Phân tích tình hình tín dụng theo thời hạn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh hậu giang (Trang 47)

3.6 .Mục tiêu phát triển năm 2010

4.2.1. Phân tích tình hình tín dụng theo thời hạn

Phân tích HQHĐKD NH TMCP 44 SVTH: Lê Thị Trường An Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang

Bảng 6.1: DOANH SỐ CHO VAY VÀ DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN ( 2007 – 2009) ĐVT: triệu đồng 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Doanh số cho vay 141.098 100 213.538 100 372.828 100 72.440 51,31 159.290 74,60

Ngắn hạn 127.285 90,21 194.384 91,03 332.749 89,25 67.099 52,72 138.365 71,18 Trung và dài hạn 13.813 9,79 19.154 8,97 40.079 10,75 5.341 38,67 20.925 109,25

2. Doanh số thu nợ 98.218 100 189.454 100 346.370 100 91.236 92,89 156.916 82,83

Ngắn hạn 89.673 91,3 179.034 94,5 321.071 92,6 89.361 99,69 142.037 79,34 Trung và dài hạn 8.545 8,7 10.420 5,5 25.659 7,4 1.875 21,94 15.239 146,25

a. Doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn trong ba năm 2007, 2008, 2009 tăng tốc khá nhanh, nó ln chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể cuối năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 194.384 triệu đồng, tăng 67.099 triệu đồng hay tăng 152,72% so với cùng kỳ năm 2007. Đến cuối năm 2009 thì tổng doanh số cho vay ngắn hạn đạt 332.749 triệu đồng tăng 138.365 triệu đồng tức tăng 71,18% so với năm 2008. Điều này là do tình hình kinh tế chung. Giá cả vật tư, hàng hóa tăng cao trong các năm qua nên người dân cần có thêm vốn để luân canh sản xuất. Mặt khác, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, trên địa bàn các loại hình thương mại, dịch vụ cũng phát triển để đáp ứng cho nhu cầu của cư dân. Chi nhánh đã đầu tư thêm khoản vốn này để góp phần đưa tỉnh nhà ngày một đi lên trên con đường hội nhập.

Doanh số cho vay trung và dài hạn trong các năm qua có tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2008 doanh số cho vay trung và dài hạn tăng 5.341 triệu đồng hay 38,67% so với cuối năm 2007 và tăng 20.925 triệu đồng tức 109,25% so với cùng kỳ năm 2008. Do Hậu Giang là tỉnh mới chia tách, trên địa bàn chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh. Với lại, Chi nhánh cũng mới được tách lập nên cần có thời gian để củng cố hoạt động. Bởi tín dụng trung và dài hạn rất khó kiểm sốt, dễ biến động theo thời gian. Muốn tín dụng trung và dài hạn đạt hiệu quả cao cần phải có thời gian để tích lũy kinh nghiệm trong việc phân tích, đánh giá, thẩm định dự án.

b.Doanh số thu nợ theo thời hạn

Qua bảng 6.1, ta thấy rằng trong những năm qua doanh số thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh luôn đạt hiệu quả cao. Cụ thể năm 2008 doanh số thu nợ đạt 189.454 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 139.034 triệu đồng, tăng 89.361 triệu đồng tức 99,69% so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2009 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 142.037 triệu đồng tức 79,34% so với cuối năm 2008. Hậu Giang là tỉnh ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai lũ lụt, tuy nhiên trong những năm gần đây thì dịch bệnh, sâu hại,… thường xuyên cũng đã gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng trong việc sản xuất của người dân. Nhưng bù lại giá nông sản luôn biến động ở mức cao. Do đó, nơng dân vẫn có lãi cho nên việc trả nợ vay cho Ngân

Phân tích HQHĐKD NH TMCP 46 SVTH: Lê Thị Trường An Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang

hàng cũng rất dễ dàng. Trong những năm qua thì tỉnh đang đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông, quốc lộ 61, bờ kè Xà No, xây dựng các khu chung cư, cụm khu công nghiệp,… nên đã thu hút nhiều đối tượng đầu tư sản xuất kinh doanh có nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn trên địa bàn. Chi nhánh ngày càng có nhiều hơn các đối tượng khách hàng vay vốn ngắn hạn.

Do doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nên doanh số thu nợ trung và dài hạn mặc dù có tăng, giảm trong những năm qua nhưng cũng khơng đáng kể. Nhưng sự biến động của hoạt động tín dụng trung và dài hạn cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh. Doanh số cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh năm 2008 đạt 10.420 triệu đồng, tăng 1.875 triệu đồng tức 21,94% so với năm 2007 và năm 2009 đạt 25.659 triệu đồng, tăng 15.239 triệu đồng tức 146,25% so với cùng kỳ năm 2008. Cho thấy Chi nhánh cũng rất tích cực với cơng tác thu nợ trung và dài hạn thể hiện bằng sự tăng lên của doanh số thu nợ trung và dài hạn vào năm 2009. Qua doanh số thu nợ, phản ánh việc phân kỳ hạn trong doanh số cho vay với từng đối tượng khách hàng đã được thực hiện khá tốt.

