CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.5. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
3.5.1. Thuận lợi
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cao Lãnh được đặt ngay tại trung tâm của tỉnh, là nơi dân cư sinh sống đông đúc, điều kiện giao thông đi lại dễ dàng, giúp khách hàng thuận tiện trong việc giao dich cũng như hoạt động của ngân hàng được thuận lợi.
Các Phòng nghiệp vụ tại chi nhánh luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản, chế độ, qui định của ngành; quy chế, lề lối làm việc của Chi nhánh.
Việc thực hiện chủ trương tập trung thống nhất toàn Chi nhánh kết hợp phát huy tính năng động, sáng tạo của từng Phịng ban, trong q trình thực hiện có sự chỉ đạo giám sát của Ban Giám đốc.
Tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của cấp ủy, các cấp chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể trong việc mở rộng đầu tư tín dụng theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như trong công tác đôn đốc thu hồi nợ; đồng thời quảng bá, tiếp thị, tuyên truyền thương hiệu Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thơn.
Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở khả năng kiểm sốt chất lượng tín dụng đã đề ra từ đầu năm. Bám sát chủ trương phát triển kinh tế địa phương, ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm.
Sản xuất nông nghiệp của địa bàn chi nhánh phát triển là tiền đề cho việc mở rộng tín dụng nông thôn.
Ngân hàng chi nhánh chiếm thị phần lớn hơn so với các Ngân hàng khác đóng trên địa bàn.
Cơ sở vật chất tại NH được trang bị đầy đủ và chất lượng, ứng dụng chương trình cơng nghệ mới vào các hoạt động NH. Các cán bộ công nhân viên đều nổ lực hồn thành cơng việc được giao.
Thủ tục vay vốn đơn giản, khơng cịn rườm rà, thời gian cấp tín dụng nhanh chóng nên thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
3.5.2. Khó khăn
Mơi trường hoạt động kinh doanh trên địa bàn có sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các tổ chức tín dụng về lãi suất, khuyến mại, cơ sở vất chất,…
Công tác phát động thi đua khen thưởng cịn tồn tại như: Cơng tác sơ, tổng kết từng đợt phát động chưa được thực hiện thường xuyên nên công tác thi đua khen thưởng chưa là công cụ phát huy hiệu quả.
Thu hồi nợ quá hạn chậm, mặc dù đã kết hợp với cơ quan chun mơn (Tịa án có xử lý nhưng kết quả chưa cao). Thiếu kiên quyết trong xử lý nợ, áp dụng các biện pháp xử lí nợ chưa phù hợp; chưa bám sát vào cam kết của khách hàng; chưa kiên trì xử lý những món vay gặp khó khăn trong khâu thu hồi nợ. Dư nợ có tăng trưởng nhưng chưa đạt nghị quyết đã đề ra.
Phí dịch vụ theo quy định của NHNo & PTNT vẫn còn cao so với một số NHTM khác. Chất lượng sản phẩm không đều, khả năng cạnh tranh thấp, tiêu thụ khó khăn; giá cả vật tư, phân bón, xăng dầu đứng ở mức cao, thời tiết diễn biến thất thường. Dịch cúm gia cầm bùng phát đã gây khơng ít khó khăn cho việc thu hồi nợ của chi nhánh.
3.5.3. Phương hướng hoạt động 3.5.3.1. Phương hướng chung 3.5.3.1. Phương hướng chung
Năm 2010, hoạt động kinh doanh của Ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn thành phố Cao Lãnh nói riêng sẽ gặp khơng ít khó khăn, thách thức.
