Tội trộm cắp tài sản trong Luật hình sự Vương quốc Thái Lan

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 39 - 86)

1.5. Pháp luật hình sự một số nước về tội trộm cắp tài sản

1.5.4. Tội trộm cắp tài sản trong Luật hình sự Vương quốc Thái Lan

CHDCND Lào và Vương quốc Thái Lan là hai quốc gia có ngơn ngữ với nhiều điểm tương đồng nhưng hệ thống chính trị lại khác nhau do nhiều yếu tố, trong đó cịn tồn tại chế độ quân chủ nên các Đạo luật cũng có sự khác nhau. Nhiều văn bản, đạo luật của Thái Lan đưa các nội dung liên quan đến cung đình, nhà vua, qn đội, tín ngưỡng Phật giáo vào.

1. Tội trộm cắp có trong Bộ luật Hình sự Phần 2 các tội liên quan đến tài sản, Chương 1 : Các tội trộm cắp tài sản.

2. Người nào lấy tài sản của người khác hoặc sở hữu tài sản khơng trung thực, người đó phạm tội trộm cắp tài sản sẽ phải chịu hình phạt tù có thời hạn khơng quá 3 năm và phạt tiền không quá 6.000 baht theo Điều 334

3. Người nào trộm cắp tài sản :

(1) vào ban đêm ;

(2) ở nơi có sự cố cháy nổ, lũ lụt, hoặc tại khu vực xảy ra tai nạn đối với tàu hỏa, phương tiện khác, hoặc các thảm họa tương tự khác, lợi dụng thời cơ xảy ra sự cố hoặc lợi dụng khi người khác sợ nguy hiểm để trộm cắp tài sản;

(3) bằng cách gây ra thiệt hại và cản trở để bảo vệ cá nhân hoặc tài sản hay đã thực hiện những việc trên dưới một hình thức nào đó;

(4) tham gia thơng qua một hình thức nào đó, được thực hiện mà khơng cố tình;

(5) bằng cách lừa dối hoặc mạo danh người khác hay làm gì đó để khơng bị nhớ mặt ;

(6) bằng cách giả mạo là cán bộ, công chức;

(7) có sử dụng vũ khí hoặc phạm tội có sự tham gia từ 2 người trở lên;

(8) tại nơi ở, văn phịng Chính phủ hoặc nơi được bố trí để cung cấp các dịch vụ công cộng mà mà khơng được phép vào hoặc trốn ở những nơi đó;

(9) Nơi thờ tự công cộng, ga xe lửa, sân bay, bãi đỗ xe hoặc bến tàu công cộng, các địa điểm cơng cộng để xếp dỡ hàng hóa hoặc phương tiện vận chuyển công cộng ;

(10) tài sản được sử dụng hoặc sở hữu vì lợi ích cơng cộng ;

(11) thuộc về người sử dụng lao động hoặc thuộc quyền sở hữu của người sử dụng lao động ;

(12) thuộc về cơng nhân nơng nghiệp, đó là những sản phẩm nơng nghiệp hoặc thiết bị dành cho nông nghiệp hoặc thu được từ nông nghiệp, sẽ bị phạt tù từ 1 đến 5 năm và phạt tiền từ 2.000 baht đến 10.000 baht theo Điều 335 khoản 1;

Nếu hành vi phạm tội theo khoản 1 là hành vi có các đặc điểm quy định trong tiểu mục từ 2 tiểu mục trở lên. Người vi phạm sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm và phạt tiền từ 2.000 baht đến 10.000 baht theo Điều 335 khoản 2;

Nếu hành vi phạm tội theo khoản 1 là hành vi phạm tội đối với tài sản như gia súc, máy móc hoặc thiết bị mà người nơng dân sở hữu để phục vụ cho mục

đích nơng nghiệp. Người vi phạm sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm và phạt tiền từ 6.000 đến 20.000 baht theo Điều 335 khoản 3.

Nếu hành vi phạm tội được đề cập trong phần này là một hành động do nghèo đói cùng cực. Và tài sản đó có một giá trị nhỏ, Tịa án có thể trừng phạt người vi phạm theo quy định tại Điều 334, Điều 335, khoản cuối cùng.

4. Kẻ nào ăn cắp tượng Phật, vật của triều đình. Nếu tài sản có được do sự hy sinh hoặc sưu tập công cộng được bảo tồn như một bảo vật quốc gia hoặc bất kỳ bộ phận nào của tượng Phật, hoặc những tài sản tương tự sẽ phải chịu hình phạt tù từ 3 đến 10 năm và phạt tiền từ 6.000 đến 20.000 baht theo Điều 335, khoản 1.