Phân tích HQHĐKD NH TMCP 47 SVTH: Lê Thị Trường An Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang

Bảng 6.2: DOANH SỐ CHO VAY VÀ DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN ( Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2008, 2009, 2010)

ĐVT: triệu đồng 6T/2008 6T/2009 6T/2010 2009/2008 2010/2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Doanh số cho vay 124.066 100 242.338 100 361.730 100 118.272 95,3 119.392 49,3

Ngắn hạn 115.381 93 218.104 90 322.301 89,1 102.723 89 104.197 47,7 Trung và dài hạn 8.685 7 24.234 10 39.429 10,9 15.549 179 15.195 62,7

2. Doanh số thu nợ 85.254 100 184.177 100 251.470 100 98.923 116 67.293 36,5

Ngắn hạn 78.434 92 167.601 90,9 231.628 92,1 89.167 113,6 64.027 38,2 Trung và dài hạn 6.820 8 16.576 9,1 19.842 7,9 9.756 143 3.266 19,7

Phân tích HQHĐKD NH TMCP 48 SVTH: Lê Thị Trường An Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang

- Doanh số cho vay:

Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh thời điểm 6 tháng đầu năm 2008, 2009, 2010 ngày một tăng với một tỉ lệ tương đối cao. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể, vào 6 tháng đầu năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 218.104 triệu đồng tăng 102.723 triệu đồng tức 89% so với cùng kỳ năm 2008. Sang đến 6 tháng đầu năm 2010 thì doanh số cho vay ngắn hạn đạt 322.301 triệu đồng tăng 104.197 triệu đồng tức 47,7% so với cùng kỳ năm 2009 một phần tăng này là do Ngân hàng thực hiện theo chính sách tập trung vào cho vay ngắn hạn. Vì khi đó cho vay ngắn hạn nhiều, vòng quay vốn nhanh, thu hồi nợ tốt, dẫn tới sự gia tăng doanh số.

Doanh số cho vay trung và dài hạn tuy chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay nhưng ngày một có dấu hiệu tăng. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2009 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 24.234 triệu đồng tăng 15.549 triệu đồng tức 179% so với cùng kỳ năm 2008. Vào 6 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng nhanh với tốc độ là 62,7% so với cùng kỳ năm 2009. Sở dĩ doanh số cho vay trung và dài hạn tăng lên như vậy là vì chi nhánh đã linh hoạt trong việc nắm bắt thông tin về việc phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh nhà. Hậu Giang vẫn phải tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng các cơng trình mới nhằm đáp ứng sự phát triển lâu dài của tỉnh nhà. Đây là những dự án lâu dài và trọng điểm, đòi hỏi Lãnh đạo các cấp phải quan tâm chỉ đạo sâu sát, theo dõi tiến độ thi công chặt chẽ, lựa chọn các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ và đúng tiến độ cấp trên giao. Để có được điều đó, tỉnh phải huy động nguồn vốn rất lớn để kịp thời kế hoạch, không để bất kỳ hoạt động nào bị trì hỗn và một trong những đơn vị có sự đóng góp lâu dài và ổn định cho việc xây dựng tái thiết tỉnh nhà đó là Sacombank – Chi nhánh Hậu Giang.

- Doanh số thu nợ:

Nhìn chung khả năng thu hồi nợ của chi nhánh là rất cao và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng triệu đồng tức 116% so với cùng kỳ năm 2008. vào đầu năm 2010 thì doanh số thu nợ tăng 67.293 triệu đồng tức 36,5% so với cùng kỳ năm 2009. Có được kết quả như vậy là nhờ vào việc chi nhánh đã không ngừng nổ lực trong việc thẩm

định và lựa chọn khách hàng của mình, thực hiện đúng quy trình cho vay đối với từng khách hàng cho từng khoản mục. Vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2009 và 2010 thì có nhiều điều kiện thuận lợi để cho từng doanh nghiệp và cá nhân làm ăn cho nên nhân cơ hội này họ đã tranh thủ trả nợ đúng hạn và nhằm tạo uy tín đối với chi nhánh và cũng để tạo cầu nối dễ dàng cho những đợt vay sau. Bên cạnh đó thì doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng tăng đều qua các năm. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để cho chi nhánh phát triển cho vay trung và dài hạn.

Phân tích HQHĐKD NH TMCP 50 SVTH: Lê Thị Trường An Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang

Bảng 7.1: TÌNH HÌNH DƯ NỢ VÀ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN( 2007 – 2009)

Đvt: triệu đồng 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Dư nợ 116.984 100 141.068 100 167.166 100 24.084 20,59 26.098 18,43 Ngắn 102.735 87,82 129.585 91,86 154.127 92,2 26.850 26,14 24.542 18,94 Trung và dài hạn 14.249 12,18 11.483 8,14 13.039 7,8 -2.766 -19,41 1.556 13,55 2. Nợ xấu 1.543 100 2.523 100 2.023 100 980 63,51 -500 -18,82 Ngắn hạn 1.126 73 1.981 78,5 1.582 78,2 855 75,93 -399 -20,14 Trung và dài hạn 417 27 542 21,5 441 21,8 125 29,98 -101 -18,63

a. Dư nợ

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ là kết quả có được từ tình hình cho vay và thu nợ. Nó thể hiện số vốn Ngân hàng vẫn còn cho khách hàng vay tại thời điểm báo cáo. Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, do đó dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn qua các năm.

Nhìn chung, dư nợ của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín Chi nhánh Hậu Giang đều tăng qua các năm. Cụ thể dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2008 đạt 129.585 triệu đồng, tăng 26.850 triệu đồng tức 26,14% so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn đạt 154.127 triệu đồng, tăng 24.542 triệu đồng tức 18,94% so với cùng kỳ năm 2008. Qua đó, ta thấy rằng, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh. Nguyên nhân trong những năm qua, với chủ trương của các cấp lãnh đạo tỉnh Hậu Giang là xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững để tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương dần trở nên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lấy vốn ngắn hạn dùng để sản xuất kinh doanh hiện tại nhằm phục vụ cho mục tiêu dài hạn trong tương lai. Mặt khác, do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu mà Ngân hàng đề ra. Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác cho vay nông nghiệp trong thời gian qua. Thêm vào đó là tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây diễn ra khá sôi động, Chi nhánh cũng đã tăng cường công tác tiếp thị với tất cả các cơng ty, xí nghiệp…mới và cũ trên địa bàn về các hình thức cho vay vốn tại Chi nhánh. Từ đó, doanh số cho vay cũng được tăng lên.

Mặc dù rất cố gắng trong những năm qua nhưng trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể năm 2008 dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 11.483 triệu đồng, giảm 2.766 triệu đồng tức 19,41% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 13.039 triệu đồng, tăng 1.556 triệu đồng tức 13,55% so với cùng kỳ năm 2008. Điều này cho thấy kinh tế địa phương chỉ phát triển theo chiều rộng chứ chưa thật sự phát triển theo chiều sâu nên số lượng công ty cổ phần, tổ chức kinh tế có quy mơ lớn,…chưa có dấu hiệu

Phân tích HQHĐKD NH TMCP 52 SVTH: Lê Thị Trường An Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang

tăng lên trong những năm này. Cho vay trung và dài hạn chỉ chủ yếu tập trung ở các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp và một số cơng ty, xí nghiệp là khách hàng cũ của Chi nhánh. Điều này cũng phản ánh lên sự bảo hòa trong cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh đối với một số lĩnh vực. Trong những năm qua thì Chi nhánh vẫn cịn đang gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn, Chi nhánh đã và đang cố gắng khắc phục nhược điểm của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này bằng cách không ngừng quảng bá thương hiệu Sacombank đến các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế để họ ln nhớ đến mình khi cần vốn.

b. Nợ xấu theo thời hạn

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với các khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Đồng thời tìm ra các giải pháp hạn chế nợ xấu.

Nhìn vào bảng 7.1, ta thấy tốc độ tăng nợ xấu ngắn hạn của năm 2008 so với năm 2007 khá lớn, nợ xấu năm 2008 tăng 855 triệu đồng tức 75,9% so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2009 nợ xấu giảm 399 triệu đồng tức giảm 20,14% so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế năm 2008 có nhiều biến động dẫn đến nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động không hiệu quả nên chưa trả nợ được cho Ngân hàng. Sang năm 2009, nền kinh tế đất nước đã dần phục hồi, các đối tượng này đã hoạt động thuận lợi hơn năm trước, cho nên việc thu nợ của Ngân hàng cũng trở nên dễ dàng hơn.

Cịn các khoản nợ trung và dài hạn có tăng vào năm 2008 và giảm nhẹ ở năm 2009. Năm 2008 tăng 125 triệu đồng tức 29,98% so với năm 2007. Đến năm 2009 thì giảm 101 triệu đồng tức 18,63% so với năm 2008. Điều này cho thấy, sau biến cố kinh tế năm 2008 thì Chi nhánh cũng đã có sự chấn chĩnh trong cơng tác phân loại nợ cũng như thẩm định dự án cho vay đã được cân nhắc, xét duyệt một cách kỹ càng hơn trước.

Phân tích HQHĐKD NH TMCP 53 SVTH: Lê Thị Trường An Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang

Bảng 7.2: TÌNH HÌNH DƯ NỢ VÀ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN

( Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2008, 2009, 2010)

ĐVT: Triệu đồng 6T/2008 6T/2009 6T/2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Dư nợ 155.796 100 199.229 100 277.426 100 43.433 27,9 78.197 39,2 Ngắn 144.890 92,9 181.298 90,9 253.013 91,2 36.408 25,1 71.715 39,6 Trung và dài hạn 10.906 7,1 17.931 9,1 24.413 8,8 7.025 64,4 6.482 36,1 2. Nợ xấu 1.614 100 1.272 100 1.730 100 -342 -21 458 36 Ngắn hạn 1.485 92 1.081 84,9 1.383 79,9 -404 -27,2 302 27,9 Trung và dài hạn 129 8 191 15,1 347 20,1 62 48,1 156 81,7

Phân tích HQHĐKD NH TMCP 54 SVTH: Lê Thị Trường An

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh hậu giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)