về chế định Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung
2.2.1. Một số vướng mắc liên quan đến quy định Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Trong 04 năm (từ năm 2014 đến năm 2017 – thời gian này BLTTHS năm 2003 vẫn đang có hiệu lực thi hành), Viện kiểm sát các cấp đã quyết định truy tố chuyển Tòa án xét xử sơ thẩm 322.760 vụ. Tòa án đã trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung là 12.495 vụ, trong đó có 4057 vụ = 32% không được Viện kiểm sát chấp nhận, Viện kiểm sát chấp nhận 8438 vụ/322.760 vụ Viện kiểm sát đã quyết định truy tố, chiếm tỷ lệ 2.6%, trong đó:
Tội phạm về an ninh quốc gia: 8/8438; Tội phạm về trật tự xã hội: 4219/8438; Tội phạm về kinh tế: 1181/8438; Tội phạm về ma túy: 2771/8438; Tội phạm về tham nhũng : 210/8438;
Tội phạm về xâm phạm hoạt động tư pháp: 49/8438;
Số vụ Tòa án trả điều tra bổ sung trên 02 lần là 381 vụ; Tòa án trả điều tra bổ sung 2 lần là 1473 vụ.
Năm 2018 (thời gian BLTTHS năm 2003 hết hiệu lực thi hành và BLTTH năm 2015 có hiệu lực thi hành), Viện kiểm sát các cấp đã quyết định truy tố chuyển Tòa án xét xử sơ thẩm 83.118 vụ. Tòa án đã trả hồ sơ cho Viện kiểm sát
để điều tra bổ sung là 2343 vụ, trong đó có 210 vụ = 9% khơng được Viện kiểm sát chấp nhận, Viện kiểm sát chấp nhận 2133 vụ/83.118 vụ Viện kiểm sát đã quyết định truy tố, chiếm tỷ lệ 2.57%, trong đó:
Tội phạm về an ninh quốc gia: 3/2133; Tội phạm về trật tự xã hội: 1024/2133; Tội phạm về kinh tế: 341/2133;
Tội phạm về ma túy: 692/2133; Tội phạm về tham nhũng : 52/2133;
Tội phạm về xâm phạm hoạt động tư pháp: 14/2133;
Số vụ Tòa án trả điều tra bổ sung trên 02 lần là 105 vụ; Tòa án trả điều tra bổ sung 2 lần là 421 vụ.
Từ số liệu nêu trên ta thấy số lượng vụ án Tòa án trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung hàng năm vẫn chiếm tỷ lệ nhất định trên tổng số lượng các vụ án hình sự thụ lý, giải quyết. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung là do những quy định liên quan đến chế định này chưa rõ ràng, cịn vướng mắc hoặc cịn có nhiều cách hiểu khác nhau. Sau đây tác giả xin nêu ra một số vướng mắc cơ bản như sau:
Thứ nhất, về các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án
Mặc dù, BLTTHS năm 2015 có những quy định về chế định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung của Tịa án hồn thiện hơn so với BLTTHS năm 2003 về những căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhưng vẫn chưa khắc phục hết những hạn chế, thiếu sót để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.
- Như đã phân tích ở trường hợp 1 phần 2.1.2, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015, Tịa án có quyền ra quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong các vấn đề quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015. Do vậy, nếu vụ án có chủ thể bị buộc tội là pháp nhân thương mại thì khi Tịa án phát hiện cịn thiếu những chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề được quy định tại Điều 441 BLTTHS năm 2015 thì Tịa án có quyền ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ
sung hay không89. Vấn đề này chưa được BLTTHS năm 2015 đề cập đến, chỉ được quy định trong văn bản dưới luật là Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 27/12/201790. Nếu BLTTHS năm 2015 chỉ quy định về trả hồ sơ điều tra bổ sung khi thiếu một trong những chứng cứ để chứng minh những vấn đề thuộc Điều 85 BLTTHS thì Thơng tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định thêm trường hợp trả hồ sơ Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP khi thiếu một trong những chứng cứ để chứng minh những vấn đề thuộc Điều 441 BLTTHS. Như vậy, vấn đề trả hồ sơ điều tra vụ án đối với pháp nhân thương mại không quy định trong văn bản luật mà chỉ được quy định trong văn bản dưới luật.
Thêm vào đó, theo quy định của BLHS năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định không phải bất kỳ pháp nhân nào phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ có pháp nhân thương mại mới chịu trách nhiệm hình sự91
. Trong khi đó, Điều 441 BLTTHS năm 2015 quy định “Những vấn đề cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội” chứ khơng phải là “pháp nhân thương mại”. Do đó, nếu chứng cứ trong hồ sơ vụ án chưa đủ để chứng minh pháp nhân bị buộc tội là pháp nhân thương mại thì Tịa án có trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung hay không. BLTTHS chưa quy định rõ ràng vấn đề này và giữa BLHS và BLTTHS không thống nhất về mặt nhận thức nên sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng quy định pháp luật vào thực tiễn.
- Trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015, mặc dù BLTTHS năm 2015 đã thể hiện sự chính xác về kỹ thuật xây dựng văn bản hơn so với BLTTHS năm 200392
bằng cách thay bằng cụm từ “ngồi hành vi … cịn thực hiện hành vi khác…”93
và thêm một căn cứ “có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can”94. Tuy nhiên, với quy định này thì vấn đề đặt ra là chỉ có đồng phạm hoặc chủ thể phạm tội khác là cá nhân chưa
89 https://vks.kiengiang.gov.vn/chitietbantin.aspx?MaTin=2251
90
Khoản 1 Điều 3 TTLT số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 27/12/2017
91 Khoản 2 Điều 2 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
92 Điểm b Khoản 1 Điều 179 BLTTHS năm 2003
93 Điểm b Khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015
94
được khởi tố thì Tịa án mới trả hồ sơ cho Viện kiểm sát, còn nếu đồng phạm hoặc chủ thể phạm tội khác là pháp nhân thương mại thì đồng phạm hoặc chủ thể phạm tội khác là cá nhân chưa được khởi tố thì Tịa án có trả hồ sơ điều tra bổ sung hay khơng? Trong khi đó, theo quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì chủ thể phạm tội bao gồm cá nhân và pháp nhân thương mại.
Thứ hai, về thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án.
Như đã trình bày ở trên, Khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định nội dung “Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung”, còn nội dung Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung lại được quy định tản mạn ở trong những điều luật khác có liên quan. Để dễ hiểu và thống nhất hơn về mặt kỹ thuật lập pháp về thẩm quyền trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án, tác giả thiết nghĩ cần bổ sung vào Khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015 đối với thẩm quyền trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung của Hội đồng xét xử.
Thứ ba, về thời hạn điều tra bổ sung và gia hạn điều tra bổ sung
Kế thừa quy định của BLTTHS năm 200395, BLTTHS năm 2015 đã quy định về thời hạn để điều tra bổ sung, theo đó trường hợp hồ sơ do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung khơng q 02 tháng; cịn nếu do Tòa án trả lại hồ sơ thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Thời hạn điều tra bổ sung được tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ vu án và yêu cầu điều tra96.
Như đã phân tích trong phần 2.1.3.3 thì quy định về thời hạn trả điều tra bổ sung quá ngắn và quy định chung chung, khơng có sự phân hóa về loại tội và tính chất phức tạp của từng vụ án, dẫn đến khó khăn cho CQĐT trong việc thực hiện yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án khi mà VKS không thể tự mình bổ sung được. Do đó, cần quy định thời hạn điều tra bổ sung dựa vào sự phân hóa về loại tội phạm và tính chất phức tạp của vụ án; Đồng thời bổ sung quy định về gia hạn thời hạn điều tra bổ sung trong những trường hợp cần thiết.
Thứ tư, về trách nhiệm chuyển giao hồ sơ trả điều tra bổ sung
95 Khoản 2 Điều 121 BLTTHS năm 2003
96
BLTTHS chỉ quy định trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Tòa án phải giao hồ sơ cho Viện kiểm sát97. Nhưng chưa có quy định về thời hạn Viện kiểm sát phải chuyển giao hồ sơ cho CQĐT để thực hiện yêu cầu trả điều tra bổ sung của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát khơng tự mình bổ sung được. Trong thực tế có nhiều vụ án, Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung nhưng Viện kiểm sát khơng tự mình bổ sung được mà phải trả hồ sơ cho CQĐT, một thời gian sau Viện kiểm sát mới chuyển hồ sơ cho CQĐT làm ảnh hưởng đến tiến độ điều tra vụ án. Vì vậy, cần thiết bổ sung quy định trong thời gian bao lâu kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được hồ sơ do Tòa án trả lại để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát phải chuyển cho CQĐT và VKS phải có trách nhiệm thơng báo cho Tòa án biết về việc chuyển hồ sơ cho CQĐT, bởi vì Tịa án chính là chủ thể trực tiếp yêu cầu tiến hành điều tra bổ sung .
Thứ năm, về việc giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án.
