Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự việt nam (Trang 41 - 45)

- Vụ án thứ ba:

a. bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

về hành vi này mà còn vi phạm; b. Đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.

Cơ sở để đề xuất sửa đổi, bổ sung cấu thành cơ bản của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại Điều 323 BLHS năm 2015 như trên xuất phát từ các cơ sở:

- Thứ nhất, nhằm đảm bảo phân biệt tội này với trường hợp chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ là vi phạm hành chính.

- Thứ hai, quy định về giá trị tài sản do người khác phạm tội mà có giúp cho tội phạm này thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể, bởi vì khoản 2 Điều 8 BLHS quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng

tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì khơng phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.” Hơn nữa đối với tội phạm này, nếu tội

phạm nguồn có định lượng về đối tượng tác động khác nhau như vẫn còn dấu hiệu “Do người khác phạm tội mà có” – thì tội phạm nguồn phải đủ định lượng về đối tượng tác động thì mới xử lý hình sự về tội này.

- Thứ ba, Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại Điều 323 BLHS có khách thể trực tiếp là xâm phạm trật tự cơng cộng và nó có tính độc lập tương đối với tội phạm nguồn. Do đó, việc quy định giá trị tài sản do người khác phạm tội mà có (định lượng) trong tội phạm này ở một mức độ tối thiểu nhất định để định tội vẫn đảm bảo tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.

Bên cạnh kiến nghị sửa đổi, bổ sung dấu hiệu định tội của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nêu trên, tác giả cũng kiến nghị TAND Tối cao có văn bản hướng dẫn về giá trị tài sản do người khác phạm tội mà có của tội này cho đồng bộ với sửa đổi, bổ sung nêu trên như sau:

Trong trường hợp người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhiều lần hoặc có tính chất liên tục thì giá trị tài sản do người khác phạm tội mà có được tính là tổng giá trị tài sản, vật phạm pháp của các lần phạm thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có. Nếu tổng giá trị tài sản, vật phạm pháp này có đủ mức quy định tại khoản 1 Điều 323 BLHS thì truy cứu trách nhiệm hình về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội.

Cơ sở để hướng dẫn nêu trên xuất phát từ cơ sở lý luận về việc xác định giá trị đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp phạm tội nhiều, tội liên tục mà trên thực tế cũng đã được TAND Tối cao hướng dẫn về xác định tài sản, vật phạm pháp trong các văn bản hướng dẫn về các tội xâm phạm sở hữu, tội đánh bạc...

Kết luận Chương 2

Từ những vấn đề đã trình bày trong Chương 2 của luận văn, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bao gồm hai tội danh riêng biệt là hành vi “Chứa chấp” và hành vi “Tiêu thụ” tài sản do người khác phạm tội mà có. Theo đó, “Chứa chấp tài sản” là một trong các hành vi sau đây: cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo quản tài sản đó. Cịn “Tiêu thụ tài sản” là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.

2. Mặc dù đã có những quy định hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như Thơng tư liên tịch số 09. Tuy nhiên, các văn bản này hướng dẫn dựa trên cơ sở của BLHS năm 1999 nên có nhiều nội dung khơng phù hợp với quy định mới trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng vẫn còn những hạn chế nhất định như: (i) có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật khi quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; (ii) quy định về yếu tố định lượng đối với tài sản là đối tượng tác động của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cịn nhiều vướng mắc.

3. Trên cơ sở phân tích các bất cập, vướng mắc quy định về giá trị tài sản do người khác phạm tội mà có trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với dấu hiệu này dưới hình thức kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của Điều 323 BLHS và hướng dẫn áp dụng quy định về giá trị tài sản do người khác phạm tội mà có.

KẾT LUẬN CHUNG

Khoản 3 Điều 4 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định “Mọi cơng dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm”. Do vậy, khi biết được người khác có hành vi phạm tội, mọi người phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật. Do đó, đối với những hành vi vi phạm những nguyên tắc này như hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì đã gây ra những cản trở nhất định cho q trình đấu tranh, phịng chống tội phạm.

Hiện nay, pháp luật hình sự nước ta đã xây dựng được khung pháp lý khá đầy đủ để xử lý các cá nhân có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tuy nhiên, quy định pháp luật và thực tiễn xét xử vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến việc định tội danh cũng như áp dụng các dấu hiệu có liên quan khi xét xử tội danh này. Do vậy, việc nghiên cứu về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về tội danh này, nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm này trong thực tiễn.

Tác giả hy vọng các nội dung được trình bày trong Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các bạn sinh viên, các nhà nghiên cứu và những người làm công tác thực tiễn khi nghiên cứu và áp dụng pháp luật về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)