Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn lào suvănthon bupphanuvông (Trang 113 - 150)

6. Cấu trúc của luận án

4.1. Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon

“Ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách tài năng của nhà văn” [49, tr.185 – 186]. Ngôn ngữ được dùng trong sáng tác văn học không chỉ đóng khung trong phạm vi các chuẩn mực của ngôn ngữ văn học, các nhà văn còn sử dụng các thành phần ngôn ngữ khác tùy thuộc vào vốn ngôn ngữ của bản thân nhà văn và những đặc điểm văn hóa khác nhau ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc.

Ngôn ngữ trong mỗi sáng tác hoặc trong toàn bộ sáng tác của một nhà văn bao giờ cũng có hai yếu tố: truyền thống và cách tân. Tuyền thống trong ngôn ngữ là sự chiếm lĩnh một cách tích cực, sáng tạo, có chọn lọc những di

sản văn hóa (cả ngôn ngữ) của các thời đại đã qua, nhằm giải quyết nhiệm vụ nghệ thuật của thời đại mình. Cách tân trong ngôn ngữ là thực hiện việc tổ chức lại, tái thiết theo cách mới đối với hệ thống ngôn ngữ truyền thống, nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm và khắc họa hình tượng nhân vật.

Trong tiểu thuyế t của Suvănthon, nếu yếu tố truyền thống thể hiện sự hiểu biết của nhà văn về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc thì yếu tố cách tân thể hiện khả năng tìm tòi và tài năng kiến tạo ngôn ngữ của nhà văn trong tác phẩm nghệ thuật.

4.1.1. Màu sắc dân gian và Phật giáo trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Suvănthon

* Màu sắc dân gian trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Suvănthon

Bất cứ một nền văn học viết của một dân tộc nào trong quá trình xây dựng và phát triển cũng có sự tiếp thu, kế thừa những yếu tố có trong văn học dân gian. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của văn học dân gian hay sự tiếp thu của nền văn học viết diễn ra như thế nào, còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện mang tính đặc thù của từng nền văn học. Mặt khác, ở mỗi nhà văn, xuất phát từ những điều kiện khác nhau, với những phong cách khác nhau cũng có những biểu hiện khác nhau trong sự tiếp nhận nền văn hóa, văn học truyền thống của dân tộc. Suvănthon là một trong số nhà văn chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn học dân gian Lào, ngoài những ảnh hưởng trong cách kết cấu cốt truyện, nhân vật, thời gian, không gian, thì ngôn ngữ trong tác phẩm của ông cũng mang đậm tính chất truyền thống, đặc biệt lối so sánh ví von kiểu dân gian được sử dụng khá nhiều. Đây cũng là một trong những yếu tố hình thành phong cách tác giả. Ông là nhà văn hay miêu tả – so sánh .

Ngôn ngữ diễn đạt theo cách nói “Suphaxit” – tục ngữ Lào: “Cô như con hoẵng bé nhỏ đang đứng trước miệng hổ đói” [173, tr.70], “nhăn nhó như khỉ gặp trứng gà” [117, tr.175], “trơn như lưng lươn ... rách tươm như lá chuối gặp bão” [177, tr.35]... Ngôn ngữ tiểu thuyết do đó dễ hiểu, gần gũi với đời

sống nhân dân Lào, những con người sống đơn giản, chân thật, thích ca dao, dân ca. Việc sử dụng ngôn ngữ dân gian trong tác phẩm thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn trong việc phản ánh đời sống hiện thực và khắc họa chân dung nhân vật. Bức tranh hiện thực do đó cũng được hiện lên rõ nét, chân dung nhân vật trở nên sống động hơn.

Một nét tiêu biểu trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Suvănthon là, có khi nhà văn sử dụng nguyên vẹn cả một câu tục ngữ, ca dao, nhưng cũng có khi chỉ sử dụng một từ ngữ nhất định nào đó, nhằm biểu hiện ý đồ nghệ thuật của mình, trong đó từ như được sử dụng khá đậm đặc trong tác phẩm: “Đạn đỏ lừ chuốt xuống như mưa rào” [173, tr.6], “Anh không trơn tuột như bờ sông đâu” [173, tr.72], “mọi người giật mình dạt ra hai bên đường như đàn kiến phải lửa” [176, tr.27]... Cách diễn đạt này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đơn giản hóa những cái phức tạp. Hiện thực chiến tranh với vô vàn những biến cố phức tạp khó có thể miêu tả tường tận, bằng thủ pháp dân gian hóa ngôn ngữ, Suvănthon đã đưa tất cả trở nên hiện hữu trước mắt bạn đọc mà vẫn nhẹ nhàng, mang đậm chất thơ.