Xuất phát từ quy định của BLTTHS năm 201598 và Thông tư tiên tịch số 02/2017/TTLTVKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 27/12/201799, quy định cho Viện kiểm sát có quyền xem xét tính có căn cứ của quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án. Nếu Viện kiểm sát xét thấy quyết định trả hồ sơ có căn cứ thì mới thực hiện điều tra bổ sung; Nếu Viện kiểm sát xét thấy quyết định trả hồ sơ khơng có căn cứ thì làm văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án để đưa vụ án ra xét xử. Mặc dù mục đích của quy định này được cho là nhằm tránh tình trạng trả hồ sơ tùy tiện làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án của Tịa án. Nhưng xét dưới góc độ khác, thì quy định này vơ hình chung tạo thêm quyền cho Viện kiểm sát có quyền bác quyết định của Tịa án. Thậm chí, trường hợp trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tại phiên tòa, quyết định trả hồ sơ là của tập thể HĐXX cũng có thể bị cá nhân Viện trưởng Viện kiểm sát bác bỏ.
Để phù hợp với chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát và tinh thần cải cách tư pháp đặt Tòa án là trung tâm thực hiện quyền tư pháp, cần nghiên cứu sửa đổi
97 Khoản 3 Điều 280 BLTTHS năm 2015
98 Khoản 3 Điều 280 BLTTHS năm 2015
99
quy định này theo hướng: Viện kiểm sát chỉ có quyền kháng nghị quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Tịa án100. Theo đó cần quy định thêm quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tịa án có thể bị kháng nghị theo quy định.
Thứ sáu, về trách nhiệm thông báo cho người tham gia tố tụng biết việc vụ
án được trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
BLTTHS năm 2015 hiện nay còn thiếu quy định về việc thông báo cho những người tham gia tố tụng biết về việc vụ án được điều tra bổ sung. Để quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tịa án được hồn thiện và rõ ràng hơn không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người tham gia tố tụng. Theo tác giả, cần quy định trách nhiệm thơng báo thuộc về Tịa án trực tiếp tiến hành trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải thông báo với tất cả những người tham gia tố tụng, mà chỉ thơng báo cho những đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án mà việc vụ án được trả hồ sơ để điều tra bổ sung có ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, chẳng hạn như những người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được triệu tập để tham gia phiên tịa nhưng lại khơng có mặt.
Thứ bảy, về số lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Như đã phân tích trong phần 2.1.3.3 về số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, BLTTHS chỉ cho phép Thẩm phán chủ tọa phiên tòa được trả một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả một lần. Mục đích quy định trên cũng nhằm tránh tình trạng trả hồ sơ tùy tiện làm kéo dài thời gian giải quyết của vụ án của Tịa án. Thực tế có nhiều trường hợp Tịa án trả hồ sơ nhiều lần gây khó khăn và kéo dài thời hạn giải quyết của vụ án.
Thực tiễn, vụ Lê Văn Sul và Ngơ Quốc Trung phạm tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung 03 lần, cụ thể: Lần một yêu cầu xác định rõ bị hại, đối chất và làm rõ mâu thuẫn trong lời khai của các đối tượng. Viện kiểm sát chấp nhận trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung; Lần hai yêu cầu xác định lại trị giá tài sản mà các bị cáo đã chiếm
100
đoạt. Viện kiểm sát khơng chấp nhận vì u cầu của Tịa án đã được làm rõ trong hồ sơ vụ án. Lần ba, Tòa trả hồ sơ yêu cầu bổ sung xác định lại giá trị thực của tài sản mà các bị cáo lừa đảo chiếm đoạt tính trên tồn hệ thống máy chủ của các bị cáo chứ không phải chỉ riêng khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu. Viện kiểm sát chấp nhận trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra làm rõ. Kết quả điều tra bổ sung, Viện kiểm sát giữ nguyên cáo trạng vì kết quả điều tra bổ sung khơng làm thay đổi nội dung, tính chất vụ án. Tịa án đã xét xử vụ án ra theo quyết định truy tố của Viện kiểm sát …
Có nhiều vụ án khi những vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung lần trước chưa được điều tra bổ sung hoặc đã điều tra bổ sung nhưng chưa đạt hoặc từ kết quả điều tra bổ sung làm phát sinh vấn đề mới cần điều tra bổ sung. Nếu Tịa án khơng tiếp tục trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thì việc giải quyết vụ án sẽ khơng đảm bảo khách quan, tồn diện, thiếu các chứng cứ cần thiết để buộc tội hoặc gỡ tội. Do quy định của BLTTHS về hạn chế số lần trả hồ sơ như BLTTHS nên Tịa án đã khơng tiếp tục trả hồ sơ điều tra bổ sung dẫn đến hậu quả bản án có thể bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm tuyên hủy, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can, bị cáo. Do đó, cần quy định rõ hơn để thống nhất cách hiểu về số lần Tòa