Đặc điểm của chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án

Một phần của tài liệu Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 26 - 28)

Từ khái niệm nêu trên, có thể rút ra được hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tồ án có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, chủ thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án phải là Thẩm

phán hoặc Hội đồng xét xử của Toà án cấp sơ thẩm.

Tịa án có thể xem xét để ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở một trong hai thời điểm: trước thời điểm mở phiên tòa và khi đang mở phiên tòa xét xử vụ án. Sau khi thụ lý hồ sơ của Viện kiểm sát truy tố, nếu có một trong các căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015 thì Thẩm phán chủ tọa phiên tịa có thể ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong giai

đoạn chuẩn bị xét xử, quyết định này do Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tịa ban hành, nếu tại phiên tồ mới phát hiện ra các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015 thì việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung do Hội đồng xét xử quyết định17.

Thứ hai, chủ thể tiếp nhận hồ sơ Toà án trả để điều tra bổ sung là Viện

Kiểm sát - cơ quan ra quyết định truy tố.

Chủ thể trả hồ sơ điều tra bổ sung và chủ thể nhận hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử khác với việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố. Trong giai đoạn truy tố, chủ thể trả hồ sơ là Viện kiểm sát và chủ thể nhận là Cơ quan điều tra nơi ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Cịn trong giai đoạn xét xử thì chủ thể trả hồ sơ là Tòa án và chủ thể nhận hồ sơ là Viện kiểm sát. Trong trường hợp Viện kiểm sát nhận yêu cầu điều tra bổ sung của Tịa án thì Viện kiểm sát có thể xem xét để tự mình thực hiện các hoạt động điều tra bổ sung, nếu Viện kiểm sát thấy không thể tự mình thực hiện các hoạt động điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát lại tiếp tục trả hồ sơ về cho CQĐT để CQĐT trực tiếp tiến hành điều tra bổ sung .

Thứ ba, chỉ được trả hồ sơ điều tra bổ sung khi thuộc trường hợp quy định

tại Khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015.

Hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tịa án chỉ được thực hiện khi có các căn cứ do BLTTHS quy định tại Khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015.

Để tránh tình trạng kéo dài việc giải quyết vụ án, Toà án chỉ xem xét để yêu cầu trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung nếu xét thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng dùng để chứng minh những vấn đề được quy định trong BLTTHS. Những chứng cứ này có ý nghĩa quyết định đến tồn bộ nội dung vụ án và phải có một điều kiện là những chứng cứ này khơng thể bổ sung được tại phiên tồ. Chẳng hạn như những chứng cứ liên quan đến việc định tội hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt của bị cáo.

Tịa án cũng có thể xem xét để trả hồ sơ điều tra bổ sung nếu xác định có căn cứ cho rằng ngồi hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm; hoặc có căn cứ cho rằng cịn có

17

đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Ngồi ra, đối với trường hợp phát hiện có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố. Có thể hiểu một cách đơn giản, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là những vi phạm do việc các cơ quan có thẩm quyền THTT khơng làm hoặc làm không đúng với quy định của pháp luật ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Một phần của tài liệu Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 26 - 28)