Từ ngữ so sánh, từ láy được sử dụng nhiều trong việc khắc họa chân dung nhân vật. Những nhân vật chính, bao giờ cũng được miêu tả bằng những từ ngữ đẹp đẽ: “Khuôn mặt xinh đẹp như một đóa hoa”, “Khuôn mặt đẹp như hoa hồng mới nở” [173, tr. 60, tr.80]; ngược lại, những kẻ xấu xa thì luôn bị phủ kín bởi một vỏ bọc ngôn từ không mấy sáng sủa: “Mặt nó trông như mặt khỉ đột”, “Tóc thì đỏ hoe như râu ngô phơi nắng” [117, tr.150 – 151], “đầu tóc bù xù như tổ quạ”, “mặt tên nào tên ấy đỏ nhừ như mào gà chọi” [176, tr.120, tr.223].

Ngoài miêu tả diện mạo, từ láy, từ ngữ so sánh còn được dùng để miêu tả hành động, cử chỉ của nhân vật: “Cái nhìn của Thao Sẻn đầy vẻ ngỡ ngàng còn cặp mắt của Văn Đi thì tràn đầy vẻ tươi trẻ, sướng vui như đóa sen sắp nở đón lấy ánh nắng mặt trời ban mai” [175, tr.70], “Người đàn ông vừa nhìn

thấy đứa con gái thì hắn nhổm dậy nhìn chòng chòng như sói thấy thỏ” [180, tr.72].

Sử dụng từ ngữ so sánh ví von và từ láy trong miêu tả nhân vật – một thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân gian – được Suvănthon vận dụng linh hoạt trong tác phẩm, cái thế mạnh “ý tại ngôn ngoại” được phát huy. Qua những từ ngữ miêu tả đậm chất dân gian ấy, hình tượng nhân vật được hiện lên sống động từ diện mạo bên ngoài đến phẩm chất, nội tâm. Giá trị tư tưởng của tác phẩm qua đó được bộc lộ rõ nét.

Từ ngữ so sánh không chỉ được Suvănthon sử dụng trong việc khắc họa chân dung nhân vật, nhà văn còn sử dụng như một phương tiện thiết yếu để miêu tả bức tranh thiên nhiên. “Từ phía Đông, mặt trời như quả cầu lửa nhô lên, ánh nắng lan dần trên đồng cỏ còn chìm ngập trong sương trắng, báo hiệu một ngày mới bắt đầu”, “Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc từ từ nhô lên quá ngọn cây, tỏa ánh sáng vàng nhạt khắp núi rừng” [176, tr.57, tr.74], Những tia nắng sớm xuyên qua rừng thông chiếu xuống như những ánh vàng tỏa ra từ những nhánh cây khua động khi có làn gió thổi về [175, tr.9]... Việc sử dụng từ ngữ so sánh có khả năng gợi hình để miêu tả thiên nhiên, làm cho bức tranh cảnh vật được hiện lên rõ nét, sống động, người đọc qua đó có thể cảm nhận được phần nào hơi thở cuộc sống ở đất nước Triệu voi.

Ngôn ngữ ví von so sánh là một nét đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Suvănthon. Với nghệ thuật dân gian hóa ngôn ngữ tiểu thuyết, nhà văn đã đưa ngôn ngữ tiểu thuyết trở nên gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân các bộ tộc Lào. Tuy vậy, nhà văn vẫn chưa có những so sánh mang tính chất phát hiện sáng tạo. Đây cũng là điểm hạn chế của nhiều tác giả trong nền văn học hiện đại Lào nói chung.

* Màu sắc phật giáo trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Suvănthon

Phumi Vôngvichit – nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà thơ nổi tiếng ở Lào đã viết: “Phật giáo gắn liền với dân tộc và Tổ quốc. Do đó nền văn hóa Lào

có màu sắc của đạo Phật” [119, tr.16]. Thực tế, trong quá trình dựng nước và giữ nước, đạo Phật ở Lào đã có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng một nền văn hóa Lào thống nhất; đồng thời, nó có vai trò và vị trí vô cùng to lớn trong đời sống, tư tưởng, tình cảm, tâm linh của nhân dân Lào.

Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn xuôi hiện đại Lào là khá toàn diện và sâu sắc. Những ảnh hưởng đó thể hiện trên nhiều bình diện từ ý thức hệ tư tưởng đến cảm hứng sáng tác, từ kiểu thức tư duy, triết lí, cách nhìn nhận con người và xã hội đến tổ chức kết cấu tác phẩm, quá trình xây dựng hình tượng. Nhà nghiên cứu Mahả Khămphăn Vịlạchít trong lời kết luận bài nghiên cứu “Đạo Phật ở Lào” đã viết: “Trong hoàn cảnh lịch sử nước Lào trước đây, đạo Phật đã từng là nơi gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng của quần chúng nhân dân, và Phật thoại đã là một trong những chất liệu quan trọng của nền văn học nghệ thuật Lào” [87, tr.210]. Khảo sát những bộ tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon, chúng ta có thể cảm nhận được màu sắc Phật giáo trong ngôn ngữ tác phẩm qua việc phản ánh bức tranh đời sống và tái hiện chân dung nhân vật.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Suvănthon, tuy không phải là ngôn ngữ của kinh kệ, giáo lí đạo Phật, cũng không phải là ngôn ngữ của một nhà sư, song qua điểm nhìn của nhân vật, nhà văn đã tái hiện được toàn diện bức tranh đời sống mang đậm màu sắc Phật giáo. “Những chiêng và trống ngày xưa đã từng lên tiếng vang vang để ru ấm bao gia đình lúc chiều tối hay đêm khuya … Những sách kinh kệ mà các nhà sư thường tụng kinh niệm phật để giảng giải cho mọi người điều nhân nghĩa ... Các bức tượng Phật to, cao, sơn son thiếp vàng sáng chói ... Chùa chiền miếu mão, không những là nơi thiêng liêng thờ phụng của nhân dân, còn là nơi hội họp, là thư viện, là nơi tập trung của nền nghệ thuật quý báu, đẹp đẽ của tổ tiên hàng bao đời ...” [117, tr.161 – 162].

Màu sắc Phật giáo không chỉ được biểu hiện qua ngôn ngữ phản ánh bức tranh đời sống mà còn được biểu hiện qua ngôn ngữ phản ánh tư duy và

nhận thức của nhân vật. Lời văn miêu tả cuộc đối thoại của ba ông già nông dân đang cưỡi ngựa trên đường đến thăm Tiểu đoàn Hai trong tiểu thuyết

Tiểu đoàn Hai, vừa thể hiện niềm tin đức Phật của người Lào, vừa bộc lộ khát vọng giải phóng, khát vọng thanh bình, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, đời sống tâm linh của người chiến sĩ giải phóng, phê phán thế lực tay sai phản động. Điều này cũng xuất phát từ tư tưởng từ bi của đạo Phật, bảo vệ cái thiện loại trừ cái ác. Chi tiết những cây bồ đề mọc lên trên gốc tre bị chặt là biểu hiện của sự phồn thịnh của Đạo Phật, báo hiệu một sự đổi thay, một tương lai tươi sáng và hạnh phúc cho mọi người.

Trong các tác phẩm, nhiều chi tiết, nhiều nhân vật được tác giả miêu tả dưới ánh sáng của niềm tin Phật giáo, dưới sự quy chiếu của hệ tư tưởng Đạo Phật. Nhân vật Chăn Hóm, “vợ của một sĩ quan phái hữu phụ trách kho vũ khí” cho rằng “anh em tiểu đoàn Hai Pathet Lào là người của Phật, chuyên đi làm phúc, cứu vớt người nghèo khổ” [176, tr.86]. Nhân vật Đại úy Nác trong tiểu thuyết Hai bên bờ sông, một sĩ quan trong chính quyền cũ, vì nhẹ dạ cả tin đã cùng vợ con trốn sang Thái, bị bạn cũ vu oan và “tống anh vào ngục” nhằm chiếm đoạt vợ. Trong ngục, anh được ba giáo viên người Lào (cũng bị bắt vô cớ như anh) tìm cách giải thoát và đưa về nước. Sự giúp đỡ của ba người bạn tù đối với Nác là một hành động từ bi theo quan niệm của đạo Phật (con người luôn hướng đến và cố gắng làm nhiều điều thiện để tích đức). Những hành động trái với đạo lí nhà Phật sẽ tự chuốc lấy những bất hạnh . Đoạn hội thoại giữa Nác và Xợt đã chứng minh điều đó: “Toàn là bọn bất nhân, thế nào chúng cũng bị trừng phạt …

...

