VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG CỦA TÒA ÁN,
MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về việc Tịa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung hồ sơ để điều tra bổ sung
2.1.1. Những điểm mới của chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án
Trong quá trình phát triển của khoa học luật TTHS, chế định Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung được quy định lần đầu tiên tại Điều 154 BLTTHS năm 1988, sau đó được sửa đổi và bổ sung tại các Điều 121, Điều 176 và Điều 179 của BLTTHS năm 2003. Bên cạnh đó, một số nội dung của chế định này cũng được đề cập trong những văn bản hướng dẫn thi hành như:
- Thông tư liên tịch số 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày 8/12/1988 của TANDTC, VKSNDTC Hướng dẫn thi hành một số quy định trong BLTTHS; - Cơng văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 của Tịa án nhân dân tối cao về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ;
- Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003;
- Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 (sau đây gọi tắt là TTLT 01/2010) của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
Hiện nay, chế định Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung được quy định trong BLTTHS năm 2015 tại các Điều 174, Điều 246 và Điều 280. Theo đó, Thẩm phán và Hội đồng xét xử ra Quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung nhằm khắc phục những thiếu sót trong q trình điều tra, truy tố, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đúng quy định pháp luật.
Kế thừa các quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong BLTTHS năm 2003 và Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 quy định việc phối hợp giữa các CQTHTT trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, BLTTHS năm 2015 tiếp tục quy định chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng có một số điểm mới cơ bản như: BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ hơn Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố31; Về hình thức của Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và việc Cơ quan điều tra thực hiện Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung được cụ thể hóa ở Thơng tư liên tịch số 01/2010 đã được luật hóa trong BLTTHS năm 2015. Khi có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của Cơ quan điều tra là bắt buộc, quy định trong BLTTHS có tính ràng buộc cao hơn32; … Trong đó có các điểm mới liên quan đến chế định Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
Thứ nhất, về số lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đã giới hạn cụ thể trong
giai đoạn chuẩn bị xét xử Tịa án có quyền trả hồ sơ u cầu điều tra bổ sung một lần và tại phiên tịa Tịa án có quyền trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung một lần33. Quy định này thể hiện sự chặt chẽ, tránh sự tùy tiện, lạm dụng việc trả hồ sơ để kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Tuy nhiên, số lần trả hồ sơ vẫn đang được hiểu theo nhiều cách và nảy sinh nhiều vấn để cần giải quyết34.
Thứ hai, về căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, BLTTHS năm 2015 quy
định gồm có bốn căn cứ35
, nhiều hơn một căn cứ so với BLTTHS năm 200336. BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm căn cứ “Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can”37
, theo đó, nếu có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì cũng được xem là căn cứ để Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
31 Khoản 5 Điều 236 BLTTHS năm 2015
32 http://vksbacgiang.gov.vn/baiviet/71/7584
33
Khoản 2 Điều 174 BLTTHS năm 2015
34 https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/tra-ho-so-dieu-tra-bo-sung-mot-so-de-xuat-hoan-thien
35 Khoản 1 Điều 245 và Khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015
36 Khoản 1 Điều 179 BLTTHS năm 2003
37
Thứ ba, BLTTHS năm 2015 cũng luật hóa một số nội dung mới như trường
hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nếu xét thấy có thể bổ sung chứng cứ, tài liệu thì Viện kiểm sát có thể trực tiếp bổ sung mà không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra38
hoặc trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ39
. Điều này tạo sự chủ động cho Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết VAHS, hạn chế được tình trạng giải quyết vụ án kéo dài.
Thêm vào đó, chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng được quy định trong Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 (gọi tắt là TTLT 02/2017). Quy định việc phối hợp giữa các CQTHTT trong việc thực hiện một số quy định của BLTHTS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung. TTLT 02/2017 đã quy định cụ thể hơn các điều kiện trả hồ sơ điều tra bổ sung40, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Một mặt góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong việc giải quyết VAHS, mặt khác giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp chặt chẽ hơn từ công tác điều tra, truy tố đến xét xử. Kiểm sát viên và Thẩm phán chủ động trao đổi trước đối với những vụ án dự kiến phải trả hồ sơ, qua đó hạn chế những trường hợp khơng cần thiết phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung .
2.1.2. Những trường hợp Tịa án có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung
BLTTHS quy định việc Toà án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung nhằm khắc phục những thiếu sót trong q trình điều tra, truy tố góp phần quan trọng đảm bảo cho Toà án xét xử các VAHS một cách khách quan, tồn diện và chính xác theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào Tịa án cũng được quyền trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung, mà việc trả hồ sơ của Tòa án phải thỏa mãn những căn cứ (hay điều kiện) nhất định theo quy định của BLTTHS. Cụ thể, tại Điều 280 BLTTHS năm 2015 có quy định Thẩm pháp chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp41:
38
Điều 246 BLTTHS năm 2015
39 Khoản 2 Điều 280 BLTTHS năm 2015;
40 Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch số 2/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày
ngày 22 tháng 12 năm 2017;
41
- Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS năm 2015 mà không thể bổ sung tại phiên tịa được;
- Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm;
- Có căn cứ cho rằng cịn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
- Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Theo nội dung trên, BLTTHS năm 2015 đã quy định bốn căn cứ Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhiều hơn một căn cứ so với BLTTHS năm 2003. Theo ý kiến của tác giả, thực tế thì căn cứ thứ hai “Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác”42 đã được tách ra làm hai căn cứ: “Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm”43 và “Có căn cứ cho rằng cịn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can”44
. Về mặt diễn đạt điều luật đã sửa đổi và bổ sung thêm một số từ ngữ nhằm nâng cao sự chính xác về kỹ thuật xây dựng văn bản.
