Thái Chí Bình (2012), tlđd (3), tr.30.

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự việt nam (Trang 37 - 41)

- Vụ án thứ ba:

13 Thái Chí Bình (2012), tlđd (3), tr.30.

tài sản”, nhưng ở đây do A chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên A khơng

bị truy tố về tội “Cướp tài sản”. Đối với D, do D biết A chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên A sẽ khơng bị truy tố thì đương nhiên D cũng khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Ý kiến khác lại cho rằng: Đồng tình với quan điểm trên, vì tội “Cướp tài

sản” là tội có cấu thành hình thức nhưng ở đây do A chưa đến tuổi chịu trách

nhiệm hình sự nên A khơng bị truy tố về tội “Cướp tài sản”. Còn đối với D, mặc dù D biết A chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng D biết rõ tài sản kia là tài sản do A thực hiện hành vi cướp tối hơm trước của B mà có nên D phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Như vậy, mới đáp ứng được yêu cầu của cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm, tránh việc lợi dụng trẻ em vào việc thực hiện hành vi phạm tội.

Cuối cùng người có quan điểm này đề xuất đối với các tội phạm có cấu thành vật chất thì tài sản mà người chứa chấp hoặc tiêu thụ phải có giá trị đủ yếu

tố cấu thành cơ bản của tội danh tương ứng của người có hành vi phạm tội. Đối

với các tội có cấu thành hình thức thì khơng bắt buộc định lượng giá trị tài sản

chứa chấp hoặc tiêu thụ phải đủ 2.000.000 đồng mà chỉ cần hành vi của người

phạm tội đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu

thụ tài sản phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này14.

Như vậy, cũng như vướng mắc thứ nhất, vướng mắc trong trường hợp này được đặt ra là cần nghiên cứu để quy định giá trị tài sản (định lượng) là đối tượng tác động của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, để có thể phân biệt trường hợp chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà bị coi là tội phạm với trường hợp chỉ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật hành chính.

2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về giá trị tài sản do người khác phạm tội mà có trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản sản do người khác phạm tội mà có trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Như đã phân tích tại Mục 1.2 của Luận văn, vướng mắc trong thực tiễn áp được đặt ra là cần nghiên cứu để quy định giá trị tài sản (định lượng) là đối

14 Vũ Thành Long (2013), “Thực tiễn định tội danh “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo điều 250 Bộ luật hình sự”, Tạp chí Kiểm sát số 13, tr.31. mà có” theo điều 250 Bộ luật hình sự”, Tạp chí Kiểm sát số 13, tr.31.

tượng tác động của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, để có thể phân biệt giữa trường hợp chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có - bị coi là tội phạm với trường hợp chỉ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật hành chính.

* Nguyên nhân của vướng mắc nêu trên xuất phát từ lý do nhà làm luật khi xây dựng cấu thành cơ bản của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chưa quy định định lượng về tài sản là đối tượng tác động của tội này là dấu hiệu định tội nên khó phân biệt trường hợp nào cần xử lý hình sự và trường hợp nào cần xử lý vi phạm hành chính.

Để khắc phục vướng mắc đã nêu liên quan đến đối tượng tác động của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tác giả đề xuất giải pháp như sau:

Thứ nhất, theo quan điểm của cá nhân tác giả, để giải quyết các ý kiến trái

chiều liên quan đến việc nên hay không nên quy định yếu tố định lượng tối thiếu của tài sản làm dấu hiệu định tội của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, thiết nghĩ cần thừa nhận phương án dựa vào cấu thành tội phạm để quy định yếu tố định lượng giá trị của tài sản hay khơng. Theo đó, tác giả đồng tình với phương án đối với các tội phạm có cấu thành vật chất thì tài sản mà người chứa chấp hoặc tiêu thụ phải có giá trị đủ yếu tố cấu thành

cơ bản của tội danh tương ứng của người có hành vi phạm tội. Đối với các tội có cấu thành hình thức thì khơng bắt buộc định lượng giá trị tài sản chứa chấp hoặc tiêu thụ phải đủ 2.000.000 đồng mà chỉ cần hành vi của người phạm tội đủ

yếu tố cấu thành tội phạm thì người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giữa Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có sự chồng chéo khi cùng quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi tiêu thụ tài sản dưới dạng “Cầm cố” tài sản do người khác phạm tội mà có, tác giả đề nghị cần quy định giá trị tối thiểu của tài sản được chứa chấp, tiêu thụ để làm cơ sở phân định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có để từ đó áp dụng trách nhiệm pháp lý phù hợp. Theo đó, cần bổ sung yếu tố định lượng đối

với tài sản là đối tượng tác động của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có để việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Nếu tài sản chứa chấp hoặc tiêu thụ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp đặc biệt thì áp dụng BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, nếu giá trị tài sản chứa chấp hoặc tiêu thụ dưới 2.000.000 đồng mà không thuộc các trường hợp đặc biệt sẽ áp dụng Nghị định số 167/2013/NĐ-CP để xử phạt vi phạm hành chính. Vì vậy, tác giả kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 323 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015

Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt

tiền từ 10.000.000 đồng đến

100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết là do người khác phạm tội mà có mà tài sản,

vật phạm pháp trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng15 nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì

bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

15 Tác giả đề xuất mức tối thiểu là 2.000.000 đồng vì đối chiếu với một số tội xâm phạm về sở hữu thì BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng quy định mức giá trị tài sản tối thiểu bị chiếm đoạt là 2.000.000 đồng 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng quy định mức giá trị tài sản tối thiểu bị chiếm đoạt là 2.000.000 đồng như Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172), Tội trộm cắp tài sản (Điều 173), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)…

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)