- Vụ án thứ hai:
6 Lê Minh Phước (2011), Định tội danh đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tộ
2.1. Quy định của pháp luật hình sự về giá trị tài sản do người khác phạm tội mà có trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Hiện nay, Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc tồn bộ tài sản.
Phân tích quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, hiện nay ngồi quy định tại Điều 323 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể thấy:
Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản do người khác phạm tội mà có. “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ơ để mua). Trong đó, “Tài sản” bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật
không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản7.
Trường hợp tài sản do phạm tội mà có là ma túy, tiền chất ma túy, pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí, cơng cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, hàng cấm, hàng giả, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng thì người thực hiện hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó sẽ bị xử lý về tội phạm tương ứng mà không xử lý về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có8. Nghĩa là tài sản ở đây được hiểu là không phải tất cả
các loại tài sản theo nghĩa thơng thường mà chỉ có một số loại tài sản mới được coi là đối tượng tác động của loại tội phạm này. Hàng cấm (ma túy, pháo nổ, vũ khí...) đã được BLHS quy định là đối tượng tác động của các tội phạm khác mà khơng được coi là tài sản, vì thế, người chứa chấp hoặc tiêu thụ các loại hàng cấm do người khác phạm tội mà có thì sẽ khơng coi là phạm tội này, mà tùy vào tính chất của đối tượng được chứa chấp và tiêu thụ để truy cứu trách nhiệm hình sự của người đó về các tội danh tương ứng được quy định trong BLHS.
7 Khoản 1, 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 ngày 30/11/2011