So với quy định của các văn bản pháp luật trước đây thì chúng tơi cho rằng quy định của Luật Hộ tịch 2014 đã thật sự phù hợp với tình hình xã hội hiện nay. Trung quy lại, pháp luật đưa ra quy định như vậy là nhằm mục đích làm sao cho trẻ em bị bỏ rơi được đăng ký khai sinh nhanh nhất và kịp thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho trẻ em.

2.2.5.2. Trẻ em sinh ra rồi mới chết.

Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch khơng có điều khoản nào điều chỉnh về vấn đề này. May mắn thay, sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 2015 đã góp phần loại bỏ bất cập này của pháp luật. Theo đó, Điều 30 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì khơng phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu”.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng quy định trên đã thể hiện hết sức rõ nét tính nhân đạo của pháp luật. Quy định đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra rồi chết chính là tơn trọng quyền được sống cũng như quyền làm người của trẻ em. Cho dù sự sống của đứa bé diễn ra vô cùng ngắn ngủi nhưng dù sao đi chăng nữa thì cũng đã từng tồn tại và sống trên cuộc đời. Đồng thời, ở quy định này đã trao cho cha mẹ

32

đẻ của đứa bé có quyền lựa chọn có đi đăng ký khai sinh cho con hay không trong trường hợp con sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ. Khác với quy định tại các văn bản pháp luật trước đây đó là: “ Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi

mới chết thì cũng phải đăng ký khai sinh, nếu chết trước khi sinh (chết lưu) hoặc sinh ra mà sống chưa được 24 giờ thì khơng phải đăng ký khai sinh30”; Bộ luật dân sự 2015 đã có một quy định vừa ý nghĩa, nhân đạo vừa mở rộng quyền cho cha mẹ để dễ dàng đăng ký khai sinh cho con nếu có nguyện vọng.

2.2.5.3. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con và nộp đầy đủ tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con cho cơ quan đăng ký hộ tịch theo Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Trường hợp trẻ chưa xác định được cha mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh cho trẻ; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.

Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ thì Ủy ban nhân dân cấp xã thơng báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời ni dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch 2014. Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu khơng có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.

33

2.2.5.4. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ.

“Mang thai hộ” là một hiện tượng xã hội không mới lắm nhưng cũng không quen thuộc mấy đối với người Việt Nam chúng ta. Hiện nay nó đã được pháp luật quy định cụ thể về mặt thủ tục pháp lý tại Luật Hộ tịch 2014. Sở dĩ có vấn đề này diễn ra là vì có nhiều cặp cha mẹ không thể sinh con được trong khi rất muốn có con chung với mong muốn trọn vẹn hạnh phúc gia đình. Khơng phải bất kì người phụ nữ nào cũng có được thiên chức làm mẹ, tự mình sinh con và làm trịn bổn phận cho gia đình. Trong một xã hội văn minh, hiện đại thì có cầu ắt hẳn sẽ có cung. Mọi người dần dần đều có nhận thức và cái nhìn “thống” hơn về vấn đề trên. Từ năm 2003, kỹ thuật mang thai hộ đã bị cấm thực hiện ở Việt Nam theo Nghị định của Chính phủ. Tháng 6 năm 2014 vừa qua, Quốc hội đã thơng qua Luật Hơn nhân gia đình sửa đổi, trong đó có việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam. Luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015.

Từ mang thai hộ (surrogacy) đã tồn tại từ lâu, nhưng việc mang thai hộ thật sự chỉ có thể được thực hiện sau khi con người thực hiện thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Trước khi kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, khi người vợ khơng thể có con hay mang thai, người chồng có thể giao hợp với một người phụ nữ khác hoặc bơm tinh trùng tử cung của phụ nữ này để có thai và việc này thời đó cũng được xem là “mang thai hộ”. Người phụ nữ này có thể có thai, sau đó trao con lại cho cặp vợ chồng có nhu cầu. Khi này, thật ra, đứa trẻ là con sinh học giữa người chồng và người phụ nữ mang thai hộ. Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, sự việc trên thường ít được luật pháp và đạo đức xã hội chấp nhận.

Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời, cụ thể là TTTON, cho phép lấy tinh trùng và noãn của một cặp vợ chồng ra khỏi cơ thể, cho tinh trùng và noãn thụ tinh để tạo phôi, nuôi cấy phôi và cho đưa phôi vào tử cung một phụ nữ khác để mang thai. Nhờ đó, kỹ thuật mang thai hộ chính danh mới có thể được thực hiện. Với TTTON, chúng ta mới có kỹ thuật mang thai hộ đúng nghĩa31. Pháp luật Việt Nam (theo Luật Hơn nhân gia đình sửa đổi 2014) chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” được giải thích là việc một người phụ nữ tự nguyện, khơng vì mục đích thương mai giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Cách thực hiện là lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để

31

http://vov.vn/suc-khoe/mang-thai-ho-nhung-dieu-can-biet-343589.vov (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2016)

34

TTTON để tạo phơi, sau đó cấy phơi vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Đứa trẻ sinh ra được trao lại cho bố mẹ sinh học là cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, kể từ thời điểm con được sinh ra.

Chính vì những lẽ trên, khi pháp luật đã cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì pháp luật tức nhiên sẽ có quy đinh chi tiết, rõ ràng về thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em được sinh ra do mang thai hộ, cụ thể như sau: Người yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh như sau: Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

2.2.5.5. Thủ tục đăng ký khai sinh lưu động.

Khi thuộc vào một trong các trường hợp sau đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành đăng ký khai sinh lưu động:

Một là, trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng

ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà khơng cịn ơng bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này khơng có điều kiện đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động. Hai là, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban

nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh lưu động. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện đăng ký khai

35

sinh lưu động với hình thức phù hợp, bảo đảm mọi sự kiện khai sinh của người dân được đăng ký đầy đủ và tăng cường công tác quản lý hộ tịch tại địa phương32.

Thủ tục đăng ký khai sinh lưu động được quy định cụ thể tại Điều 15 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch như sau: Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký khai sinh lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các loại mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động, bảo đảm thuận lợi cho người dân. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy tờ hộ tịch và ghi nội dung đăng ký vào Sổ hộ tịch tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức tư pháp - hộ tịch đem theo giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng ký lưu động; hướng dẫn người dân ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên trong Sổ hộ tịch theo quy định. Tại mục “Ghi chú” trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Đăng ký lưu động”. Trường hợp người yêu cầu khơng biết chữ thì cơng chức tư pháp - hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch phải đọc lại nội

Một phần của tài liệu Thủ tục hành chính về khai sinh, khai tử (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)