Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh hậu giang (Trang 64 - 67)

3.6 .Mục tiêu phát triển năm 2010

4.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Bảng 9: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Năm Chênh lệch

2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Đơn vị

2007 2008 2009

Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%)

Doanh số cho vay Triệu đồng 141.098 213.538 372.828 72.440 51,34 159.290 74,60 Doanh số thu nợ Triệu đồng 98.218 189.454 346.370 91.236 92,89 156.916 82,83

Dư nợ Triệu đồng 116.984 141.068 167.166 24.084 20,58 26.098 18,50

Dư nợ bình quân Triệu đồng 72.754 129.026 154.117 25.065 24,11 25.091 19,45

Nợ xấu Triệu đồng 1.543 2.523 2.023 980 63,51 -500 -19,82 Vốn huy động Triệu đồng 137.064 207.910 355.591 70.846 51,69 147.681 71,03 1. Dư nợ/ vốn huy động % 85.35 67,85 47 -17,5 -20,5 -20,85 -30,73 2. Vịng quay vốn tín dụng vịng 1,35 1,47 2,25 0,12 8,89 0,78 53,06 3. Hệ số thu nợ Lần 0,7 0,89 0,93 0,19 27,14 0,04 4,49 4. Nợ xấu/ tổng dư nợ % 1,32 1,79 1,21 0,47 35,61 -0,58 -32,40

4.2.3.1. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, nó giúp Ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này lớn quá hay nhỏ quá đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn không đạt hiệu quả. Qua bảng trên, ta nhận thấy rằng trong ba năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng khá ổn định, tăng cao và cung cấp được nguồn tín dụng cho khách hàng được thể hiện qua tỷ lệ tham gia vào dư nợ của vốn huy động, tỷ lệ này biến động qua các năm nhưng đều chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể, năm 2007 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động đạt 85,35%; năm 2008 tỷ số này đạt 67,85% giảm 17,5% so với năm 2007; năm 2009 đạt 47% giảm 20,85% so với năm 2008. Ngân hàng đã có sự điều chỉnh ngày càng hợp lý đối với tỷ lệ này nhằm đảm bảo được khoản đầu vào và đầu ra của những khoản tiền huy động. Nhờ vậy, Ngân hàng có được tính tự chủ trong cơng tác tín dụng, đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng đồng vốn huy động. Nhưng Ngân hàng cũng nên chú ý là không để tỷ số này ở mức quá cao hay quá thấp, nó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

4.2.3.2. Vòng quay vốn tín dụng

Vịng quay vốn tín dụng là tỷ số giữa doanh số thu nợ và dư nợ bình quân. Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Tỷ số này càng lớn thì càng có lợi cho Ngân hàng. Vịng quay vốn tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua không ngừng tăng. Cụ thể năm 2007 là 1,35 vòng/năm, năm 2008 là 1,47 vòng/năm tăng 0,12 vòng/năm so với năm 2007, năm 2009 là 2,25 vòng/năm tăng 0,78% vòng/năm so với năm 2008. Nguyên nhân là do vốn tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh không ngừng tăng qua ba năm làm cho vòng quay vốn ngày càng nhanh hơn. Qua đó cũng thấy được tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh.

4.2.3.3. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ là tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng khi cho khách hàng vay, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu phần trăm trên số tiền cho vay của mình. Nếu tỷ lệ

Phân tích HQHĐKD NH TMCP 62 SVTH: Lê Thị Trường An Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang

này càng cao cho thấy khả năng thu nợ của Ngân hàng là rất tốt, Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng hệ số thu nợ qua các năm luôn tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2008 hệ số thu nợ là 0,89 lần tăng 0,19 lần so với năm 2007. Năm 2009 đạt 0,93 lần tăng 0,04 lần so với năm 2008. Cho thấy công tác thu hồi nợ của Chi nhánh cũng khá khả quan.

4.2.3.4. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng. Nói cách khác chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, hiện nay thì mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tỷ lệ này là dưới 5%. Trong đó tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp được coi là tín dụng có chất lượng tốt. Nếu nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng kém và rủi ro kèm theo là rất cao và ngược lại.

Trong ba năm qua tỷ lệ này có sự tăng giảm khác nhau. Năm 2007 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 1,32%, năm 2008 là 1,79% tăng 0,47% so với năm 2007. Năm 2009 là 1,21% giảm 0,58% so với năm 2008. Kết quả này cũng cho thấy được tình hình kinh tế năm 2008 phức tạp rất nhiều, các cán bộ tín dụng khó mà dự đốn được diễn biến của nó dẫn đến đã thẩm định các khoản cho vay này là có khả thi nhưng đến khi nền kinh tế biến động thì số lượng các đơn vị vay vốn đã làm ăn không hiệu quả nên không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng làm cho nợ xấu tăng cao vào năm 2008. Đến năm 2009 thì kinh tế đất nước đã dần ổn định, các đơn vị sản xuất kinh doanh làm ăn thuận lợi trở lại nên việc trả nợ vay cho Ngân hàng cũng trở nên dễ dàng hơn. Các cán bộ của Chi nhánh cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác thẩm định, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn và giải quyết triệt để nợ đến hạn.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh hậu giang (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)