Cũng theo quy định trên, Toà án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố để yêu cầu để điều tra bổ sung trong hai thời điểm sau:
Một là: trong quá trình chuẩn bị xét xử, thông qua việc nghiên cứu hồ sơ Thẩm phán được phân cơng chủ toạ phiên tồ phát hiện những căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung, từ đó ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong quá trình chuẩn bị xét xử.
Hai là: trong quá trình xét xử tại phiên toà sơ thẩm, Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung .
Như vậy, theo quy định tại Điều 280 BLTTHS năm 2015 thì Thẩm phán và Hội đồng xét xử có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau:
42 Điểm b Khoản 1 Điều 179 BLTTHS năm 2003.
43 Điểm b Khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015.
44
Trường hợp 1: Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS năm 2015 mà không thể bổ sung tại phiên tòa được.
Khái niệm chứng cứ được quy định như sau:“Chứng cứ là những gì có thật,
được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”45
. Đồng thời BLTTHS năm 2015 cũng quy định chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn như: vật chứng; lời khai, lời trình bày của những người tham gia tố tụng (người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo); dữ liệu điện tử; kết luận giám định, định giá tài sản; biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; và các tài liệu, đồ vật khác46.
Theo quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015, khi điều tra, truy tố và xét xử VAHS, cơ quan THTT có nghĩa vụ phải chứng minh những vấn đề sau đây:
- Có hành vi phạm tội xảy ra hay khơng, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay khơng có lỗi, do cố ý hay vơ ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng; mục đích, động cơ phạm tội;
- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; - Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
- Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Như vậy, việc thiếu sót một hay một số chứng cứ quan trọng để chứng minh những nội dung nêu trên sẽ không đảm bảo giải quyết VAHS một cách toàn diện,
45 Điều 86 BLTTHS năm 2015
46
khách quan. Việc chứng minh tội phạm, làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án địi hỏi phải có các thơng tin, tài liệu, đồ vật phản ánh sự kiện phạm tội, phản ánh các yếu tố khách quan, chủ quan của tội phạm và các yếu tố liên quan đến người phạm tội. Hay nói cách khác: chứng cứ là phương tiện duy nhất được cơ quan THTT sử dụng để chứng minh trong TTHS. Thông qua các đồ vật, tài liệu, chứng cứ các sự kiện thực tế được xác định, khẳng định và đồng thời cũng phủ định, loại trừ các sự kiện không xảy ra trong thực tế. Khi giải quyết VAHS, trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng, CQĐT, Viện kiểm sát và Toà án cần xác minh những sự việc có liên quan đến tội phạm đang được tiến hành xem xét, cần phải khẳng định được rằng tội phạm đã xảy ra, xác định được người cụ thể đã thực hiện tội phạm và họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện. Tất cả các sự kiện và tình tiết của vụ án phải phù hợp với hiện thực khách quan. Để làm được điều đó, cơ quan THTT phải dựa vào chứng cứ. Thông qua chứng cứ, Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố trước Tồ án đưa ra lời buộc tội đối với bị cáo, còn người bào chữa và người bị buộc tội có thể bác bỏ lời buộc tội hoặc đưa ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Việc nghiên cứu, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ án được tiến hành trên cơ sở của các chứng cứ và chỉ bằng cách dựa vào các chứng cứ mới làm sáng tỏ được những vấn đề cần chứng minh trong VAHS. Thông qua việc phát hiện chứng cứ, xem xét và ghi nhận chứng cứ về mặt tố tụng, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ, đánh giá chứng cứ, cơ quan THTT có thể nghiên cứu đầy đủ và tồn diện các tình tiết của vụ án, xác định sự phù hợp của chúng với hiện thực từ đó tìm ra chân lý khách quan.
Đối với trường hợp này, Tịa án có thể xem xét trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi và chỉ khi phải thỏa mãn đủ hai điều kiện: Thứ nhất, còn thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS năm 2015; Thứ hai, chứng cứ cịn thiếu đó khơng thể bổ sung được trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa.
Những chứng cứ không thể bổ sung tại phiên tịa được có thể hiểu là những chứng cứ mà việc thu thập chúng địi hỏi phải có nghiệp vụ điều tra, phải được tiến hành với điều kiện, hồn cảnh về khơng gian, thời gian, địa điểm nhất định. Chẳng hạn như thiếu chứng cứ xác định tình hình tài sản của bị cáo trong trường hợp cần áp dụng hình phạt tiền; hoặc trường hợp thiếu chứng cứ xác định tuổi
của bị hại trong vụ án hiếp dâm trẻ em thì phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Bởi lẽ, để xác định tình hình tài sản của bị cáo thì phải đến địa chỉ có tài sản, phải có các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú hoặc lời khai của những người có liên quan... Để xác định tuổi của người bị hại cần thu thập các tài liệu như giấy khai sinh, hộ khẩu, học bạ