PHẦN 4 : THÔNG TIN KINH TẾ-XÃ HỘI
4.5. Vấn đề giới
Phân cơng lao động:
Có sự khác nhau khá đặc trưng về phân công giới trong lao động theo đặc thù nghề nghiệp chính của các hộgia đình BAH.
- Đối với các hộ làm nghề đánh bắt hải sản, nam giới là người ra quyết định chính trong việc đầu tư, mua sắm, sửa chữa thuyền, tàu. Với các hộ đánh bắt hải sản quy mô nhỏ (kéo rung hoặc đánh bắt thô sơ), nữ giới đóng vai trị chủ yếu trong việc bán sản phẩm thu hoạch được. Nữ giới cũng đóng vai trị chính trong việc nội trợ, ra quyết định liên quan đến việc học hành của con cái.
- Đối với các hộ làm nơng nghiệp: Khơng có sự khác biệt rõ rệt hoặc phân công rõ rệt trong các quyết định về sản xuất trong các hộ thuần nơng nghiệp. Nam và nữ có vai trị ngang nhau trong các quyết định về cây, con giống, mùa vụ… Nữ giới đóng vai trị chính trong việc nội trợ và chăm sóc con cái. Nam giới thường có tiếng nói quyết định mang tính bước ngoặt về học hành của con cái như học ngành gì, học tiếp hay nghỉ học đểđi làm công nhân.
- Đối với các hộ làm kinh doanh: Nam giới đóng vai trị chính trong cơng việc làm ăn, ra các quyết định liên quan đến đầu tư, vay vốn, mở rộng nhà xưởng…
Tham gia các cuộc họp cộng đồng:
- Nam giới thường đi tham gia các cuộc họp có liên quan đến lợi ích của hộnhư tiêu chuẩn vay vốn, giải tỏa đất đai, giải quyết vấn đề chính sách… Nữ giới thường tham gia các hoạt động như nuôi dưỡng con nhỏ, câu lạc bộ sở thích, vệsinh mơi trường.
- Số lượng nam giới tham gia cuộc họp tham vấn cộng đồng về tái định cư là một minh hoạt rõ rệt nhất. Trong giấy mời họp đều đã ghi rõ khuyến khích sự tham gia của nữ giới, nhưng sốlượng nam giới tham dự vẫn đông hơn rất nhiều. Tỷ lệ nam-nữ phổ biến trong các cuộc họp là 70%-30%. (Tham khảo danh sách trong phần phụ lục).
Quyết định trong gia đình:
- Ngồi việc ra quyết định liên quan đến học hành của các con như đã đề cập, việc ra các quyết định liên quan đến mua sắm, việc “đối nội-đối ngoại” của gia đình chủ yếu đều do nam giới quyết định, với khoảng 71%.
Các vấn đề về giới của dự án:
- Dựán được triển khai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Với các hạng mục đề xuất, nam và nữ giới đều là đối tượng hưởng lợi như nhau trong việc tiếp cận, sử dụng bao gồm các khía cạnh đi lại, giao thương; vệ sinh môi trường, phát triển sinh kế mới.
- Hệ thống đường giao thông thuận lợi giúp công việc buôn bán, tiếp cận thị trường của nhóm nữ làm bn bán hải sản thuận lợi hơn, nhưng một mặt, tiềm ẩn điều kiện nam giới sẽ tham gia sâu hơn vào việc phân phối, bn bán do khối lượng hàng hóa sẽtăng lên.
12 Với nhóm phụ nữ trong cộng đồng nông nghiệp, dự án có khả năng tạo điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp từ làm nông sang bn bán nhỏ hoặc làm cơng nhân có thu nhập hàng tháng.
- Người có quyền quyết định về dự án: Thực tế, chủ trương dự án được hình thành trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển chung tầm nhìn 2030-2050 của đơ thịTĩnh Gia. Tuy nhiên, ở tầm vi mô, cộng đồng địa phương có quyền tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề như hướng tuyến của hạng mục. Tham vấn ý kiến cộng đồng giúp Tư vấn có được các thơng tin vềđịa bàn bao gồm các địa điểm nhạy cảm, các cơng trình văn hóa cần giảm thiểu tác động. Qua thực tế triển khai, sốlượng nam giới tham gia họp luôn nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, số lượng ý kiến đóng góp của cả hai giới khá tương đồng; có nhiều ý kiến được nữ giới đưa ra và nhận được sựđồng thuận cao của nam giới. - Các tác động tiềm tàng về sức khoẻ tạm thời (tiếng ồn, bụi ...) đối với dân cư trong giai
đoạn xây dựng được đánh giá và sẽ được giảm nhẹ theo Kế hoạch Quản lý Môi trường. - Việc xây dựng các hạng mục sẽ đưa lực lượng lao động, chủ yếu là nam giới đến khu
vực dự án. Kinh nghiệm cho thấy nguy cơ lây lan của HIV / AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs), hoặc bạo lực giới có thể xảy ra do dòng lao động nhập cư. Đặc biệt là phụ nữ trẻ và cơ gái dễ bị tổn thương vì những rủi ro này. Nó địi hỏi phải xem xét cẩn trọng trong giai đoạn thực hiện; nội dung này cũng đã được đề cập trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội, bao gồm: (i) lao động trẻ em: yêu cầu tất cả các nhà thầu, (ii) đảm bảo ngun tắc cơng bằng bình đẳng trong quá trình triển khai dự án; (iii) thực hiện truyền thông và phổ biến thông tin về HIV/AIDs và Luật lao động cho công nhân lao động đặc biệt là lao động nữ.
13