Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Tòa án khi trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Một phần của tài liệu Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 35)

lên hoạt động của Viện kiểm sát, buộc cơ quan này phải có trách nhiệm hơn khi thay mặt nhà nước để thực hiện quyền công tố.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung cịn có ý nghĩa quan trọng đến chất lượng cơng việc của Tịa án nói chung và của Thẩm phán nói riêng, thể hiện một trong những kỹ năng quan trọng nhất của Thẩm phán đó là kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị xét xử vụ án. Theo quy định việc Tịa án cấp sơ thẩm khơng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến bỏ lọt tội phạm và hậu quả là bản án, quyết định có thể bị hủy22, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Thẩm phán. Đồng thời, Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa hoặc Hội đồng xét xử chịu trách nhiệm trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khơng có căn cứ và Viện kiểm sát có văn bản giữ nguyên quyết định truy tố, sau đó Tịa án xét xử vụ án như quyết định truy tố của Viện kiểm sát23… Vì vậy, đây là tiêu chí đánh giá bản lĩnh nghề nghiệp của Thẩm phán ở khía cạnh trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

1.4. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Tòa án khi trả hồ sơ để điều tra bổ sung bổ sung

Khái niệm “quan hệ” được hiểu là sự gắn liền nào đó giữa những người hay những vật với nhau hoặc giữa người và vật khiến cho sự thay đổi, chuyển biến ở mỗi bên gây ra sự thay đổi hoặc chuyển biến ở bên kia.

Trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước của nước ta, quyền tư pháp là một bộ phận quyền lực Nhà nước, gắn bó chặt chẽ với quyền lập pháp và quyền hành pháp trong một tổng thể quyền lực nhà nước thống nhất. Vì vậy, hoạt động tư pháp là một hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước thơng qua cơng tác xét xử24 của Tịa án dựa trên các hoạt động điều tra của CQĐT và Viện kiểm sát. Giữa các cơ quan tố tụng này có mối quan hệ phối hợp và chế ước lẫn nhau

22 Điểm a, b Khoản 1 Điều 358 BLTTHS năm 2015

23 Khoản 3 Điều 15 Thông tư liên tịch số 02 /2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017

trong quá trình thực hiện quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp và được quy định trong Luật tố tụng hình sự. Cũng như trong các chế định khác trong tố tụng hình sự, mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là mối quan hệ chế ước và phối hợp.

- Mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án:

Các cơ quan THTT nói chung đều có chung một nhiệm vụ là đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và cùng có trách nhiệm là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, tôn trọng quyền và lợi ích của cơng dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy Tòa án và Viện kiểm sát thực hiện những chức năng tố tụng khác nhau, nhưng chính từ mục đích chung đó đã hình thành nên mối quan hệ phối hợp trong TTHS giữa Viện kiểm sát và Toà án như là một vấn đề tất yếu, kể cả trong hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, Viện kiểm sát và Tịa án có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung25. Đối với hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, quan hệ phối hợp thể hiện trong trình tự, thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung để quá trình tố tụng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Thẩm phán tiến hành nghiên cứu hồ sơ phát hiện những thiếu sót, những hành vi vi phạm tố tụng, thiếu chứng cứ chứng minh tội phạm trong quyết định truy tố, phát hiện đồng phạm hoặc người phạm tội khác,… từ đó ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát tiến hành củng cố hồ sơ, đảm bảo việc truy tố có căn cứ. Điều này thể hiện sự phối hợp trong việc giải quyết vụ án.

Quan hệ phối hợp tốt giữa hai cơ quan tiến hành tố tụng là Viện kiểm sát và Tòa án góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án mà không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, mọi hành vi vi phạm pháp luật hình sự đều được xử lý cơng minh, kịp thời, đúng pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa được tơn trọng và tăng cường lịng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Mối quan hệ chế ước giữa Viện kiểm sát và Tòa án:

25

Pháp luật nước ta xác lập quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát không những là quan hệ phối hợp mà còn là chế ước. Sự tác động qua lại của hai chủ thể này trong những điều kiện nhất định giúp cho việc thực thi công vụ đúng đắn, tránh lạm quyền. Nói cụ thể ra là đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự tránh sai sót, vi phạm pháp luật dẫn đến việc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhà nước và xã hội.

Trong TTHS, quan hệ chế ước giữa Tòa án và Viện kiểm sát thể hiện rõ nét nhất ở hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Sự chế ước thể hiện thông qua việc giám sát, kiểm tra lẫn nhau của các cơ quan có thẩm quyền THTT, cụ thể là Tòa án và Viện kiểm sát để phát hiện kịp thời những thiếu sót, sai phạm trong các giai đoạn tố tụng. Quan hệ chế ước thể hiện trong việc xác định căn cứ trả điều tra bổ sung và nội dung cần điều tra bổ sung. Trong giai đoạn xét xử, Tịa án có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng chỉ trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có các căn cứ được quy định trong BLTTHS năm 201526 và được hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn. Viện kiểm sát có quyền giữ nguyên quan điểm truy tố nếu Viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án27 và theo nguyên tắc xét xử cũng như quy định về giới hạn của việc xét xử thì Tồ án vẫn tiến hành xét xử vụ án28. Việc BLTTHS năm 2015 quy định giới hạn việc xét xử và giới hạn số lần trả hồ sơ của Toà án29 cũng đã thể hiện sự chế ước của Viện kiểm sát đối với Toà án. Dù thể hiện quan hệ chế ước giữa Viện kiểm sát và Toà án, nhưng quan hệ đó phải trên cơ sở đảm bảo thực hiện đúng chức năng tố tụng của mỗi ngành, phải phù hợp và hỗ trợ đắc lực cho nguyên tắc tranh tụng theo tiến trình cải cách tư pháp hiện nay.

Mức độ chế ước thể hiện cụ thể trong những quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào q trình giải quyết VAHS. Có sự phối hợp chặt chẽ thì tính chế ước sẽ giảm và ngược lại. Do vậy cần thiết có những quy định mở trong quan hệ phối hợp đảm bảo hoạt động và hành vi tố tụng được tiến hành nhịp nhàng, hạn chế sự chế ước lẫn nhau.

26 Điều 280 BLTTHS năm 2015;

27 Khoản 2 Điều 246 BLTTHS năm 2015;

28 Khoản 3 Điều 280 BLTTHS năm 2015;

29

Tóm lại, trong hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung, mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát là mối quan hệ phối hợp, chế ước nhưng khơng làm mất đi tính độc lập của mỗi ngành, phối hợp nhưng không bao biện lẫn nhau. Trong quan hệ phối hợp cơ bản là để giải quyết những vướng mắc, bất cập trong hoạt động TTHS. Trong quan hệ chế ước, cơ bản là nhằm tránh lạm quyền trong thực hiện chức năng tiến hành tố tụng đối với Toà án và Viện kiểm sát. Trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay, thì mối quan hệ giữa Tồ án và Viện kiểm sát cần được xây dựng theo hướng phối hợp, chế ước nhưng phải đảm bảo tính độc lập của người tiến hành và trên cơ sở đảm bảo thực hiện đúng chức năng xét xử của Toà án và tăng cường yếu tố tranh tụng30.

Một phần của tài liệu Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)