- Vụ án thứ ba:
12 Trần Thị Ngọc Hiếu (2016), “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng 9, tr.10.
bởi theo tác giả giá trị tài sản mà N chứa chấp, tiêu thụ trong trường hợp này chưa đến mức nguy hiểm “Đáng kể” cho xã hội. Trừ trường hợp, nếu N nhiều lần biết H lấy trộm tiền của gia đình bà B nhưng vẫn thản nhiên nhận và tiêu xài thì hành vi của N mới đủ “Nguy hiểm cho xã hội” để truy cứu về tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
Quan điểm thứ hai cho rằng lập luận trên chưa hợp lý vì chưa thấy được
tính nguy hiểm của tội phạm vượt trội so với các vi phạm pháp luật khác. Trong tội này, đối tượng tác động của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có nguồn gốc từ hành vi phạm tội của người khác. Với ý nghĩa là đối tượng có được do phạm tội mà có thì tài sản trong tội này có được từ bất cứ tội nào chứ không chỉ riêng đối với các tội xâm phạm sở hữu. Trong khi đó, định lượng tài sản trong mỗi tội theo BLHS là khác nhau, có tội khơng quy định về định lượng. Thêm nữa, giá trị pháp lý của tài sản trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khơng phải ở việc nó có giá bao nhiêu mà là ở giá trị chứng minh và ý nghĩa của nó đối với tội phạm mà người khác thực hiện. Do đó, điều luật không nêu định lượng đối với tài sản trong cấu thành cơ bản của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có là phù hợp13.
Quan điểm thứ ba là sự dung hòa của hai quan điểm trên. Để chứng minh
cho nhận định của mình, quan điểm này đưa ra ví dụ như sau:
Khoảng 22 giờ ngày 20/6/2011, A có hành vi dùng vũ lực cướp của B một chiếc đồng hồ trị giá 1.000.000 đồng. Ngày hôm sau, A đã mang chiếc đồng hồ này bán cho D và nói với D là mình cướp được của B đêm hôm trước. Hành vi của A bị phát hiện, nhưng do A chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên A không bị truy tố, xét xử về Tội “Cướp tài sản”, cịn D vì quen biết với A nên D cũng biết rõ là A chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Vậy hành vi của D có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” hay khơng?
Ý kiến thứ nhất cho rằng: Tội “Cướp tài sản” là tội có cấu thành hình thức
cho nên tài sản dù chỉ là một chiếc đồng hồ trị giá 1.000.000 đồng nhưng nếu như A là người có năng lực trách nhiệm hình sự thì A sẽ bị truy tố, xét xử về tội “Cướp