Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự Lào năm 2017

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 32 - 33)

1.4. Quy định của pháp luật hình sự lào về tội trộm cắp tài sản trong các

1.4.3. Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự Lào năm 2017

BLHS năm 2017 ra đời, trên cơ sở chuyển hóa các quy định của Hiến pháp năm 2015 về bảo vệ quyền con người, quyền sở hữu tài sản hợp pháp của Nhà nước và của công dân, kế thừa những quy định của Bộ luật hình sự năm 2005. Các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương V gồm 17 tội. Việc quy định hình phạt xây dựng theo bảo đảm đối xử bình đẳng giữa chính sách xử lý hành vi xâm phạm tài sản của Nhà nước với hành vi xâm phạm tài sản của cá nhân theo tinh thần của Hiến pháp; tăng mức phạt tiền bổ sung đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu. Do chính sách của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở nhiều hình thức sở hữu khác nhau, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Để làm được điều này, Nhà nước chủ trường, thông qua hệ thống pháp luật bảo đảm là các thành phần kinh tế được đối xử và bảo vệ ngang bằng trước pháp luật. Do đó, việc chia hai nhóm tội xâm hại quan hệ sở hữu tỏ ra khơng cịn phù hợp vì điều này khơng phù hợp với bản chất của kinh tế thị trường - đòi hỏi một sự đối sử bình đẳng của các thành phần kinh tế cùng tham gia vào q trình kinh tế. Trước tình hình đó, Bộ luật hình sự 2005 đã qua sửa đổi, bổ sung vẫn duy trì hai chương về các tội xâm phạm sở hữu nhà nước và các tội xâm phạm tài sản của công dân. Mặt khác, sự quy định hai nhóm tội xâm phạm đến hai loại quan hệ sở hữu khác nhau đã nảy sinh ra những bất cập. Trong nhiều trường hợp, người phạm tội chỉ quan tâm đến tài sản và giá trị tài sản mà không quan tâm đến nguồn gốc tài sản thuộc sở hữu nào, nên gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng khi xác định tội danh cho đối với người phạm tội. Quan niệm về định tội danh theo ý thức chủ quan của người phạm tội, tuy giải quyết được một phần các vấn đề trước mắt là đáp ứng yêu cầu coi trọng bảo vệ sở hữu nhà nước, nhưng rõ ràng khơng đảm bảo tính khoa học, nhất là trong trường hợp không xác định được rõ ý thức chủ quan của người phạm tội hoặc trong trường hợp người phạm tội có sự lẫn lộn giữa sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu riêng của công dân (cùng một hành vi xâm hại đến hai loại tài sản thuộc hai nhóm quan hệ sở hữu khác nhau). Để phù hợp với chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, Bộ luật hình sự 2017 đã ra đời và đã nhập hai chương của Bộ luật hình sự 2005 thành một chương với tên gọi "Các tội xâm phạm sở hữu”.

Điều 231

1-Người nào trộm cắp của người khác thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ và bị phạt tiền từ 1.000.000 kíp đến 5.000.000 kíp

2. Trong trường hợp thực hiện hành vi trộm cắp bằng cách cạy phá cửa, dỡ hàng rào, mở vali, tủ đồ… thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền từ 3.000.000 kíp đến 10.000.000 kíp

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm và bị phạt tiền từ 5.000.000 kíp đến 15.000.000 kíp

a) Có tính chất chun nghiệp;

b) Có tổ chức thành nhóm;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Như vậy, BLHS nước CHDCND Lào đã có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn: khung hình phạt đã nặng hơn cả về mức phạt tù và phạt tiền. Ngoài ra tội trộm cắp tài sản đã được tách riêng với tội cướp giật. Điều này cũng tạo thuận lợi hơn trong quá trình định danh tội các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng.

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)