Phân biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội phạm khác

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 27)

1.3.1. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài sản

Theo quy định tại Điều 240 BLHS năm 2017:

Tội chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình chiếm đoạt tài sản của người khác do mình tìm được, bắt được, khai thác được hoặc người khác giao cho mình mà khơng trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm thì sẽ bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm và bị phạt tiền từ 1.000.000 kíp đến 5.000.000 kíp.

Trong trường hợp những tài sản đó có giá trị lớn hoặc với số lượng lớn, người chiếm giữ trái phép bị phạt tù từ một năm đến năm năm và bị phạt tiền từ 1.000.000 kíp đến 5.000.000 kíp 9.

Những điểm khác nhau cơ bản giữa tội trộm cắp tài sản và tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 240 BLHS Lào năm 2017) như sau:

Thứ nhất, đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản là tài sản đang trong

sự quản lý của người khác, còn đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản là tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý của chủ tài sản như tài sản khơng có chủ, tài sản đang trong tình trạng khơng nằm trong sự quản lý của chủ tài sản như tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị giao nhầm..

Thứ hai, hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút

chiếm đoạt tài sản của người khác, còn hành vi khách quan của tội chiếm giữ tái phép tài sản là hành vi cố tình khơng trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc khơng giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.

1.3.2. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi phạm pháp bằng thủ đoạn gian dối hoặc thủ đoạn khác khiến cho người quản lý hay chủ tài sản đưa tài sản đó cho mình.

Điều 233 BLHS năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm và bị phạt tiền từ 5.000.000 kíp đến 20.000.000 kíp;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm và bị phạt tiền từ 10.00.000 kíp đến 50.000.000 kíp

a) Vi phạm nhiều lần; b) Thực hiện có tổ chức c) Gây hậu quả nghiêm trọng

Phạm tội chưa đạt cũng phải chịu trách nhiệm hình sự 10.

Những điểm cơ bản cần lưu ý giữa tội trộm cắp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( Điều 233 BLHS năm 2017 ) như sau:

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có cấu thành vật chất, chính vì vậy việc xác định tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc, đây là dấu hiệu định lượng để xác định cấu thành cơ bản hoặc cấu thành định khung tăng nặng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có hành vi gian dối để nhận được tài sản từ chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Hành vi gian dối này được tiến hành trước hoặc liền ngay với hành vi chiếm đoạt. Phương pháp thực hiện của người phạm tội cũng rất đa dạng: bằng lời nói dối trá; dùng giấy tờ giả mạo; giả danh người có chức quyền; giả mạo tổ chức ký kết hợp địng khơng ngay thẳng.. hoặc kết hợp các cách làm nói trên để có thể đạt được mục đích tối đa.

- Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tài sản đang trong sự quản lý của người khác.

- Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, còn hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hành vi phạm pháp bằng thủ đoạn gian dối hoặc các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của người khác.

1.3.3. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo quy định tại Điều 242 BLHS năm 2017 nước CHDCND Lào:

Người nào có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm và bị phạt tiền từ 20.000.000 kíp đến 50.000.000 kíp và bị thu giữ tài sản.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm và bị phạt tiền từ 30.00.000 kíp đến 100.000.000 kíp

a) Có tính chất chun nghiệp

b) Thực hiện có tổ chức

c) Gây hậu quả nghiêm trọng

Phạm tội chưa đạt cũng phải chịu trách nhiệm hình sự 11.

Điểm cơ bản cần lưu ý giữa tội phạm trộm cắp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản là

- Khách thể trực tiếp của tội trộm cắp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản là quyền sở hữu của người khác.

- Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản là tài sản của người khác.

- Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đọạt tài sản của người khác, còn hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)