Để xây dựng đơn vị phát triển bền vững, ổn định, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành phố Cao Lãnh phát huy thành tích đạt được, khắc phục những mặt chưa làm được trong thời gian qua; thực hiện tích cực các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNT góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững và duy trì ở mức hợp lí, đảm bảo cân đối an tồn và khả năng sinh lời; đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế tại địa phương. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển thương hiệu Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
3.5.3.2. Các mục tiêu cụ thể
Nguồn vốn huy động: Tăng trưởng tối thiểu 10% Dư nợ tín dụng : Tăng trưởng 22%
Nợ xấu/ tổng dư nợ: <3%
Tỷ lệ thu ngồi tín dụng: Tăng trưởng tối thiểu 50% Thu nhập người lao động khơng thấp hơn năm 2009.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
THÀNH PHỐ CAO LÃNH 4.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
4.1.1. Tình hình nguồn vốn
Đối với một NH, để có thể hoạt động có hiệu quả địi hỏi NH đó phải có nguồn vốn ổn định, vững chắc thì mới có khả năng đảm bảo cho q trình hoạt động kinh doanh của NH được diễn ra thường xuyên và liên tục. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cao Lãnh hoạt động được là dựa vào vốn huy động và vốn điều chuyển (vốn vay NH cấp trên).
Đối với nguồn vốn huy động: Năm 2007, nguồn vốn huy động của NH là
213.833 triệu đồng. Đến năm 2008, con số này tăng lên đạt 224.193 triệu đồng, tăng 10.360 triệu đồng so với năm 2007 (tăng 4,84%). Cuối năm 2009, huy động vốn của NH đạt 231.109 triệu đồng, tăng 6.916 triệu đồng so với năm 2008 (tăng 3,08%). Nhìn chung, nguồn vốn huy động của NH qua 3 năm ngày càng tăng. Điều này cũng dễ hiểu, bởi trong giai đoạn 2007-2008 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao ở mức 2 con số, Nhà nước đã phải sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng cao mức lãi suất tiền gửi để thu tiền ngồi lưu thơng vào, nhằm hạn chế khủng hoảng và lạm phát. Mặt khác, việc kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong giai đoạn này cũng gặp rất nhiều khó khăn, tâm lý ngại gặp rủi ro khi đầu tư. Bởi vậy, họ đem tiền gửi tiết kiệm, chờ đợi thời cơ để kinh doanh tốt hơn. Ngồi ra, do NH cịn áp dụng nhiều mức lãi suất huy động như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng,…Tất cả những điều đó góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của NH trong thời gian qua.
So với 2 quý đầu năm 2009, thì 2 quý đầu năm 2010 nguồn vốn huy động có xu hướng giảm, đạt 230.348 triệu đồng, giảm 11.926 triệu đồng (giảm 4,92%). Tuy nguồn vốn có giảm so với 6 tháng đầu năm 2009, nhưng trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh gay gắt như vậy, sự xuất hiện của nhiều NH mới: Ngân hàng Đại Tín, Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Phát triển Đồng Bằng,…làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh bị thu hẹp lại thì con số này là rất khả quan.
Bảng 3: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT TP CAO LÃNH Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 213.833 224.193 231.109 10.360 4,84 6.916 3,08 Vốn điều chuyển - - - - - - - Tổng nguồn vốn 213.833 224.193 231.109 10.360 4,84 6.916 3,08
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Bảng 4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008, 2009, 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 196.128 242.274 230.348 46.146 23,53 (11.926) (4,92) Vốn điều chuyển - - - - - - - Tổng nguồn vốn 196.128 242.274 230.348 46.146 23,53 (11.926) (4,92)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)
Đối với nguồn vốn điều chuyển: đây là nguồn vốn vay từ NH cấp trên. Do
nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên mà vẫn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này cho thấy chi nhánh đã chủ động trong nguồn vốn cho vay của mình, có những chính sách hợp lý trong việc thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân.
4.1.2. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại (NHTM). Hoạt động này mang lại nguồn vốn để NH có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ NH cho khách hàng. Vốn huy động bằng nguồn tiền gửi tiết kiệm là một dịch vụ quan trọng của NH nhằm tạo điều kiện cho người gửi tiền có một khoản thu nhập thơng qua lãi suất với mức độ an toàn. Nguồn vốn huy động bao gồm: tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi dân cư, kỳ phiếu, tiền gửi của tổ chức tín dụng.