Nếu hành vi phạm tội theo khoản 1 được thực hiện tại các tượng đài tưởng niệm, các di tích văn hóa lịch sử, điểm khảo cổ hoặc bảo tàng Quốc gia là tài sản của đất nước ; người vi phạm phải chịu trách nhiệm và bị phạt tù từ 5 đến 15 năm và phạt tiền từ 10.000 baht đến 30.000 baht theo Điều 335 khoản 2.

5. Tội trộm cắp theo Điều 335 là tội mà thủ phạm phải bị trừng phạt nặng hơn. Bởi vì có ngun nhân sâu xa, theo phần 62, người phạm tội phải biết rõ hành vi của mình, chẳng hạn như phải chịu trách nhiệm và chịu các khung hình phạt vì tội trộm cắp liên quan đến việc thờ cúng. Người phạm tội phải biết rằng tài sản mà mình chiếm đoạt được do khơng trung thực và là tài sản để tôn thờ và tưởng niệm.

Người nào phạm tội theo Điều 334 (tội trộm cắp thông thường), Phần 335 (tội trộm cắp nếu khơng có sự cố xảy ra), Điều 335 bis (tội ăn cắp đồ thờ cúng hoặc tại nơi thờ cúng) hoặc Điều 336 bằng cách mặc quân phục hoặc cảnh sát hoặc ăn mặc để được hiểu là binh lính hoặc cảnh sát, hoặc bằng cách có hoặc sử dụng súng hoặc chất nổ; hoặc bằng cách sử dụng phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội hoặc lấy tài sản đó hoặc để trốn thốt sẽ phải chịu hình phạt nặng hơn những hình phạt được quy định trong phần đó, một nửa trong số đó theo Phần 336 bis.19

Nghiên cứu pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới (Việt Nam, Nga, Trung Quốc, Thái Lan) về tội trộm cắp tài sản, chúng ta nhận thấy một số điểm sau :

- Thứ nhất, tồn tại hai khuynh hướng khác nhau trong văn bản pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản. Khuynh hương thứ nhất không đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tội trộm cắp tài sản mà mặc nhiên thừa nhận nó. Khuynh hướng thứ hai có quy phạm định nghĩa về khái niệm tội trộm cắp tài sản.

- Thứ hai, về giá trị tài sản chiếm đoạt cũng chia làm hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất là không đưa ra giá trị tài sản chiếm được là bao nhiêu để định tội, mà chỉ cần có hành vi chiếm đoạt này là đã phạm tội này. Khuynh hướng thứ hai là đưa ra giá trị tài sản chiếm đoạt tối thiểu, xác định ranh giới giữa hành vi vi phạm hành chính với hành vi phạm tội.

Tóm lại, qua nghiên cứụ các quy định về tội trộm cắp tài sản trong luật sự một số nước trên thế giới cho thấy quy định về tội trộm cắp tài sản trong BLHS năm 2017 có nhiều điểm giống và khác nhau so với BLHS của một số nước đã nghiên cứu. Với các ưu điểm và hạn chế của quy định tội trộm cắp tài sản trong BLHS Lào so vởi các quy định, tương ứng của BLHS một số nước như đã phân tích nêu trên, điều này sẽ gợi ý những đề xuất hoàn thiện quy định về tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Lào. Những vấn đề đặt ra như : có nên quy định những điểm xấu về nhân thân là dấu hiệu, của tội trộm cắp tài sản hay khơng ? có nên quy định dấu hiệu “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”, “tài sản là di vật, cổ vật” vào trong cấụ thành cơ bản của tộỉ trộm cắp tài sản như quy định trong BLHS năm 2015 của Việt Nam hay không là những vấn đề gợi ra khi so sánh với BLHS các nước khác, trong đó có Lào. Đương nhiên, khi quy đinh và hoàn thiện tội trộm cắp tài sản trong BLHS Lào cần đòi hỏi thêm các yêu cầu khác sẽ được làm rõ ở Chương 2 của Luận văn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy đến nay, Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ban hành 03 bộ luật hình sự, đó là Bộ luật Hình sự năm 1990, năm 2005 và năm 2017. Tội trộm cắp tài sản được quy định tại các bộ luật hình sự này được nhà các nhà lập pháp thể hiện dưới dạng quy định giản đơn và có cấu thành tội phạm hình thức, nghĩa là chỉ nêu tội danh, không mô tả hành vi phạm tội và tội phạm hoàn thành khi thực hiện hành vi, hậu quả của hành vi phạm tội có ý nghĩa là tình tiết định khung hình phạt khơng có ý nghĩa định tội danh. Tại chương một, Luận văn đã nêu lên những vấn đề pháp lý và lý luận của tội trộm cắp tài sản; so sánh tội trộm cắp tài sản với một số tội hình sự trong BLHS Lào năm 2017; quy định về hình phạt của tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự của một số nước như Việt Nam, Liên Bang Đức, Trung Quốc, Thái Lan. Bộ luật Hình sự năm 2017 đã quy định các mức hình phạt khác nhau của trộm cắp tài sản tùy vào các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự khác nhau.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN PHẠM VI TỒN QUỐC VÀ THỦ ĐƠ VIÊNG CHĂN

