1.4. Quy định của pháp luật hình sự lào về tội trộm cắp tài sản trong các
1.4.2. Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật Hình sự Lào năm 2005
Đây là giai đoạn CHDCND Lào đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Nhằm giải phóng sức lao động, sáng tạo của các tầng lớp trong xã hội và phù hợp với giai đoạn đất nước chuyển mình, gia nhập vào đời sống kinh tế quốc tế đòi hỏi nhà nước phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế địi hỏi Nhà nước ta cần có quan điểm bình đẳng giữa sở hữu chung và sở hữu riêng. Nhưng theo quy định của Bộ luật hình sự Lào năm 2005, các nhà lập pháp chưa nhập hai khách thể riêng được quy định tại Chương IV và Chương V của Bộ luật hình sự năm 1990. Việc phân định hai hình thức sở hữu để quy định thành hai khách thể bảo vệ độc lập là tài sản thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa và sở hữu của công dân dẫn đến việc định tội danh là rất khó và khơng chính xác, khơng đảm bảo quyền bình đẳng về sở hữu đối với các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Nhưng theo quy định củ Bộ luật này đã bổ sung thêm các khung phạt tiền. Cụ thể là:
Đối với tội trộm cắp tài sản nhà nước hoặc của chung bổ sung thêm phạt tiền trong khung cơ bản là từ 100.000 kíp đến 5.000.000 kíp và khung hình phạt bổ sung từ 1.000.000 kíp đến 10.000.000 kíp
Đối với tội trộm cắp tài sản công dân bổ sung thêm phạt tiền trong khung cơ bản là từ 100.000 kíp đến 3.000.000 kíp và khung hình phạt bổ sung từ 1.000.000 kíp đến 8.000.000 kíp
Như vậy mặc dù chưa nhập tội trộm cắp tài sản nhà nước và tội trộm cắp tài sản công dân vào một chương nhưng các khung hình phạt đã bổ sung đã có sự thay đổi và phạt nặng hơn
Điều 108: Tội trộm cắp, cướp giật tài sản của nhà nước hoặc của chung
1. Người nào trộm cắp tài sản của nhà nước hoặc của chung thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm và bị phạt tiền từ 100.000 kíp đến 5.000.000 kíp
2. Người nào cướp giật tài sản của nhà nước hoặc của chung thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm và bị phạt tiền từ 200.000 kíp đến 7.000.000 kíp
3. Trong trường hợp thực hiện hành vi trộm cắp bằng cách cạy phá cửa, dỡ hàng rào, mở vali, tủ đồ… thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm và bị phạt tiền từ 200.000 kíp đến 7.000.000 kíp
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm và bị phạt tiền từ 1.000.000 kíp đến 10.000.000 kíp
a) Có tính chất chun nghiệp;
b) Có tổ chức thành nhóm
c) Gây hậu quả nghiêm trọng14.
Đối với tội trộm cắp tài sản công dân, BLHS Lào năm 2005 quy định:
Điều 119: Tội trộm cắp, cướp giật tài sản của công dân
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm hoặc bị phạt cải tạo khơng giam giữ và bị phạt tiền từ 100.000 kíp đến 3.000.000 kíp
2. Người nào tranh cướp giật sản của người khác thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm và bị phạt tiền từ 150.000 kíp đến 5.000.000 kíp
3. Trong trường hợp thực hiện hành vi trộm cắp bằng cách cạy phá cửa, dỡ hàng rào, mở vali, tủ đồ… thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm và bị phạt tiền từ 200.000 kíp đến 5.000.000 kíp
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến năm năm và bị phạt tiền từ 1.000.000 kíp đến 8.000.000 kíp
a) Có tính chất chun nghiệp;
b) Có tổ chức thành nhóm
c) Gây hậu quả nghiêm trọng15.
Như vậy, tội trộm cáp tài sản trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2005, sau hơn 10 năm thi hành đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh, chính trị, đấu tranh phịng chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Tuy nhiên cịn bộc lộ bất cập, trong đó điểm đáng lưu ý là Bộ luật hình sự 2005 chưa thể chế hóa được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp. Trong khi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã đặt ra cho hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng phải là cơng cụ pháp lý nhằm thúc đẩy và bảo vệ cho các nền kinh tế phát triển. Mặt khác, bên cạnh xu hướng chung hội nhập quốc tế, có lẽ đã đến lúc cần nghiên cứu lại chính sách hình sự đối với một số loại tội phạm cụ thể, nhất là khi chúng ta đã áp dụng một thời gian khá dài chính sách hình sự khá nghiêm khắc nhưng tình hình tội phạm khơng hề giảm mà ngược lại, loại tội phạm này cịn có tính chất gia tăng và quy mơ ngày càng nghiêm trọng. Điều này cho phép chúng ta nhận thấy rằng: dường như biện pháp trừng trị hà khắc không phải là liều thuốc hữu hiệu để có thể làm giảm loại tội phạm này mà cần hướng đến một biện pháp khác làm triệt tiêu động lực và điều kiện phạm tội. Bộ luật hình sự 2005 đã được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Ngồi ra, mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với những yếu kém trong quản lý kinh tế của nhà nước là cơ hội để tội phạm lừa đảo phát triển.. Đây là những hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan Nhà nước trong việc kịp thời hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế kinh tế để nhằm ngăn chặn các hành vi nguy hiểm này. Theo đó, tội lừa trộm cắp tài sản được sửa đổi hai nội dung cơ bản: một là, sửa đổi mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này là tăng mức từ không bị phạt tiền theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1990 lên mức từ 100.000 kíp đến 5.000.000 kíp đối với tội trộm cắp tài sản nhà nước hoặc của chung; từ 100.000 kíp đến 3.000.000 kíp đối với tội trộm cắp tài sản công dân. Sự thay đổi này cho chúng ta thấy chính sách hình sự của Nhà nước về loại tội phạm này một lần nữa lại có sự thay đổi cho phù hợp với công tác đấu tranh phịng chống tội phạm trong tình hình mới, thể hiện rõ quan điểm giảm nhẹ hình phạt có tính hà khắc đối với người phạm tội.