Bảng 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT TP CAO LÃNH
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2008/2007 2009/2008 Chỉ
tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền %
TG KKH 5.593 6.483 5.379 890 15,91 (1.104) (17,03) TG ngắn hạn 178.928 189.622 216.537 10.694 5,98 26.915 14,19 TG trung hạn 29.312 28.088 9.193 (1.224) (4,18) (18.895) (67,27) Tổng cộng 213.833 224.193 231.109 10.360 4,84 6.916 3,08
Bảng 6: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008, 2009, 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2009/2008 2010/2009 Chỉ
tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền %
TG KKH 3.150 4.583 5.351 1.433 45,49 768 16,76 TG ngắn hạn 186.779 225.571 216.803 38.792 20,77 (8.768) (3,89) TG trung hạn 6.199 12.120 8.194 5.921 95,52 (3.926) (32,39) Tổng cộng 196.128 242.274 230.348 46.146 23,53 (11.926) (4,92)
(Nguồn: Phịng Kế hoạch - Kinh doanh)
Đối với tiền gửi khơng kỳ hạn: Có sự biến động qua các năm nhưng chiếm
tỷ trọng không lớn. Cụ thể, năm 2007, tiền gửi không kỳ hạn (KKH) là 5.593 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,6%. Đến năm 2008, con số này đạt 6.483 triệu đồng, tăng 890 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,91%, chiếm tỷ trọng 2,9% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là loại tiền gửi mà khách hàng được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt, khơng bị ràng buộc về mặt thời gian. Nó phục vụ cho nhu cầu giao dịch, thanh toán như trả tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt,…, khách hàng gửi tiền vào NH khơng vì mục đích hưởng lãi, mà vì nhu cầu giao dịch, thanh tốn, chính vì vậy mà NH cần thu hút và cung cấp thêm dịch vụ có nhiều tiện ích, an tồn, nhanh chóng và chính xác. Mặt khác, tiền gửi không kỳ hạn thường có chi phí sử dụng vốn rất thấp, góp phần làm giảm chi phí hoạt động của NH. Nhưng đến năm 2009, tiền gửi tiết kiệm KKH giảm xuống còn 5.379 triệu đồng, giảm 1.104 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ giảm là 17,03%, chiếm tỷ trọng 2,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Chính vì ngun nhân linh hoạt, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào và sự không ổn định của loại vốn huy động này đã làm cho tình hình huy động vốn không kỳ hạn năm 2009 của chi nhánh bị giảm xuống.
So với cùng kỳ năm 2009, thì tình hình huy động vốn của NH đối với loại tiền gửi này trong nửa đầu năm 2010 tăng 768 triệu đồng (tăng 16,76%). Điều này chứng tỏ trong năm 2010, KH ưa thích các dịch vụ mà NH đã cung cấp, NH tiếp tục cung cấp thêm nhiều giao dịch, thanh tốn bằng thẻ ATM. Do chi phí sử dụng vốn của loại tiền gửi này thấp, nên NH cần thu hút thêm lượng vốn huy động từ loại tiền gửi này nhằm hạ thấp chi phí hoạt động, nâng cao lợi nhuận cho NH.
Đối với tiền gửi ngắn hạn: Năm 2007, tiền gửi ngắn hạn là 178.928 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 83,7% trong tổng số nguồn vốn huy dộng. Đến cuối năm 2008, con số này đạt 189.622 triệu đồng, tăng 10.694 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,98%, chiếm tỷ trọng 84,6% trong tổng số nguồn vốn huy động. Sang năm 2009, tiền gửi ngắn hạn đạt 216.537 triệu đồng, tăng 26.915 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,19%, chiếm tỷ trọng 93,7% trong tổng nguồn vốn huy động của NH. Ta thấy, tiền gửi ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Lý giải điều này là do lãi suất loại tiền gửi này có xu hướng tăng dần qua các năm, rất hấp dẫn khách hàng. Mặt khác người gửi tiền rất ưu thích gửi trong ngắn hạn vì khi đó họ có thể rút tiền ra sau một kỳ hạn ngắn với mức lãi suất cao, nhằm phục vụ cho nhu cầu vốn khi cần thiết. Điều này chứng tỏ đây là loại tiền gửi mà NH đang chú trọng huy động và là nguồn vốn chủ yếu cho NH hoạt động kinh doanh, vì nguồn vốn này có tính ổn định với chi phí sử dụng hợp lý.