2.1. Khái quát tình hình xét xử tội trộm cắp tài sản trên cả nước và thủ đô Viêng Chăn trong những năm gần đây

“Thực trạng của tình hình tội phạm là số lượng các tội phạm đã được thực hiện và những người thực hiện các tội phạm đó ở một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định” 20

Thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là những thông số chỉ về số lượng vụ án và số người phạm tội đã thực hiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong một thời gian nhất định trên một địa bàn nhất định. Tổng số các tội phạm đã thực hiện bao gồm: số lượng các tội phạm đã bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử về hình sự và số lượng các vụ án và người phạm tội đã xảy ra mà chưa bị phát hiện, chưa bị xử lý về hình sự, chưa có thống kê hình sự gọi là hình hình tội phạm ẩn.

Bảng 2.1: Thực trạng của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản giai đoạn 2015 – 2019 trong tình hình tội phạm chung ở CHDCND Lào

Năm

Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn

cả nước

Tình hình tội TCTS trên địa bàn thủ đô

Viêng Chăn Tỉ lệ Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Tỉ lệ về số vụ (%) Tỉ lệ về số bị cáo (%) 2015 983 1.042 63 96 6,41 9,21 2016 1.358 1.450 73 142 5,37 9,79 2017 1.130 1.193 80 164 7,08 13,74 2018 1.333 1.415 57 92 4,28 6,50 2019 1.233 1.310 87 153 7,06 11,68 Cộng 6.037 6.410 360 647 5,96 10,09

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tòa án Nhân dân tối cao qua các năm, năm 2019

Qua các thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân tỉnh thủ đô Viêng Chăn cho thấy, thực trạng của tình hình tội trộm cắp tài sản trong 5 năm gần đây (2015 – 2019) diễn biến khá phức tạp, có chiều hướng tăng, giảm thất thường. Trong thời gian 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, Tòa án nhân dân các tỉnh, thành đã xử 6.037 vụ án hình sự, trong đó có 360 vụ phạm vào tội trộm cắp tài sản và chiếm tỉ lệ 5,96%, với 647 bị cáo, chiếm 10,09%. Như vậy mỗi năm có khoảng trung bình 52 vụ án và trên dưới 125 người bị xét xử về tội trộm cắp tài sản.

Thực trạng của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thủ đơ Viêng Chăn cịn được thể hiện ở hệ số tình hình tội phạm là số vụ trộm cắp tài sản trên 100.000 dân. Qua các số liệu thống kê bảng số 2 cho thấy hệ số tình hình tội phạm trung bình là 8,49 vụ/100.000 dân, nghĩa là trong 100.000 dân sống tại thủ đơ Viêng Chăn có hơn 8 vụ trộm cắp tài sản. Đây có thể coi là tỉ lệ khá lớn so với các tội phạm hình sự khác.

Bảng 2.2: Hệ số tình hình tội trộm cắp tài sản tại thủ đơ Viêng Chăn

Năm Số vụ án TCTS Dân số của thành phố Hệ số tình hình tội phạm TCTS/100.000 dân 2015 63 835.037 7,54 2016 73 841.663 8,67 2017 80 849.354 9,41 2018 57 852.920 6,68 2019 87 859.126 10,12 Hệ số TB 360 4.238.100 8,49

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tòa án Nhân dân tối cao, Sở Nội vụ Viêng Chăn qua các năm, năm 2019

Hệ số tình hình tội trộm cắp tài sản tại thủ đơ Viêng Chăn có sự thay đổi qua từng năm của giai đoạn 2015 – 2019. Năm 2019 là năm có số vụ án trộm cắp tài sản cao nhất trong giai đoạn này với 87 vụ và hệ số là 10,12 vụ/100.000 dân. Trước đó, năm 2018 là năm có số vụ án trộm cắp tài sản thấp nhất trong giai đoạn này với 57 vụ và hệ số là 6,68 vụ/100.000 dân. Nếu tính trung bình cho cả giai đoạn 2015 – 2016, hệ số tình hình tội phạm TCTS/100.000 dân là 8,49 vụ/100.000 dân, tổng số vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn thủ đơ Viêng Chăn là 360 vụ.

Để đánh giá một cách khách quan, tồn diện tình hình tội trộm cắp tài sản tại thủ đơ Viêng Chăn, ngồi thống kê về số vụ án, đối tượng phạm tội ở trên cần xem xét vụ án đã khám phá, số đối tượng bị phát hiện, song chưa đủ yếu tố cấu thành để đưa ra xét xử. Số liện này được ghi nhận trong thống kê của Viện Kiểm sát và của cơ quan cơng an. Thống kê hình sự của hai cơ quan này phản ánh đầy đủ hơn về thực trạng tội phạm so với thống kê hình sự của tịa án. Vì nó tính đến các tội phạm đã được ghi trong sổ, trong đó có cả những vụ án chưa phát hiện người phạm tội; chưa chứng minh được các bị can phạm tội và cả những vụ đã chứng minh được người phạm tội nhưng không cần thiết phải đưa ra xét xử.

Bảng 2.3: Tình hình truy tố và xét xử các vụ án về trộm cắp tài sản tại thủ đô Viêng Chăn từ năm 2015 - 2019

Năm

Số hồ sơ thụ lý Đã giải quyết

Số vụ Số bị can Quyết định truy tố Đình chỉ điều tra Tạm đình chỉ điều tra

Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can

2015 68 104 64 99 1 3 0 0 2016 79 156 73 142 0 0 0 0 2017 87 175 82 164 0 0 2 5 2018 64 102 57 92 0 0 0 0 2019 92 168 88 157 2 4 1 03 Tổng cộng 390 705 366 662 3 7 3 8

Nguồn: Báo cáo tổng kết của TAND Viêng Chăn qua các năm, năm 2019

Số liệu về tội trộm cắp tài sản trong giai đoạn 2015 - 2019 trong bảng 3 đã phản ánh: Đã có 3 vụ án và 7 bị can bị đình chỉ điều tra; 3 vụ án và 8 bị can bị tạm đình chỉ để điều tra. Nguyên nhân là do tình hình tội phạm trộm cắp tài sản chiếm tỉ lệ khá cao với các loại tội phạm hình sự khác.

2.2. Thực tiễn định tội danh tội trộm cắp tài sản

2.2.1. Thực tiễn định tội danh tội trộm cắp tài sản theo cấu thành tội phạm cơ bản

Cấu thành cơ bản của tội trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 231 BLHS. Thực tiễn định tội danh tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thủ đô Viêng

Chăn trong những năm vừa qua cho thấy đa số tòa án đều định tội danh đúng theo các dấu hiệu của các yếu tố cấu thành tội phạm và điều này được thể hiện thông qua rất nhiều các vụ án về tội trộm cắp tài sản. Chẳng hạn:

Bản án số 1295/2019/HSST ngày 18/12/2019

Phiên tòa xét xử diễn ra lúc 10 giờ sáng ngày 18 tháng 12 năm 2019 tại TAND thủ đô Viêng Chăn để xát xử sơ thẩm theo bản cáo trạng số 914/VKS ngày 30/8/2019

Bị cáo gồm có:

- Bị cáo 1: Thạo Đăm, 35 tuổi, quốc tịch Lào, nghề nghiệp: tự do, địa chỉ: bản May, quận SiKhotTaBong thủ đô Viêng Chăn

- Bị cáo 2: Thạo Tộn 33 tuổi, quốc tịch Lào, nghề nghiệp: tự do, địa chỉ: bản May, quận SiKhotTaBong thủ đô Viêng Chăn

- Bị cáo 3: Thạo Đên Bunmyxay, 28 tuổi, địa chỉ tạm trú tại bản

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 39 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)