Mục đích và ý nghĩa của chế định Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Một phần của tài liệu Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 28 - 31)

bổ sung

Mục đích của chế định Tịa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Mục đích của điều tra bổ sung là để xác minh đầy đủ tội phạm và người phạm tội. Đó là các trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ mà thấy rằng bị cáo còn phạm tội khác hoặc cần định tội danh nặng hơn đối với tội đã bị truy tố hoặc qua hồ sơ thấy có người khác phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ án…

Vì vậy, việc Tịa án u cầu điều tra bổ sung nhằm tránh việc đưa ra xét xử vụ án mà bỏ sót tội phạm và người phạm tội hoặc định tội danh không phù hợp với mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Đồng thời, khắc phục những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như: “Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định cần phải thay đổi18; Không chỉ định, thay đổi hoặc chấm dứt việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định19…”

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là nhằm bảo đảm tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội. Qua việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng đánh giá những nguyên nhân của những vấn đề đã làm được và những tồn tại. Một mặt, vừa kịp thời sửa chữa, khắc phục những tồn tại đó, mặt khác giúp tích luỹ thêm được những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử.

18 Điểm i Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP;

19

Chức năng chính của Tồ án là xét xử. Do đó, mọi chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được điều tra, thu thập trong hồ sơ vụ án là căn cứ để Toà án xem xét, kiểm tra nhằm đưa ra những phán quyết khách quan phù hợp với quy định của pháp luật. Tất cả những thông tin, tài liệu, đồ vật thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố đều được đưa ra xem xét cơng khai tại phiên tồ thơng qua phần tranh tụng, xét xử dựa vào kết quả điều tra, truy tố và hoạt động buộc tội chính thức của Viện kiểm sát tại phiên tồ. Mặt khác, việc xét xử khơng thể bỏ qua kết quả thẩm tra công khai, công bố các chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã thu thập được tại phiên tồ do cả phía buộc tội (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, người bị hại) và phía bào chữa gỡ tội đưa ra (bị can, bị cáo, người bào chữa, nhân chứng gỡ tội...) và đặc biệt là kết quả tranh tụng công khai tại phiên tồ sẽ đem lại cho Tồ án có được phán quyết chính xác vì bản án, quyết định của Tịa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa20.

Ý nghĩa của việc Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Chế định Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một chế định quan trọng trong pháp luật TTHS, bởi lẽ chế định này đồng thời thể hiện mối quan hệ chế ước và phối hợp giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong quan hệ tố tụng. Khi giải quyết mối quan hệ trên có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tố tụng cơ bản, quan trọng khác là quyền bào chữa.

Trước hết, cần nhấn mạnh ý nghĩa chính trị - pháp lý của việc Tịa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong toàn bộ hoạt động TTHS. Ý nghĩa này thể hiện ở chỗ đây là một chế định pháp luật cần thiết, là hoạt động tố tụng bình thường nhưng có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố tuân thủ theo các quy định của pháp luật, đảm bảo việc xét xử VAHS đúng đắn, khách quan, toàn diện, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS. Qua việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, các CQTHTT và những người tiến hành tố tụng đánh giá những nguyên nhân của những vấn đề đã làm được và những tồn tại. Mặt khác vừa kịp thời sửa chữa, khắc phục những tồn tại đó, một mặt tích lũy thêm những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

20

Tiếp theo, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn xét xử, thể hiện ở các mặt như sau:

Thẩm phán thông qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, phát hiện những thiếu sót, vi phạm của Viện kiểm sát, hoàn thiện hồ sơ để đảm bảo việc xét xử của Hội đồng xét xử. Trong hoạt động TTHS hiện nay của hệ thống pháp luật nước ta, hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm đảm bảo cho hoạt động xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Theo nguyên tắc các chức năng tố tụng, nghĩa vụ chứng minh tính căn cứ của các hoạt động truy tố thuộc về cơ quan buộc tội, cụ thể là thuộc chức năng của Kiểm sát viên, thực tiễn hoạt động tố tụng của nước ta hiện nay, nghĩa vụ trên một phần thuộc về Hội đồng xét xử. Do đó, trả hồ sơ để điều tra bổ sung là hoạt động tố tụng của Thẩm phán (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử), của Hội đồng xét xử (tại phiên tịa) có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc chứng minh tội phạm, đảm bảo hoạt động xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Tòa án xét xử đánh giá chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu, đồ vật do cơ quan buộc tội (cụ thể là Viện kiểm sát) đã thu thập và những chứng cứ tài liệu, đồ vật do chủ thể thực hiện chức năng bào chữa cung cấp.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bởi lẽ, quá trình thu thập chứng cứ do CQĐT, Viện kiểm sát tiến hành ở giai đoạn điều tra, truy tố có ý nghĩa hết sức quan trọng đến việc xác định một người có tội hay khơng có tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS và các tình tiết khác có liên quan đến vụ án, quá trình chứng minh tội phạm, các vấn đề cần phải giải quyết trong VAHS.

Theo quy định của pháp luật thì Tịa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử21. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa khi Viện kiểm sát ra quyết định truy tố thì Tịa án phải tiến hành việc xét xử. Tòa án chỉ mở phiên tòa để xét xử vụ án khi hồ sơ vụ án có đầy đủ những chứng cứ, tài liệu được thu thập đúng

21

trình tự thủ tục do pháp luật quy định hoặc thiếu những chứng cứ do không thể thu thập được mà khơng ảnh hưởng đến việc xét xử. Chính vì vậy, việc Tịa án

Một phần của tài liệu Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 28 - 31)