Bảng 7: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT TP CAO LÃNH
Đơn vị tính: %/ tháng
(Nguồn: Phịng Kế hoạch - Kinh doanh)
Riêng 2 quý đầu năm 2009 nguồn vốn huy động của loại TG này là 225.571 triệu đồng, sang năm 2010, con số cùng kỳ này giảm xuống còn 216.803 triệu
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tiền gửi KKH 0,2 - 0,25 0,25 0,2
Tiền gửi ngắn hạn 0,21 - 1,47 0,29 - 1,47 0,2 - 1,4 Tiền gửi trung hạn 0,58 - 1,5 0,68 - 1,5 0,6 - 1,5
đồng, giảm 8.768 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009 (giảm 3,89%). Ta thấy trong năm 2010 nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này giảm so với cùng kỳ năm 2009.
Đối với tiền gửi trung hạn: Cũng giống như tiền gửi KKH, tiền gửi trung
hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007, tiền gửi trung hạn là 29.312 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13,7% trong tổng nguồn vốn huy động của năm. Sang năm 2008, con số này là 28.088 triệu đồng, giảm 1.224 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ giảm 4,18%, chiếm tỷ trọng 12,5% trong tổng nguồn vốn huy động của năm 2008. Đến cuối năm 2009, con số này lại tiếp tục giảm xuống còn 9.193 triệu đồng, giảm 18.895 triệu đồng so với năm 2008 (giảm 67,27%), chiếm tỷ trọng 4% trong tổng số nguồn vốn huy động. Đây là loại tiền gửi có sự ổn định tương đối, có chi phí sử dụng vốn khá cao, người gửi tiền với mục đích hưởng lãi. Ta thấy, loại tiền gửi trung hạn có xu hướng giảm qua các năm, điều này chứng tỏ chi nhánh chưa có chính sách lãi suất thích hợp để thu hút loại tiền gửi này. Ngoài ra, do tâm lý của khách hàng ưa giữ tiền mặt hơn là tiền gửi vào NH, mặt khác, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NH khác hoạt động trên cùng địa bàn đã làm cho mức huy động loại tiền này giảm xuống.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2010, nguồn vốn huy động từ loại TG trung hạn có xu hướng giảm. Đó là do tâm lý của người gửi tiền, họ thích gửi tiền trong thời gian ngắn để tiện việc sử dụng khi cần thiết, mặt khác do sự cạnh tranh của các NH khác trên địa bàn TP nên đã làm cho thị phần của loại TG này giảm xuống trong 6 tháng đầu năm 2010, đạt 8.194 triệu đồng, giảm 3.926 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009 (giảm 32,39%).
Tóm lại, qua cơng tác huy động vốn của NH ta thấy nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng, đạt được kết quả như thế là do sự nổ lực rất lớn của Ban lãnh đạo NH, cùng với tinh thần và thái độ phục vụ ân cần niềm nở với khách hàng của tồn thể nhân viên NH, ln coi uy tín đối với khách hàng là mục tiêu quan trọng hàng đầu cùng với chính sách lãi suất huy động thích hợp tại NH. Mặt khác, để có thể tồn tại và phát triển, hịa nhập vào cơ chế thị trường thì việc đa dạng hóa các hình thức huy động là vấn đề sống còn của NH, nhưng để thực hiện
được phương châm “đi vay để cho vay” thì mục đích cuối cùng của huy động là cho vay để nhằm thu lợi nhuận cho Ngân hàng.
Hình 3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT TP CAO LÃNH
4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠNCỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP