1.5. Pháp luật hình sự một số nước về tội trộm cắp tài sản
1.5.1. Tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015
Để đáp ứng ỵêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm trong tình hình mới, ngày 27/11/2015, Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Tuy nhiên, khi chưa có hiệu lực, do có sai sót nên BLHS năm 2015 bị dừng lại để sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 144//2016/QH 13 của Quốc hội ngảy 29/6/2016. Đến ngày 20/6/2017, Quốc hội thông qua Luật sửạ đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 và Luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Như vậy, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.
Tội trộm cắp tài sản được quì định tại Điều 173 BLHS năm 2015 có cấu thành tội phạm cơ bản như sau:
Người nào trộm cắp tàỉ sản của người khác írị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết an về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169,170,,171,172,174,,174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tich mà cịn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là kỷ vật, di vật 16
So với quy định tại Điều 138 BLHS năm 1999, thì cấu thành cơ bản của tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có một số điểm thay đổi. Cụ thể là, trong trường hợp trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp thì BLHS năm 2015 đã: (l) Thay dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” thành dấu hiệu “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xấ hộĩ, (2) Bổ sung thêm, dấu hiệu là “Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại va.gia đình họ; tài
sản là kỷ vật, di vật”
Qua nghiên cứu qui định của tội trộm cắp Tài sàn từ năm 1945 đến nay cho thấy: các quy định về tội trộm cắp tài sản ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong từng giai đoạn lịch sử.Cùng với những kinh nghiệm thực tiễn được đúc rút từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản, việc nghiên cứu các qui định pháp luật hình sự trước đây và hiện hành về tội trộm cắp tài sản là cơ sở khoa học quan trọng cho việc hoàn thiện các qui định về tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự.
So với quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999, hình phạt quy định trong Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 khơng có nhiều thay đổi ngồi
việc bỏ hình phạt tù chung thân tại khoản 4 của điều luật. Theo đó, Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 4 khung hình phạt.
- Khung cơ bản quy định mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Khung tăng nặng thứ 2 có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
- Khung tăng nặng thứ 3 có mức phạt tù từ 12 năm đến 20. Hình phạt bổ sung cho tội này là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng.
Về dấu hiệu định khung hình phạt, nhìn chung những dấu hiệu định khung hình phạt đối với Tội trộm cắp tài sản nói riêng và các tội xâm phạm sở hữu nói chung trong Bộ luật Hình sự năm 2015 khơng có nhiều thay đổi so với các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999. Cụ thể, trong các khoản 2, 3 và 4 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, các nhà làm luật bổ sung thêm trường hợp chiếm đoạt tài sản thỏa mãn dấu hiệu định khung về trị giá tài sản quy định tại khung hình phạt liền kề nhẹ hơn những thỏa mãn một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều luật đó là: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt mà cịn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Bên cạnh đó, khoản 3 và khoản 4 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 được bổ sung thêm tình tiết “lợi dụng thiên tai, dịch bệnh” và “lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp".
Điểm giống nhau giữa BLHS Việt Nam và BLHS Lào:
Đối với BLHS Lào: nói chung, tài sản do hành vi trộm cắp gây ra có thể là tiền, hàng hóa, vật dụng và các giấy tờ có giá trị từ 1.000.000 kíp trở lên, nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 1.000.000 kíp thì phải thỏa mãn một trong những điều kiện là : gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.
Trong BLHS Việt Nam quy định là dấu hiệu định tội đối với các trường hợp trộm cắp tài sản mà có những điểm xấu về nhân thân: ”đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà cịn vi phạm”, “đã bị kểt án chưa đựợc xóa án tích mà cịn vi phạm”, “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”
Điểm khác nhau giữa BLHS Việt Nam và BLHS Lào:
- BLHS Lào chỉ quy định giá trị tài sản trộm cắp từ 1 triệu kíp trở lên thì bị xử lý theo BLHS nhưng không quy định từng mức giá trị tài sản bị thiệt hại theo từng khung hình phạt như BLHS Việt Nam. Chúng tôi cho rằng đây cũng là một ưu điểm của BLHS Việt Nam, việc quy định như vậy bảo phân biệt tội trộm cắp tài sản với trường hợp không phải là tội phạm và đây là ưu điểm mà chúng ta cần tiếp tục phát huy.
-Trong tội danh trộm cắp tài sản của BLHS CHDCND Lào chỉ quy định một phần về dấu hiệu định tội đối với các trường hợp trộm cắp tài sản mà có những điểm xấu về nhân thân hoặc các dấu hiệu khác không liên quan đến giá trị về tài sản bị chiếm đoạt. Còn trong BLHS Việt Nam quy định rõ hơn, trong đó có: “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”, “tài sản là di vật, cổ vật”. Điều này cũng giống như quy định về tội trộm cắp tài sần trong BLHS Lào như đã phân tích ở trên. Đây cũng là điểm khác so với BLHS Việt Nam mà chúng ta cần lưu ý.