- Anh tỷ dụ có người giúp em thoát ra khỏi địa ngục này không phải đi trả thù, người anh hùng không thích trả thù chỉ thích làm việc thiện thôi. Nếu được như vậy em có đồng ý đi với anh ấy không?” [180, tr.116 – 117]

Với niềm tin đức Phật, nhiều nhân vật trong các tác phẩm đã dùng lí thuyết nhà Phật để bày tỏ lòng thủy chung trong tình yêu hay sự chân thành trong tình bạn. Nết và Sẻng Đưởn trong Hai bên bờ sông là hai nhân vật thuộc tuyến trung lập. Họ yêu nhau tha thiết, nhưng Sẻng Đưởn vì bị bọn phản động lừa gạt nên có ý định bỏ trốn sang Thái và tìm cách thuyết phục Nết cùng đi. Nết cũng cố gắng tìm mọi cách nói lên sự khoan hồng và độ lượng của cách mạng để thuyết phục Sẻng Đưởn ở lại, nhưng không được, cuối cùng anh nói: Anh là người Lào chính cống theo đạo Phật. Anh nói hết lòng với em như thế đấy! [180, tr.27]. Nhân vật Khểm Thoong, khi thuyết phục Kệt – một chiến sĩ của ta cài vào hang ổ địch cũng lấy niềm tin đức Phật làm căn cứ. “Em là con lai Tàu nhưng em theo đạo Phật. Em sẽ không bao giờ bỏ rơi anh đâu nếu anh chung thủy với em và em cũng sẽ chung thủy với anh …” [181]

Với kẻ thù thì niềm tin Phật giáo không còn, cái thiện bị chà đạp và cái ác đang trỗi dậy. “Cậu định trút điều thiện vào đầu mình sao? Không được đâu. Trước đây, mình đã từng làm điều thiện rồi nhưng chẳng được cái quái gì. Bây giờ mình sẽ tập giết người. Ai ngăn cản mình, người đó sẽ bị nát tan, cậu biết chưa?” [180, tr. 35]. Qua lời nói của nhân vật Sổng trong tiểu thuyết

Hai bên bờ sông, nhà văn đã chứng minh rằng, sự linh nghiệm của giáo lí nhà Phật chỉ có thể có ở những con người có niềm tin Phật giáo, những con người luôn cố gắng sống và hành động theo tư tưởng từ bi, bảo vệ cái thiện, loại trừ cái ác một cách vô tư.

Việc miêu tả bức tranh đời sống và tái hiện chân dung nhân vật thông qua những tín hiệu ngôn ngữ mang màu sắc dân gian và Phật giáo là một trong những biểu hiện của tính dân tộc trong tiểu thuyết của Suvănthon.

4.1.2.2. Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm và ngôn ngữ song điệu trong tiểu thuyết của Suvănthon

Đối thoại là “sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia (giữa những phía tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy”. Đối thoại là “kiểu tiếp xúc không mang tính quan phương, tính công cộng; là kiểu trò chuyện giản dị, xuề xòa, nói bằng khẩu ngữ; là không khí bình đẳng về tinh thần đạo đức giữa những người phát ngôn” [12, tr.130]. Trong tác phẩm văn chương, đối thoại giúp cho người đọc, người nghe có thể nhận ra được đặc điểm tính cách, tâm lí cũng như các mối quan hệ của nhân vật. Thế giới bên trong của nhân vật không chỉ được thể hiện bằng logic ý nghĩa mà còn được bộc lộ qua cách nói, cách tổ chức lời nói.

Viết về đề tài đấu tranh giải phóng và xây dựng Tổ quốc, nhân vật trong tiểu thuyết của Suvănthon chủ yếu là nhân vật hành động, đó là những chiến sĩ trên các mặt trận, là anh em bộ đội du kích, là những thanh niên tình nguyện trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, là người dân trên khắp các bản mường luôn xông xáo và tự nguyện trong các phong trào quần chúng … Vì vậy, trong các tiểu thuyết của Suvăthon, ngôn ngữ hành động với những đoạn đối thoại nhiều hơn độc thoại. Lời đối thoại của các nhân vật cũng rất đa dạng, phong phú. Đối thoại có lúc thể hiện tâm hồn nhân cách nhân vật nhưng cũng có lúc là cuộc giao tranh giữa các triết lí nhân sinh.

Đối thoại phản chiếu tâm hồn, nhân cách

Trong tiểu thuyết của Suvănthon, ngôn ngữ đối thoại, trước hết, góp phần khắc họa chân dung người anh hùng – chiến sĩ, những người con lí tưởng của dân tộc. Vẻ đẹp đức hạnh, tài năng và sức mạnh của họ không chỉ được biểu hiện qua ngôn ngữ đối thoại giữa họ với đồng đội và nhân dân mà còn được biểu hiện qua ngôn ngữ đối thoại giữa họ với kẻ thù.

Trong trường hợp thứ nhất, ngôn ngữ đối thoại trở thành phương tiện nghệ thuật chuyên chở những cảm xúc sâu lắng, thể hiện sự quan tâm, thái độ

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn lào suvănthon bupphanuvông (Trang 113 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w