Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng, nguyên nhân và ảnh hưởng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh hậu giang (Trang 67 - 68)

3.6 .Mục tiêu phát triển năm 2010

4.2.4. Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng, nguyên nhân và ảnh hưởng

hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh

4.2.4.1. Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng

- Hình thức rủi ro do người vay tạm thời có khó khăn về tài chính, và ngồi ý muốn. Nên khơng có đủ điều kiện thanh tốn cho Ngân hàng đúng thời hạn theo hợp đồng đã được ký kết. Tuy nhiên, đối với khoản nợ này Chi nhánh vẫn có khả năng thu hồi được vốn, lãi nếu gia hạn nợ hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng hoặc thực hiện xử lý thu hồi nợ khách hàng trễ hạn. Tuy không bị mất vốn nhưng làm ứ đọng vốn, gây khơng ít khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch, tiêu tốn nhiều thời gian xử lý nếu để khách hàng trễ hạn.

- Hình thức rủi ro do người vay mất khả năng chi trả Chi nhánh thường phải đối phó với tình trạng mất vốn do khách hàng làm ăn thua lỗ, cố ý chiếm đoạt vốn của Ngân hàng hay nghiêm trọng hơn là do khách hàng bị phá sản nên chỉ có thể trả một phần hoặc không trả được nợ, Chi nhánh đã dùng mọi biện pháp tác động để thu hồi nợ nhưng vẫn không đạt hiệu quả.

4.2.4.2. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại

Với các hình thức rủi ro trên, chủ yếu dư nợ xấu trong các năm qua tại Chi nhánh do những nguyên nhân sau:

-Thời gian trước đây việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro có phần thống hơn nên một số khoản nợ Chi nhánh đã cho khách hàng gia hạn nợ nhiều lần, chưa thật sự quan tâm đến công tác xử lý và thu hồi nợ xấu, nợ chậm trả của khách hàng. Việc phân loại nợ theo Quyết định 493 và Quyết định 18 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ trước đây có thể được xem là tốt thì nay phải bắt buộc chuyển sang các nhóm nợ cao hơn, đã làm tăng thêm đáng kể các khoản nợ xấu. Bên cạnh nguyên nhân nợ xấu tăng do việc trích lập và phân loại nợ theo Quy định mới, nguyên nhân thiên tai, mất mùa dẫn đến nợ xấu tăng thêm. Tuy trong thời gian qua, công tác xử lý thu hồi nợ xấu được đặc biệt quan tâm nhưng việc xử lý thu hồi nợ của các đối tượng là nông dân, nông nghiệp, nơng thơn tương đối khó khăn, chủ yếu các hộ này khơng cịn ruộng đất để canh tác, khơng có tài sản, một số khơng cịn cư trú tại địa phương nên chưa thu hồi được.

Phân tích HQHĐKD NH TMCP 64 SVTH: Lê Thị Trường An Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang

Phần dư nợ xấu còn lại do nguyên nhân chủ quan của khách hàng vay vốn và do cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn: khách hàng cố tình giấu thơng tin, thiếu thơng tin về khách hàng, không tuân thủ đúng các nguyên tắc và điều kiện cho vay, không kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng vốn khơng đúng mục đích, đánh giá khơng chính xác giá trị của tài sản thế chấp, cấm cố.

4.2.4.3. Ảnh hưởng của những tồn tại đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Các khoản nợ xấu thường rất khó thu hồi làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh do phải chịu trích lập và sử dụng một khoản phí dự phịng rủi ro tương ứng. Vịng quay vốn tín dụng giảm, giảm khả năng cung ứng vốn lưu thông, hao tốn nhiều cơng sức và tài chính trong việc xử lý thu hồi nợ, giảm khả năng cạnh tranh của Chi nhánh cũng như việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Đối với nền kinh tế và khách hàng vay vốn: do hoạt động của Chi nhánh có liên quan mật thiết đối với nhiều đối tượng khách hàng, địa bàn cho vay rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các hoạt động trong nền kinh tế. Vì vậy, một khi các khoản nợ xấu quá cao, cán bộ Ngân hàng phải đi xử lý thu hồi thường xuyên nên tạo hiện tượng chay lỳ trong một bộ phận khách hàng, họ cứ nghĩ rằng các khách hàng khác có vay tiền khơng trả nợ cũng khơng có vấn đề gì tại sao mình lại phải trả nợ từ đó sẽ tạo một phản ứng dây chuyền rất nguy hiểm trong hoạt động.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh hậu giang (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)