Thẩm quyền đăng ký khai tử

Một phần của tài liệu Thủ tục hành chính về khai sinh, khai tử (Trang 55 - 57)

CHƢƠNG 3 : THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ KHAI TỬ

3.2.1.Thẩm quyền đăng ký khai tử

3.2. Quy định của pháp luật về đăng ký khai tử

3.2.1.Thẩm quyền đăng ký khai tử

Khi một người được xác định là đã chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết khơng có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hộ tịch39. Trên tinh thần đó, Luật hộ tịch 2014 đã quy định cụ thể thẩm quyền đăng ký khai tử tại Điều 32 như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử40.

39

Điều 33 Luật Hộ tịch 2014.

50

Về thẩm quyền đăng ký khai tử thì nhìn chung Luật Hộ tịch 2014 đã mở rộng hơn so với Nghị định 158/2005/ NĐ-CP và Nghị định 83/1998/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch. Ngoài ra quy định tại Luật hộ tịch 2014 đã có thêm quy định mới mà văn bản pháp luật trước khơng có, đồng thời cũng tinh giảm, khơng quy định cứng nhắc thẩm quyền khai tử thuộc về các cơ quan nhất định khi rơi vào các nhóm đối tượng như Nghị định 83/1998/NĐ-CP quản lí hộ tịch. Trước hết, chúng ta nhìn lại quy định về thẩm quyền đăng ký khai tử tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch. Tại Điều 19 về thẩm quyền đăng ký khai tử theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Nhìn chung thì quy định này không khác mấy với quy định của Luật mới, tuy nhiên Luật Hộ tịch 2014 đã có thêm quy định giúp cho việc thực hiện đăng ký khai tử cho người chết được đơn giản, thuận tiện hơn. Đó là trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Tại sao pháp luật lại quy định như vậy? Bởi lẽ, có nhiều trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết mà cũng không xác định được nơi người đó chết thì việc xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử là Ủy ban nhân dân xã nào cịn là vấn đề đáng bận tâm. Có khi người đó chết tại nơi này nhưng phát hiện và tìm ra thi thể ở một nơi khác, hay do phạm nhân cố tình thay đổi địa điểm người chết bị hãm hại. Trong những tình huống này, nếu chờ cơ quan điều tra có thẩm quyền làm sáng rõ vụ việc để tìm ra nơi người đó chết thì thủ tục đăng ký khai tử cho họ sẽ bị ảnh hưởng, chậm trễ và không đảm bảo được ý nghĩa của việc đăng ký khai tử. Như vậy, để dễ dàng và thuận lợi hơn cho công tác đăng ký khai tử, pháp luật đã quy đinh Ủy ban nhân dân xã nơi phát hiện thi thể người chết cũng có thẩm quyền đăng ký khai tử. Quy định này hết sức hợp lí với tình hình xã hội hiện nay.

Tiếp nữa là quy định về thẩm quyền đăng ký khai tử đã mở rộng và đơn giản hơn trong việc áp dụng cho tất cả các đối tượng người chết, dù là ai, làm công việc gì, ở đâu thì nhà nước cũng tạo điều kiện để việc đăng ký khai tử cho họ diễn ra nhanh chóng và gọn lẹ nhất. Cụ thể tại Điều 27 Nghị định 83/1998/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đăng ký khai tử: Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người chết, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Việc đăng ký khai tử cho quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự được

51

thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú trước khi đi nghĩa vụ quân sự. Việc đăng ký khai tử cho sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phịng, cơng an nhân dân được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người chết. Đối với việc đăng ký khai tử cho người chết ở nơi tạm giam, tạm giữ, thì người chỉ huy trực tiếp nơi tạm giam, tạm giữ có trách nhiệm phải thơng báo về nơi người đó cư trú trước khi bị tạm giam, tạm giữ để đăng ký khai tử. Việc đăng ký khai tử cho người chết trong khi thi hành án phạt tù, chết do bị thi hành án tử hình hoặc chết tại cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi giam giữ của người đó.

Một phần của tài liệu Thủ tục hành chính về khai sinh, khai tử (Trang 55 - 57)